Bài thuốc chữa bệnh - Banner
HOME MENU Bài thuốc chữa bệnh - Tìm kiếm

Chế độ ăn uống kiêng kị cho phụ nữ có thai

1. Nhu cầu dinh dưỡngChế độ ăn cho phụ nữ có thai của phụ nữ có thai

Chế độ ǎn uống của người mẹ có vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển của thai nhi. Người mẹ phải ǎn uống cho mình và cho cả con trong bụng. Trong suốt thời kỳ có thai, người mẹ cần tǎng được từ 10kg đến 12kg và không nên tăng quá 18kg, như thế vừa tốt cho thai nhi và bạn cũng không phải lo lắng nhiều về vấn đề cân nặng của bạn sau khi sinh. Những trường hợp người mẹ bị thiếu ǎn hoặc ǎn uống kiêng khem không hợp lý chính là nguyên nhân của suy dinh dưỡng trong bào thai, trẻ đẻ ra có cân nặng thấp dưới 2500g.

Khi có thai, nuôi con bú, nhu cầu về nǎng lượng và các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn ở mức bình thường vì nhu cầu ngoài đảm bảo cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, sự thay đổi về sinh lý của người mẹ như biến đổi về chuyển hoá, tích luỹ mỡ, tǎng cân, sự tǎng về khối lượng của tử cung, vú, còn cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và tạo sữa cho con bú.

* Tǎng thêm nǎng lượng: Nhu cầu nǎng lượng của bà mẹ có thai 6 tháng cuối là 2550 Kcal/ngày, như vậy, nǎng lượng tǎng thêm hơn người bình thường mỗi ngày là 350 Kcal. Để đạt được mức tǎng này, người mẹ cần ǎn thêm 1 đến 2 bát cơm. Đối với bà mẹ nuôi con bú, nǎng lượng cung cấp tỷ lệ với lượng sữa sản xuất, nhưng nói chung, ở bà mẹ nuôi con 6 tháng đầu, nǎng lượng cần đạt được 2750 Kcal/ngày, như vậy, nǎng lượng tǎng thêm mỗi ngày là 550 Kcal (tương đương với 3 bát cơm mỗi ngày).

* Bổ sung chất đạm và chất béo giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể cho trẻ: Khi mang thai, nhu cầu chất đạm ở người mẹ tǎng lên giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Ngoài cơm (và lương thực khác) ǎn đủ no, bữa ǎn cho bà mẹ có thai cần có thức ǎn để bổ sung chất đạm và chất béo. Trước hết, cần chú ý đến nguồn chất đạm từ các thức ǎn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng lạc. Đây là những thức ǎn giá rẻ hơn thịt, nhưng có lượng đạm cao, lại có chất béo giúp tǎng nǎng lượng bữa ǎn và giúp hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu (vitamin A,D,E). Chất đạm động vật đáng chú ý là các loại thủy sản như tôm, cua, cá, ốc... có điều nên cố gắng có thêm thịt, trứng, sữa. Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối: 70g/ngày, còn đối với bà mẹ cho con bú cần cao hơn 83g/ngày.

* Bổ sung vitamin, chất khoáng và các yếu tố vi lượng: Trong khi có thai cũng như nuôi con bú, với khẩu phần ǎn cân đối sẽ đảm bảo cung cấp vitamin, các chất khoáng và các yếu tố vi lượng. Trong thời kỳ có thai, cần khuyên người mẹ nên ǎn các loại thức ǎn, thực phẩm có nhiều vitamin C như rau, quả, các loại thức ǎn có nhiều canxi, photpho (cá, cua, tôm, sữa... ) để giúp cho sự tạo xương của thai nhi. Các thức ǎn có nhiều sắt như thịt, trứng, các loại đậu đỗ... để đề phòng thiếu máu.

Khi cho con bú, đề phòng bệnh khô mắt do thiếu vitamin A, người ta khuyên người mẹ nên ǎn các thức ǎn có nhiều protein và vitamin như trứng, sữa, cá, thịt, đậu đỗ và các loại rau, quả có nhiều caroten (tiền vitamin A) như rau muống, rau ngót, rau dền, đu đủ, gấc, xoài...

Ngoài ra, nên cho người mẹ trong vòng một tháng đầu sau khi sinh uống một liều vitamin A 200.000 đơn vị để đủ vitamin A trong sữa cho con bú 6 tháng đầu.

2. Chế độ ǎn cho phụ nữ có thai

Trong thời kỳ có thai, nuôi con bú, chế độ ǎn uống rất quan trọng vì có ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ lẫn con. Trong chế độ ǎn, người mẹ không nên kiêng khem, nhưng cũng cần chú ý một số vấn đề nên hạn chế trong ǎn uống như:

- Không nên dùng các loại kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc...

- Giảm ǎn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm.

Trong khi có thai và cho con bú, người mẹ phải ǎn nhiều hơn bình thường.

