Nếu không may bị bỏng thì mối quan tâm lớn nhất của mọi người là chế độ ăn uống, nên ăn gì và không nên ăn gì cho vết thương nhanh lành, mà không để lại sẹo. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn một số kiến thức về chế độ ăn uống thích hợp cho người bị bỏng.
Lưu ý đầu tiên về chế độ dinh dưỡng cho người bị bỏng chính là tập trung tăng cường sức đề kháng , nhằm tối ưu hoá hiệu năng của hệ thống thực bào, qua đó ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng, giúp vết thương nhanh liền.
- Nên tăng dần lượng protein để bổ sung lượng protein đã mất, đảm bảo da tái sinh và tỷ lệ sống của da cấy. Protein có nhiều trong thịt thịt nạc lợn, thịt bò, sữa để tiếp tế chất đạm cơ bản cần thiết cho tiến trình tái tạo mô mềm. Người dị ứng với sữa có thể thay thế bằng sữa chua.
- Các thực phẩm từ đậu nành như đậu hũ, sữa đậu nành để cung ứng lecithin, chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào nên cũng rất tốt cho người bị bỏng.
- Canh rong biển cũng là thức ăn cần thiết, vì món này có hàm lượng chất đạm dồi dào hơn cả trứng gà lại thêm tiền vitamine A, chất cần thiết hàng đầu cho niêm mạc.
- Món gan bò xào tỏi để cung cấp nhiều kẽm, hoạt chất có công năng gia tốc tiến trình làm lành vết thương.
- Các món ăn chế biến từ cá thu tốt cho người bị bỏng vì cá thu chứa nhiều axít amin, vừa tiếp tế các loại axít béo không thể thiếu trong tiến trình tổng hợp mô sợi dưới da.
- Các loại hoa quả như: cam, bưởi, chanh có chứa nhiều vitamine giúp cơ thể chống nhiễm trùng.
- Các thực phẩm chứa nhiều vitamin A như đu đủ, cà rốt, cà chua,… giúp tăng tiến trình phân hóa của lớp biểu bì nhằm phủ kín vết thương do bỏng nhanh hơn.
- Các thực phẩm chứa nhiều kẽm như: cua, ốc, củ cải, thịt bò giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương
Bệnh nhân bị bỏng thì việc ăn gì, kiêng gì để hạn chế tối đa những biến chứng trong quá trình điều trị bỏng, giúp phục hồi vết bỏng nhanh hơn là rất quan trọng. Dưới đây là một số những thực phẩm mà bệnh nhân bỏng không nên ăn:
-Đồ ngọt (bánh, kẹo) và đồ ăn chế biến sẵn như thịt xông khói là những thực phẩm có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thu chất khoáng và vitamin E (khoáng chất và vitamin E là những chất cần thiết để tái tạo mô mềm, giúp vết thương nhanh liền, ít để lại sẹo).
-Hải sản mặc dù là đồ ăn chứa nhiều đạm tuy nhiên các loại hải sản thường làm cho các vết thương ngoái da ngứa ngáy nhiều hơn. Khiến người bị bỏng càng khó chịu, nhất là thời kỳ đang ăn da non.
- Giai đoạn vết thương đang ăn da non thì ko nên ăn trứng vì trứng có thể khiến vết sẹo bị loang ra không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới quá trình phục hồi vết thương.
- Rau muống chứa nhiều vitamin C và khoáng chất tuy nhiên trong quá trình điều trị bỏng, thì rau muống lại không được lựa chọn trong thực đơn bởi rau muống có thể dẫn đến nguy cơ để lại sẹo lồi trên da.
- Đồ nếp không tốt cho bệnh nhân bỏng vì có thể gây hiện tượng sưng và tạo mủ cho vết bỏng, có thể khiến vết thương viêm nhiễm lâu hơn, lâu lành hơn.
- Thịt gà mà nhất là da gà thường gây ngứa đối với các vết thương ngoài da vì vậy nếu đang trong quá trình điều trị bỏng thì không nên ăn da gà.
- Bia, rượu, thuốc lá không có lợi cho người đang trong quá trình bị bỏng.
Trên đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống khi bị bỏng, hy vọng với những thông tin này bệnh nhân bỏng sẽ sớm phục hồi vết thương, không để lại biến chứng.
Lưu ý khi bị bỏng: Nếu bị bỏng nhẹ có thể tự điều trị tại nhà. Trường hợp bỏng nặng cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Theo www.thaythuoccuaban.com tổng hợp.