Bài thuốc chữa bệnh - Banner
HOME MENU Bài thuốc chữa bệnh - Tìm kiếm

MÙA THU ĂN GỪNG ĐỘC HƠN THẠCH TÍN?

Có phải mùa thu ăn gừng độc hơn thạch tín không?

Cách đây không lâu khi điều trị cho 1 bệnh nhân, anh này có hỏi tôi: “Dân gian vẫn truyền tai nhau rằng: Buổi sáng ăn gừng bổ nhân sâm, buổi tối ăn gừng độc hơn thạch tín. Có người còn bảo là: Mùa thu ăn gừng độc hơn ăn thạch tín. Trong khi bây giờ đang là mùa thu, mà đơn thuốc thầy kê cho em lại cho thêm 3 lát gừng tươi vào sắc cùng với thuốc. Vậy thuốc này có gừng thì có thể uống vào mùa thu được không? Buổi tối có nên uống thuốc này không?”

Và cũng có 1 số bệnh nhân hỏi tôi Nhiều món ăn phải cho gừng vào mới ngon như: cánh rau ngót cá rô, canh rau cải nấu cá,… nếu nấu vào buổi tối thì có ăn được không? Ăn vào có bị hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sinh mạng không?

Để trả lời những thắc mắc này tôi có tham khảo nhiều tài liệu y học của Trung Quốc cũng như của Việt Nam. Đúng là cũng có nhiều tài liệu có nhắc tới việc ăn gừng vào buổi sáng, không ăn vào buổi tối, trong 1 năm thì không nên ăn gừng vào mùa thu, và đưa ra những lý giải của họ. Xin được chía sẻ để các bạn cùng biết:

Trong sách vẫn còn những người khác đưa ra những lý giải về gừng: Dược Vương Tôn Tư Mạo nói: Đến tháng 8, tháng 9 nếu ăn nhiều gừng thì đến mùa xuân dễ mắc bệnh về mắt, giảm thọ, giảm sức mạnh của gân cơ. Đối với người phụ nữ đang mang thai mà ăn gừng nhiều, làm cho thai nhi bị doanh chỉ. Ý của Tôn Tư Mạo là: Đến mùa thu ăn gừng nhiều thì ảnh hưởng đến sức khỏe và phụ nữ đang mang thai mà ăn gừng nhiều thì thai nhi sẽ phát triển không thuận lợi.

Tác dụng của gừng

Còn theo tác giả Lý Thời Chân, sau khi trải nghiệm ăn gừng, ông đã đúc kết rằng: Ăn gừng nhiều vào mùa thu sẽ tích nhiệt vào mắt, mắt sẽ nảy sinh ra bệnh. Đối với người bị trĩ, ăn gừng nhiều kèm uống rượu sẽ làm cho bệnh trĩ dễ tái phát.  Nếu người nào đã có ung nhọt rồi mà vào mùa thu lại ăn gừng thì ung nhọt sẽ càng phát triển.

Ăn gừng mùa thu tích nhiệt ở mắt

Nên về mặt cơ bản ta thấy mùa thu là không nên ăn gừng, nhìn sâu hơn về lý luận đông y ta thấy: gừng vị cay tính nóng, thuộc nhiệt tính. Ăn gừng thì dễ nóng, dễ bốc hỏa. Mùa thu thời tiết khô hanh, táo khí (không khí khô) tổn thương phế, cộng thêm ăn gừng cay vào, lại càng dễ làm tổn thương phổi hơn, gây tăng mất nước,  khô khan trong cơ thể khó thở hại phế lại thêm gừng nhiều gừng vào dễ dẫn đến hại phế. Vì thế mùa thu không nên ăn gừng. Nhưng liệu có phải tất cả mọi người ăn gừng vào mùa thu, ăn gừng vào buổi tối đều hại cho sức khỏe không?

Ăn gừng vào mùa nào? Ai nên ăn gừng?

Khi nói về tác dụng của gừng, trong cuốn Bản thảo cương mục của Lý Thời Chân có viết: Gừng có vị cay, tính ấm, không độc, chủ trị bụng đầy, chướng, nôn không dừng. Đau bụng do lạnh. Như vậy theo tác giả Lý Thời Chân thì gừng có tính ấm, nóng, và không hề có độc, có thể dùng cho những bệnh nhân bị lạnh mà sinh ra bệnh. Ví dụ như bệnh đầy bụng, trướng bụng do lạnh, đau bụng do lạnh.