Trước hết, bữa ǎn cần cung cấp đủ nǎng lượng, nguồn nǎng lượng trong bữa ǎn ở nước ta chủ yếu dựa vào lương thực như gạo, ngô, mỳ... Các loại khoai củ cũng là nguồn nǎng lượng, nhưng ít chất đạm (protein), do đó chỉ nên ǎn trộn, không ǎn trừ bữa. Gạo nên chọn loại gạo tốt, không xay xát quá trắng vì sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B1 chống bệnh tê phù. Trong bữa ǎn, cần cung cấp đủ chất đạm (protein), vì chất đạm cần cho thai lớn, mẹ đủ sữa. Các loại thức ǎn động vật như thịt, cá, trứng sữa có nhiều chất đạm quí. Nhiều loại thức ǎn thực vật cũng giàu chất đạm, đó là các loại họ đậu (đậu tương, đậu xanh, đậu đen), lạc hạt, vừng. Khi có điều kiện, bữa ǎn hàng ngày nên có thêm thịt, cá, nếu không cũng có thêm đậu, lạc. Trong 3 tháng cuối, mỗi ngày nên ǎn thêm 1 quả trứng.

Các thức ǎn như đậu tương, lạc, vừng và dầu mỡ còn cung cấp cho cơ thể chất béo, làm bữa ǎn ngon miệng, chóng tǎng cân và dễ hấp thu các chất dinh dưỡng khác.

Hàng ngày, bữa ǎn của phụ nữ có thai và cho con bú không thể thiếu rau xanh là thức ǎn có nhiều vitamin và chất khoáng. Các loại rau phổ biến ở nước ta như rau ngót, rau muống, rau dền, xà lách... có nhiều vitamin C và caroten. Các loại quả chín như chuối, đu đủ, cam, xoài,... cũng rất cần thiết cho bà mẹ. Nếu có điều kiện, nên ǎn thêm quả hàng ngày.

Các loại thức ǎn nói trên phần lớn có thể dựa vào vườn rau, ao cá và chuồng chǎn nuôi ở gia đình (VAC).

Trong thời gian có thai, cho con bú, nếu người mẹ được sự quan tâm, chǎm sóc chu đáo của gia đình và xã hội, được sự theo dõi đầy đủ của nhân viên y tế, đó là nguồn động viên giúp họ yên tâm, phấn khởi, tin tưởng sinh đẻ được "mẹ tròn con vuông" và nuôi con có nhiều sữa, con cái sẽ khoẻ mạnh, ít ốm đau, bệnh tật.

3. Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng khi có thai

Thiếu máu là bệnh dinh dưỡng hay gặp ở phụ nữ có thai, đặc biệt là ở những người đẻ dày và ǎn uống thiếu thốn.

Bệnh thiếu máu có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ cả mẹ lẫn con.

- Đối với mẹ: Người mẹ thiếu máu thường mệt mỏi, chóng mặt, khó thở khi gắng sức, khi đẻ có nhiều rủi ro. Tỷ lệ tử vong khi đẻ ở những người mẹ thiếu máu cao hơn hẳn ở bà mẹ bình thường. Do đó, người ta đã coi thiếu máu là một yếu tố nguy cơ trong sản khoa.

- Đối với con: Thiếu máu thường gây tình trạng đẻ non và tử vong sơ sinh cao. Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh thường là do mẹ bị thiếu sắt nên lượng sắt dự trữ của cơ thể trẻ thấp. Ǎn uống hợp lý là biện pháp phòng chống bệnh thiếu máu tốt nhất, các thức ǎn có nhiều chất sắt là các loại đậu đỗ, các loại rau xanh (rau ngót, rau dền, rau khoai, rau bí...), các loại phủ tạng như tim, gan, thận...

- Bổ sung viên sắt: Ngay từ khi bắt đầu có thai, tất cả các bà mẹ nên uống viên sắt. Với loại viên có hàm lượng là 60mg sắt nguyên tố, ngày uống một viên trước khi ngủ. Uống liên tục trong suốt thời kỳ có thai đến một tháng sau khi sinh. Để tǎng quá trình chuyển hoá và hấp thu sắt, cần tǎng cường vitamin C, do đó cần ǎn đủ rau xanh và quả chín.

Bài tham khảo

Dinh dưỡng cho bà bầu giúp thai nhi thông minh

Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng cho thai phụ

Các loại hoa quả tốt cho thai phụ

Thực phẩm thai phụ không nên dùng

Chế độ ăn theo độ tuổi thai nhi

Chọn thực_phẩm_an_thai_cho_thai_phụ_

Chế_độ_ăn_phòng_chữa_tiền_sản_giật_

Những món ăn mà thai phụ cần tránh

- Cà phê, trà, các chất kích thích, các món ăn rán (chiên), các loại bánh có nhiều kem, các loại nước uống đóng hộp có nhiều đường đều không phải là những thực phẩm tốt cho phụ nữ đang mang thai. Để giữ gìn sức khỏe trong những ngày đầu xuân, phụ nữ mang thai không nên hoặc hạn chế tối đa sử dụng những loại thực phẩm sau:

- Thực phẩm chế biến sẵn: Đồ hộp hay thức ăn đóng gói sẵn luôn có những chất bảo quản, phẩm màu, gia vị... đều không tốt cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra những loại thực phẩm này lại nghèo vitamin, nhất là vitamin C.

- Chất béo: Đối với những phụ nữ mang thai, chất béo luôn khó tiêu, lại gây tăng cân nhanh.

- Muối: Phụ nữ có thai nên ăn ít muối, bởi lạm dụng muối trong thức ăn sẽ có thể dẫn tới chứng phù, tiền sản giật.

- Đường: Những loại thực phẩm như: bánh, mứt, kẹo có lượng đường quá nhiều, đối với người đang mang thai nên hạn chế vì đường rất dễ gây tăng trọng lượng cơ thể. Nếu lượng đường trong máu người mẹ quá cao rất dễ gây biến chứng không tốt cho cả mẹ lẫn con.

Rượu và thuốc lá: Rượu và thuốc lá luôn là kẻ thù của sức khỏe con người. Đối với phụ nữ mang thai, rượu và thuốc lá làm chậm mọi quá trình phát triển của thai nhi, thai nhi dễ có những bất thường về tâm thần.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, các loại siêu dưỡng chất như folate, choline, axit béo thiết yếu, sắt… có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trí thông minh của trẻ ngay từ trong thai.

Chuyên gia dinh dưỡng Kate Di Prima cho biết, 70% sự phát triển não trẻ xảy ra khi em bé còn trong bụng mẹ. Vì vậy những gì bạn ăn trong quá trình mang thai là rất quan trọng. Bà cho biết thêm: “Bà bầu nên bổ sung bổ sung có khoa học các loại hoa quả, rau củ và các loại sữa giàu canxi cộng với các loại thịt, cá, thịt gà, cây họ đậu điều độ mỗi ngày để con cái được thông minh và khỏe mạnh”.

Dưới đây là danh sách những loại siêu thực phẩm sẽ giúp bé phát triển thông minh hơn ngay từ trong bụng mẹ:

Các axit béo thiết yếu

Các loại axit béo cần thiết như DHA, AA rất quan trọng cho phát triển mắt, não, hệ mạch và hệ thần kinh của thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng cuối khi bộ não của bé đang phát triển rất nhanh. Bà bầu cần chú ý bổ sung các axit béo trong ba tháng cuối thai kì và trong 18 tháng đầu sau khi bé chào đời.

Các nguồn thực phẩm giàu DHA và AA là cá ngừ, cá hồi, dầu cá, gan và trong sữa mẹ. Một nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra rằng, khi mẹ bổ sung nhiều dưỡng chất DHA giúp em bé có những giấc ngủ ngon hơn. Vì vậy bà bầu và phụ nữ nuôi con cần chú ý bổ sung đầy đủ chất béo vào cơ thể.

Các bé sinh non hoặc nhẹ cân thường bị bỏ qua mất giai đoạn quan trọng này và cần được sự chăm sóc đặc biệt, trong đó phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng giàu axit béo omega-3. Các bác sĩ nhi thường khuyên các bà mẹ cho trẻ sinh non bú mẹ hay dùng sữa công thức loại đặc biệt.

Thai phụ nên cố gắng bổ sung các thực phẩm sau trong chế độ ăn hằng ngày:

- Ăn 2 bữa cá/tuần hoặc uống dầu cá nếu không thích ăn cá.

- Ăn các loại hạt như hạt hướng dương, hạt bí, hạnh nhân...

- Ăn các loại ra lá xanh như bắp cải, súp lơ, súp lơ xanh, đỗ xanh

- Ăn các loại dầu thực vật làm từ hạt vừng, hạt hướng dương, đậu nành, canola

- Ăn nhiều đỗ tương và đậu phụ

Folate

Axit folic hoặc folate là một loại vitamin B được tìm thấy chủ yếu trong các loại rau xanh. Bổ sung đầy đủ folate trước khi mang bầu 3 tháng và trong tam cá nguyệt thứ nhất sẽ giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, tủy sống và các vấn đề về não của thai nhi.

Colin

Một loại vitamin B khác nữa là colin. Dưỡng chất này có mối liên quan đặc biệt với trí nhớ của não bộ.

Colin có nhiều trong các loại thực phẩm như trứng, sữa, thịt nạc và đặc biệt trong sữa mẹ.

Bạn cũng có thể bổ sung thêm loại dưỡng chất đặc biệt này với các loại viên nang, viên nén bán trên thị trường.

Sắt

Có mối quan hệ chặt chẽ giữa lượng sắt thấp và sự kém phát triển não bộ của thai nhi trong bụng mẹ. Chính vì vậy, sắt cũng rất cần thiết để não trẻ phát triển toàn diện.

Những loại thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt, cá, ngũ cốc và các loại rau lá xanh đậm.

Trong thời kỳ mang thai chế độ ăn của người mẹ có vai trò quan trọng trong việc quyết định sự phát triển của thai nhi. Một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng sẽ tạo một khởi đầu tốt nhất cho cuộc sống của con bạn sau này

Folate, axit folic

Đây là một thành phần của vitamin B, chất này rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào cũng như cho sự hình thành của tế bào máu. Thiếu Folic acid sẽ dẫn đến thiếu hồng cầu, nguy cơ sảy thai cao, sinh non, con nhẹ cân.

Không những thế nó còn giúp các enzym hoạt động một cách hiệu quả. Một nghiên cứu của các chuyên gia Hà Lan gần đây cho thấy nếu tiêu thụ axit forlic trước khi mang thai còn ngăn chặn cho cơ thể thai nhi không bị khuyết tật ống thần kinh như: não úng thủy (tình trạng thừa dịch não tủy trong não), vô sọ, nứt đốt sống (ống thần kinh đóng không kín do một bộ phận của một hay nhiều đốt sống không phát triển trọn vẹn, làm cho một đoạn tủy sống bị lộ ra) Trẻ bị não úng thuỷ dễ bị liệt, mù, câm, điếc, đặc biệt nếu không được phát hiện và cứu chữa kịp thời, nguy cơ tử vong rất cao. Với tật nứt đốt sống, đứa trẻ sinh ra có thể bị liệt hai chân.