Gừng tán hàn, giải cảm

Cũng theo sách cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của tác giả Đỗ Tất Lợi có ghi: Theo tài liệu cổ gừng có vị cay tính ấm vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung làm hết nôn, tiêu đờm, hành thủy, giải độc. Dùng để chữa cảm phong hàn, bụng đầy trướng nôn mửa, đàm ẩm sinh ho, giải độc... Ngoài dùng làm thuốc, còn làm gia vị trong nấu ăn.

Ăn gừng mùa thu có độc

Nói đến dùng gừng trong các bài thuốc, thánh Y Tưởng Trọng Cảnh dùng trong các bài về thương hàn 37 phương, Kim Quỹ dùng 31 phương, là 68 phương dùng gừng trong tổng số 113 phương. Ông dùng gừng để khử hàn, giảm đau, chống ho, cầm nôn, bổ khí, dùng gừng để chữa bệnh sốt nhiều, bở vì gừng vẫn cần trong phối hợp với các vị thuốc, không những để điều trị mà còn để phối hợp và điều hòa các vị thuốc.

Kết luận: Từ kinh nghiệm chữa bệnh và dùng thuốc của tôi mà thấy thì công dụng chữa bệnh của gừng rất lớn, còn tác dụng phụ thì khi phối hợp dùng thuốc là không đáng kể. Riêng đối với người có thể chất dễ bị lạnh, hoặc bệnh nhân bị lạnh thì dù có là buổi tối hay mùa thì dùng gừng chữa bệnh cũng không có tác hại gì, do đó không cần phải kiêng gừng.

Còn nếu bệnh nhân thuộc nhiệt tính thì dù là buổi sáng hay các mùa khác cũng không nên ăn nhiều gừng. Những người huyết áp cao, mặt hay đỏ, mồm miệng hay bị nhiệt, hay bị chảy máu chân răng thì không nên ăn gừng. Những người dễ bị lạnh, hàn tính, buổi tối mùa thu mà có ho do lạnh, đau bụng do lạnh, nôn mửa do lạnh, uống nước gừng nóng vào có thể giảm ho, giảm đau bụng, nôn mửa.

Bây giờ các bạn có thể hiểu rõ hơn về câu: Buổi sáng ăn gừng bổ nhân sâm, buổi tối ăn gừng độc hơn thạch tín là không phải là tuyệt đối đúng, mà chỉ đúng trong một số trường hợp. Do đó làm sao để ăn gừng là căn cứ vào cơ thể của bạn, vào thể chất của bạn là hàn hay nhiệt. Người ở thể nhiệt dù ăn gừng vào mùa nào cũng không tốt, còn người ở thể hàn thì dù có ăn gừng vào mùa thua cũng không sao. Và đặc biệt cần phải chú ý liều lượng khi sử dụng.

Nên ăn gùng vào mùa thu

Dùng gừng để phân biệt cơ thể hàn nhiệt như nào?

Mách nhỏ bạn một cách để phân biệt cơ thể của mình là hàn hay nhiệt. Nếu như hôm trước bạn ăn gừng mà sáng hôm sau bạn thấy rỉ mắt của mình nhiều hơn, mồm miệng thấy khô hơn thì cơ thể bạn thuộc nhiệt tính. Còn nếu không thấy các biểu hiện trên thì cơ thể bạn thuộc hàn tính. Bạn có thể làm thử 1 ngày để phân biệt.

Trường hợp nếu bạn không thể phân biệt được cơ thể của mình là hàn hay nhiệt, hoặc muốn được tư vấn sâu hơn, kỹ hơn về sức khỏe thì bạn có thể liên hệ với Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn (Hotline 18006834) để được các thầy thuốc hỗ trợ.

Tham khảo mẹo hay chữa ho từ gừng

 

Theo thaythuoccuaban.com

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

Tư vấn sức khỏe trực tuyến Tư vấn sức khỏe trực tuyến Chia sẻ facebook Tư vấn sức khỏe trực tuyến


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Tư vấn sức khỏe trực tuyến  Tư vấn sức khỏe trực tuyến   Đầu trang