Sự không hoàn thiện của ống thần kinh xảy ra vào ngày thứ 28 sau thụ thai. Do đó, việc bổ sung folic acid phải được tiến hành từ trước thời điểm sự định có thai 3 tháng thì mới có hiệu quả dự phòng khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi.

Thực vật giàu folate: gan động vật, thịt bò nạc, thịt cừu, rau có lá màu xanh xẫm, Súp lơ xanh, rau cần, Cải bắp, măng tây, bông cải, đậu phộng, đậu Hà Lan, súp lơ trắng, củ cải đường, đỗ đen và ớt, ngũ cốc nguyên cám, yến mạch, ngô, men bia, Cam, táo,chanh ngọt, Hạnh nhân và hạt điều

Nước

Nước là chất không thể thiếu trong việc phát triển các tế bào của thai nhi, ngoài ra chúng còn giúp duy trì lượng máu trong cơ thể và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng khác. Nước cũng giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng đường tiết niệu, tiêu chảy. Bạn ăn nhiều thực phẩm như dưa hấu, bưởi, uống sữa và uống nhiều nước. Trong thời gian mang thai cơ thể người mẹ đặc biệt cần nhiều chất lỏng, chủ yếu là nước. Chất lỏng giúp cho người mẹ không bị táo bón, máu tuần hoàn tốt cho cả mẹ và con.

Thai phụ nên ống 8 - 10 cốc nước mỗi ngày. Có thể thay thế nước lọc bằng nước hoa quả, sữa ít béo, súp...

Tăng thêm năng lượng:

Phụ nữ trong thời kỳ có thai, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Nếu như phụ nữ tuổi sinh đẻ nói chung cần 2200Kcal/ ngày thì phụ nữ có thai 3 tháng cuối phải thêm 350Kcal (tức là 2550Kcal/ngày) tương đương với thêm 1 bát cơm đầy mỗi ngày.

Trong đó khoảng 10% lấy từ các chất đạm (thịt, cá, trứng, các sản phẩm sữa và các loại đậu); 35% lấy từ các chất béo (bơ, dầu thực vật, các sản phẩm sữa và lạc); 55% lấy từ cacbon hydrat (bánh mỳ, khoai tây, mỳ, gạo, ngô và các sản phẩm ngũ cốc khác).

Chất đạm và chất béo

Bổ sung chất đạm và chất béo giúp xây dựng và phát triển cơ thể cho thai nhi. Chất đạm còn cần thiết cho quá trình tạo máu, phát triển của các tổ chức trong cơ thể mẹ, cần thiết cho phát triển của thai và rau thai. Chất đạm cần tăng thêm 15g/ngày so với bình thường. Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối: 70g/ngày. Chất béo nên chiếm 20% tổng năng lượng (khoảng 40g).

Trước hết cần chú ý đến nguồn chất đạm từ các thức ăn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng lạc. Đây là những thức ăn có chất béo giúp tăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu (vitamin A,D,E).

Chất đạm động vật đáng chú ý là các loại thủy sản như tôm, cua, cá, ốc... nên ăn thêm thịt, trứng, sữa, phomai, cá, gan, thận động vật...

Chất béo là nguồn cung cấp nhiều năng lượng quan trọng cho bạn, tuy nhiên cũng không nên lạm dụng nhiều quá vì sẽ gây béo phì và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Khi đun nấu nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu ôliu, dầu cọ, dầu ngô, dầu nành, dầu hạt cải.

Đặc biệt chú ý, đối với các món ăn nhiều chất béo vì việc tránh xa các thực phẩm này sẽ khiến cho khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất từ rau xanh giảm sút. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều mỡ động vật, dầu thực vật chuyên dùng rán xào… mà chỉ nên ăn

Bổ sung vitamin:

Vitamin A:

Có vai trò đặc biệt trong hoạt động thị giác, tăng cường miễn dịch trong cơ thể. Thiếu vitamin A sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn và tử vong, gây khô mắt, có thể dẫn đến mù loà vĩnh viễn nếu không được điều trị. Đối với thai nhi, Vitamin A là chất chính hình thành nên da, xương và mắt, đồng thời tạo ra các tế bào cơ bản giúp phát triển các cơ quan nội tạng của thai nhi. Phụ nữ mang thai thiếu vitamin A thường để lại những khiếm khuyết cho trẻ sau này.

Những phụ nữ có tình trạng dinh dưỡng tốt, không cần bổ sung vitamin A trong suốt thời gian mang thai nếu đảm bảo đủ nhu cầu vitamin A 600mcg/ngày bằng cách thức ăn tự nhiên.

Sữa, gan, trứng... là nguồn vitamin A động vật, dễ dàng được hấp thu và dự trữ trong cơ thể. Tất cả các loại rau xanh, nhất là rau ngót, rau dền, rau muống và các loại củ quả có màu vàng, màu đỏ như gấc, cà rốt, xoài, bí đỏ, dưa hấu, đu đủ, đào... là những thức ăn nhiều caroten, còn gọi là tiền vitamin A, vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A.

Vitamin D:

Vitamin D giúp cho sự hấp thu các khoáng chất như canxi, phospho. Nếu cơ thể thiếu vitamin D, lượng canxi chỉ được hấp thu khoảng 20%, dễ gây các hậu quả như trẻ bị còi xương ngay trong bụng mẹ hay trẻ đẻ ra bình thường nhưng thóp sẽ lâu liền.

Những phụ nữ có thai nên có thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt để hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Nên được bổ sung vitamin D 10mcg/ngày, sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như phomát, cá, trứng, sữa, cá hồi, cá thu, cá trích, lòng đỏ trứng gà và sữa.

Vitamin B1: là yếu tố cần thiết để chuyển hoá gluxit. Các loại hạt cần dự trữ vitamin B1 cho quá trình nảy mầm do đó ngũ cốc, hạt điều, và các hạt họ đậu là những nguồn vitamin B1 tốt. Ăn gạo không giã trắng quá, không bị mục, mốc, nhất là ăn nhiều đậu đỗ là cách tốt nhất bổ sung đủ vitamin B1 cho nhu cầu cơ thể (1,1mg/ngày) và chống được bệnh tê phù.

Vitamin B2: tham gia quá trình tạo máu nên nếu thiếu vitamin B2 sẽ gây thiếu máu nhược sắc. Nhu cầu vitamin B2 là 1,5mg/ngày. Vitamin B2 có nhiều trong thức ăn động vật, sữa, các loại rau, đậu, men bia... Các hạt ngũ cốc toàn phần là nguồn B2 tốt nhưng bị giảm đi nhiều qua quá trình xay xát.

Vitamin C: có vai trò lớn trong việc làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt từ bữa ăn, góp phần phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C có nhiều trong các quả chín. Rau xanh có nhiều vitamin C nhưng bị hao hụt nhiều trong quá trình nấu nướng. Đối với phụ nữ có thai, nhu cầu vitamin C là 80mg/ ngày và đối với bà mẹ cho con bú là 100mg. Để đáp ứng đầy đủ các vitamin và khoáng chất như trên, ngoài việc lựa chọn thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên uống loại viên multivitamin và khoáng chất dành cho bà mẹ mang thai hàng ngày theo sự hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng.Đây là chất cơ bản hình thành colagen, giúp phát triển xương, cơ, sụn, mạch máu ở trẻ. Mặt khác, vitamin C còn giúp ngăn ngừa một số loại bệnh ở trẻ. Phụ nữ mang thai cần sử dụng 65-70mg vitamin C mỗi ngày. Cần ăn những thực phẩm như Cải bắp, bông cải, khoai tây, cam, dưa hấu, bưởi. Thức ăn có chứa vitamin C: ớt, cà chua, nho, chanh, dâu, lựu, bưởi...

Vitamin E

Vitamin E cũng vô cùng quan trọng. Vitamin E ngăn ngừa chứng hen suyễn. Những đứa trẻ có mẹ thiếu vitamin E (hấp thụ vitamin E dưới 6mg/ngày) có nguy cơ bị hen suyễn gấp 5 lần những đứa trẻ mà mẹ có đủ vitamin E.

Các nhà khoa học gợi ý rằng, bà bầu nên tăng nồng độ hấp thu vitamin E bằng việc ăn uống những thực phẩm như dầu thực vật, mầm lúa mì, đậu đỗ…

Sắt:

Sắt là một trong những chất vô cùng cần thiết cho cơ thể, bởi vì thiếu sắt sẽ không thể tạo ra được hemoglobin - thành phần tế bào màu đỏ giúp oxy lưu thông trong máu. Phụ nữ mang thai đặc biệt cần nhiều chất này để cung cấp oxy cho thai nhi, với số lượng gấp đôi bình thường. Như vậy, tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ ảnh hưởng đến mức tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh làm tăng nguy cơ bị biến chứng sản khoa (đẻ non, chảy máu sau sinh).

Người mẹ mang thai nên bổ sung 60mg sắt nguyên tố/ngày trong suốt thời gian mang thai đến sau đẻ 1 tháng.

Các loại thực phẩm giàu chất sắt là thịt nạc, cá, trứng, phủ tạng, các loại nhuyễn thể như nghêu, sò, ốc, hến, trong ngũ cốc, đậu đỗ các loại, đặc biệt là tiết đậu nành, mì sợi, hoa quả, bánh mì và các loại rau xanh.

Canxi:

Ai cũng biết canxi giúp cho trẻ phát triển xương đồng thời bảo vệ cho mẹ không bị hao hụt xương trong thời gian mang thai. Canxi còn giúp bà mẹ không bị huyết áp cao, điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển bình thường của não và cơ bào thai.

Canxi tích trữ trong thời gian mang thai tổng số gần 30g tất cả, gần như tương ứng với việc tạo bộ xương thai nhi 3 tháng cuối của thai kỳ. Lượng canxi ăn vào được khuyến cáo là 800- 1000mg mỗi ngày trong suốt thời gian bà mẹ mang thai và cho con bú.

Canxi có nhiều trong tôm, cua, cá (cá mòi), sữa và chế phẩm của sữa, hoa quả, rau lá xanh.

Kẽm:

Kẽm là nguyên tố cần thiết để tạo các tế bào và hỗ trợ hệ thần kinh. Thiếu kẽm gây nên vô sinh, sẩy thai, sinh non hoặc sinh già tháng, thai chết gần ngày sinh và sinh không bình thường. Nhu cầu kẽm của người mẹ mang thai là 15mg/ngày.

Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt, cá, hải sản.

Các nhà khoa học Đức chứng minh được rằng trong mỗi khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai mà có chứa kẽm thì tỉ lệ răng trẻ phát triển tốt sau này cao gấp đôi so với những đứa trẻ bị thiếu kẽm khi mang thai.

Các loại thực phẩm có chứa nhiều kẽm là tôm, cua, cá, sò, hến, sữa, ngũ cốc, thịt, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa. Các thức ăn thực vật như: cám lúa, trứng, các loại hạt... cũng có kẽm nhưng hàm lượng thấp và hấp thu kém.


Iốt: thiếu iốt ở phụ nữ thời kỳ mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non. Khi thiếu iốt nặng, trẻ sinh ra có thể bị đần độn với tổn thương não vĩnh viễn. Trẻ sơ sinh có thể bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, câm, mắt lác. Nhu cầu iốt của phụ nữ mang thai là 175- 200mcg iốt/ngày. Nguồn thức ăn giàu iốt là những thức ăn từ biển như cá biển, sò, rong biển... Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên sử dụng muối, bột canh có tăng cường iốt.

Cacbon hydrat

Theo các nhà khoa học ở Trường đại học Yale (Mỹ), các hợp chất cacbon hydrat trong rau xanh, ngũ cốc không chỉ cung cấp nguồn năng lượng lâu dài cho cơ thể mà những chất xơ trong rau còn giúp ngăn ngừa được cả bệnh tiêu chảy. Những thực phẩm có chứa nhiều cacbon hydrat là gạo, khoai tây, ngô, mì sợi... Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng bạn nên tránh dùng nhiều cacbon hydrat có trong đường.

DHA

Đây là acid béo không no cần thiết thuộc nhóm acid béo Omega 3. Bà mẹ thiếu DHA sẽ phải đối diện với các nguy cơ sảy thai cao, sinh non, sinh con nhẹ cân. DHA cần thiết cho việc phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, sự phát triển hoàn hảo của hệ thần kinh và võng mạc mắt cũng như não bộ của trẻ.

DHA có nhiều trong dầu cá, cá và thuỷ sản, do đó, trước khi mang thai, phụ nữ nên ăn nhiều các loại thực phẩm này để cung cấp đủ DHA cho cơ thể. Nên ăn ít nhất 3- 4 bữa cá một tuần, nhất là các loại cá biển như cá hồi, cá ngừ, cá thu. Ngoài ra, nên ăn các loại thực phẩm có chứa tiền DHA. Đó chính là các acid béo không no như oleic, linoleic, liolenic có nhiều trong một số loại dầu ăn như dầu ô-liu, dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu lạc hoặc các loại quả có chất béo như quả bơ.

Sử dụng hoa quả cho thai phụ

Dinh dưỡng cho bà bầu giúp thai nhi thông minh

Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng cho thai phụ

Các loại hoa quả tốt cho thai phụ

Thực phẩm thai phụ không nên dùng

Chế độ ăn theo độ tuổi thai nhi

Chọn thực_phẩm_an_thai_cho_thai_phụ_

Chế_độ_ăn_phòng_chữa_tiền_sản_giật_

Trái cây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và các khoáng chất cần thiết giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho thai phụ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Chẳng hạn như ma-giê giúp giảm chứng chuột rút ở thai phụ. Selenium giúp ngăn chặn dị tật thai nhi do bất thường trong nhiễm sắc thể. Kẽm giúp giảm nguy cơ sẩy thai, sinh khó và thai lưu. Ka-li có tác dụng ổn định chức năng tim mạch, chống cao huyết áp, rất tốt cho các thai phụ mắc chứng huyết áp cao, Vitamin C tăng cường sức kết dính của thành vách vi mạch, hạn chế tình trạng xuất huyết ở thai phụ…

VitaminC Tốt cho thai phụTuy nhiên, tỷ lệ các vitamin và khoáng chất trong trái cây chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho thai phụ, bạn nên thêm các loại củ, quả, thịt, cá, trứng, sữa…Bên cạnh đó, thai phụ cũng cần chú ý không phải loại quả nào tốt cho sức khoẻ cũng phù hợp với bạn.

I. Cách lựa chọn hoa quả

1. Chọn trái cây hữu cơ

Điều này sẽ đảm bảo rằng loại trái cây bạn ăn hàng ngày không bị nhiễm các loại hóa chất từ thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật. Bạn nên ăn trực tiếp từ những loại trái cây mua tại vườn hoặc những loại đã qua kiểm định an toàn thực phẩm.

2. Trái cây nhiều vitamin C

Vitamin C rất cần thiết trong thai kỳ vì nó sẽ giúp bạn và em bé hấp thụ đầy đủ chất sắt. Vitamin C còn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu khi mang thai, và làm cho răng lợi được khỏe mạnh.

Những loại trái cây giàu vitamin C là bưởi, cam, chanh, đào, táo… Uống một ly nước bưởi, cam, chanh sau khi ăn sáng mỗi ngày rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, cà chua, cũng chứa lượng vitamin C cao, nên ăn thường xuyên như một loại rau. Các loại rau lá xanh cũng là một lựa chọn lý tưởng trong việc hấp thụ Vitamin C.

3. Trái cây giàu axit folic

Axit folic rất cần thiết trong thai kỳ để phòng ngừa các khuyết tật ống thần kinh, ngăn ngừa sinh non cũng như hạn chế các khuyết tật về tim. Vì vậy, bà bầu không thể thiếu loại dưỡng chất đặc biệt quan trọng này.

Axit folic có nhiều trong một số loại trái cây màu vàng sẫm như quả mơ, quả đào… Ăn mơ khô vào buổi sáng là cách rất tốt để hấp thụ axit folic và là điều cần thiết cho sự hình thành của protein vì nó có tác dụng hỗ trợ các enzyme tiêu hóa thức ăn.

4. Các loại quả mọng

Các loại quả mọng được gọi là siêu thực phẩm đối với bà bầu vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa, axit folic, chất xơ và vitamin C.

Vai trò của chất chống oxy hóa trong thời gian mang thai có thể nhiều người chưa biết. Theo kết quả nghiên cứu gần đây, phụ nữ có chế độ ăn bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng này vào cơ thể sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì cho trẻ.

Nghiên cứu cũng cho thấy có một mối liến hệ giữa lượng chất chống oxy hóa và tỷ lệ giảm nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật. Vì vậy, phụ nữ đặc biệt là bà bầu nên bổ sung những loại thực phẩm giàu dưỡng chất này vào cơ thể mỗi ngày.

5. Trái cây tươi có vị chua

dâu tây, đào, kiwi, lựu, nho... đều là những loại quả có vị chua. Những loại quả này chứa rất nhiều axit folic một chất vô cùng quan trọng cho sự phát triển ống thần kinh của bào thai. Nếu trong quá trình mang thai mà thiếu axit folic thì sẽ có nguy cơ thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh, gây nứt đốt sống hoặc thai nhi không có não. Vì vậy thai phụ hãy ăn nhiều những loại quả này để giảm các về dị tật ống thần kinh của thai nhi.

6. Hoa quả khô

Hoa quả khô có thể trở thành bữa ăn vặt ngon miệng, dễ mang bên mình khi bạn thèm đồ ngọt. Có thể chọn mua mơ khô, mận khô, nho khô, chuối khô… để giúp bạn ngon miệng mà không lo bị thừa cân quá mức.

7. Mứt hoa quả

Mứt trái cây rất tiện lợi, có thể mang theo bên mình bất cứ khi nào bà bầu thèm đồ ngọt. Hãy chọn những loại quả sấy như mơ, anh đào, nam việt quất vì chúng giúp chống lại nhiễm trùng tử cung. Nên tránh xa chuối sấy vì nó được chiên qua mỡ và chứa nhiều chất béo.

II. Một số loại quả thai phụ cần chú ý

1. Sầu riêng

Thành phần dinh dưỡng đáng chú ý nhất của loại quả này là vitamin C (chiếm 32%), folate (9%) và ma-gie (8%) (trong 100g). Có thể nói, đây là một loại quả rất tốt cho thai phụ.

Tuy nhiên sầu riêng rất giàu năng lượng, mỗi 100g cung cấp đến 147kcal. Do đó, loại quả này không tốt cho những thai phụ trong nhóm nguy cơ thừa cân, bị cao huyết áp hoặc tiểu đường vì có thể làm bệnh diễn tiến xấu hơn.

2. Xoài

Một cốc nhỏ xoài có hơn 100kalo. Hầu hết năng lượng của xoài là do hàm lượng đường tự nhiên cao. Ngoài vị ngọt dịu của xoài chín, bạn sẽ nhận được 3g chất xơ, vitamin A và vitamin C trong mỗi phần xoài. Ăn xoài là cách giúp bà bầu có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, xoài giàu ka-li (155mg/100g xoài) và can-xi (10mg/100g xoài), rất tốt cho các thai phụ có nguy cơ thiếu sắt. Ngoài ra, xoài còn rất giàu vitamin C (27,7mg/100g xoài), chứa nhiều phenol (chất có chức năng chống ô-xy hoá) và selenium giúp cơ thể chống lại bệnh tim mạch. Vị chua của xoài xanh khiến nó là món ăn vặt hữu hiệu giúp xoa dịu những cơn nôn ói của thai phụ.

Nhưng quá nhiều xoài xanh có thể làm tăng lượng a-xit trong bao tử, gây cảm giác khó chịu như xót ruột, đầy bụng. Thai phụ chỉ nên ăn xoài khi no.

3.Đu đủ

Đu đủ chín có hàm lượng chất xơ cao, giàu vitamin A, E, C, folate và các chất tốt cho thị giác như lutein và lycopene.

Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng đu đủ rất tốt cho những người bị táo bón, đặc biệt là trong thai kỳ, nên họ thường được khuyên ăn nhiều đu đủ để giúp tiêu hoá và đi ngoài tốt hơn.

Tuy nhiên, nếu thai phụ đã được uống viên bổ sung vitamin A có hàm lượng 10.000UI/ngày, cần hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A như đu đủ, cà rốt. Cơ thể hấp thụ quá nhiều vitamin A có thể gây nguy cơ sẩy thai, dị tật thai nhi.

Có quan niệm cho rằng ăn đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh, trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể gây nguy cơ sẩy thai. Đó là do trong đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh, có chứa nhiều chất nhựa kích thích co bóp tử cung. Do đó, thai phụ chỉ nên ăn quả chín, không ăn đu đủ xanh, nhất là trong ba tháng đầu của thai kỳ, giai đoạn nhạy cảm.

4. Dưa hấu

Dưa hấu có 91% là nước, giàu chất chống ô-xy hoá, vitamin A, C, ka-li, magiê. Loại quả này cũng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu phù, giúp xoa dịu những cơn ợ nóng, buồn nôn.

Nhưng nếu ăn quá nhiều lại dễ dàng bị mất nước do cơ thể bài tiết quá nhanh và nhiều lượng nước ra ngoài. Dưa hấu gây đầy bụng, no hơi. Ngoài ra, do dưa hấu có hàm lượng đường cao, thai phụ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng cân nhanh không nên ăn nhiều dưa hấu.

5. Táo

Quả táo chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: axit maclic, tannin… ăn nhiều táo có thể tăng cường sức đề kháng cho thai nhi mặt khác còn giúp bà bầu giữ dáng người tránh thừa cân, béo phì. Với đầy đủ các vitamin, đặc biệt là vitamin C, táo giúp cơ thể chống chọi lại dịch bệnh, giúp ngon miệng và ngủ tốt. Một vài lát táo cắt mỏng khi vừa ngủ dậy cũng giúp giảm buồn nôn vào buổi sáng.

Carbohydrate, kali, sắt, chất xơ và canxi có trong táo rất cần thiết cho sự phát triển của xương và các chức năng ở ruột thai nhi.

Theo trung tâm Hen Suyễn ở Anh, ăn 1 quả táo mỗi ngày khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ thai nhi mắc phải hen suyễn. Táo rất giàu vitamin C, E, giúp bảo vệ phổi, do đó một cách tự nhiên nó sẽ giúp giảm bệnh suyễn và dị ứng.

6. Quả lựu

Đặc biệt là nước ép quả lựu rất tốt cho thai phụ và sự phát triển trí não của thai nhi, giúp đứa trẻ sinh ra giảm nguy cơ bị tổn thương ở não do là quả lựu chứa hàm lượng cao polyphenol có khả năng chống lão hóa và bảo vệ thần kinh. Tuy nhiên, phụ nữ thiếu máu nên hạn chế ăn quả lựu.

7. Quả bơ

Bơ rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, bà bầu ăn nhiều quả bơ trong 3 tháng đầu sẽ sinh con thông minh hơn.

8. Cam

Cam và các loại quả thuộc họ cam quýt rất nhiều dưỡng chất cần thiết như kali, axit folate, potassium, vitamin C và chất xơ mặc dù chúng chứa đến 90% là nước.

Các loại khoáng chất axit folate và folic trong thời gian mang thai rất cần thiết để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh sớm trong thai kỳ và đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh sau này.

Kali có trong nước cam cũng rất tốt trong quá trình trao đổi chất và bổ sung sức khỏe tổng thể cho bạn.

Vitamin C có tác dụng chống cảm lạnh, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn và giúp cho răng cũng như xương em bé khỏe mạnh.

Bên cạnh đó nó rất tốt để điều hòa và ổn định huyết áp nên khá an toàn với nhóm bà bầu cao huyết áp.

Thai phụ nên hạn chế các loại nước cam đóng hộp dù chúng được giới thiệu là nước cam tươi nguyên chất. Các loại nước hoa quả đóng hộp đều được pha chế thêm đường hóa học. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển, bảo quản, một số hộp nước hoa quả có thể bị nhiễm khuẩn khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy… nếu sử dụng.

9. Quả Kiwi

Quả Kiwi rất tiện dụng và bổ dưỡng cho bà bầu vì chúng rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa và axit folic.

10. dâu tây

Với một lượng lớn cacbon hydrat, vitamin C, kẽm, folate và chất xơ, dâu tây là loại quả đặc biệt tốt với bạn. Đặc biệt, trong dâu tây còn chứa chất phytonutrient có khả năng bảo vệ tế bào.

11. Nho

Nho có chứa rất nhiều vitamin như vitamin C, B, PP… Nho có hàm lượng đường cao nhưng thuộc dạng dễ hấp thụ, lại không có tính nóng như đường tron mía và củ cải.

28gr nho khô có chứa khoảng 2gr chất sợi, 1gr protein và 4% lượng sắt cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

12. Quả việt quất

Quả việt quất đông lạnh cũng có thể giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng vốn có. Những quả việt quất mọc hoang có hàm lượng oxy hóa gấp đôi việt quất được trồng thông thường. Thử trộn việt quất với sữa chua để thành món ăn vặt bổ dưỡng.

13. Chuối

Chuối giàu kali giúp giữ nước, giảm hội chứng bồn chồn chân tay cũng như chuột rút ở bà bầu và giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại năng lượng để chống lại sự mệt mỏi do mang bầu đem lại.

Chuối còn chứa tryptophan giúp thúc đẩy giấc ngủ.

Chất sắt, vitamin B6, B12, kali, magiê trong chuối giúp giảm các triệu chứng khó chịu như chóng mặt, buồn nôn vào buổi sáng của thời kỳ thai nghén.

Loại trái cây này cũng giàu đường, chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai.

Giống như táo, chuối cũng chứa nhiều carbohydrate, kali, sắt, chất xơ và canxi cần thiết cho sự phát triển của xương và các chức năng ở ruột thai nhi.

Thai phụ nên cắt nhỏ chuối ra ăn kèm với bột ngũ cốc hoặc trộn với sữa chua, dâu tây, kem hoặc nước cam để làm ra thứ đồ uống tuyệt ngon.

III. Loại quả thai phụ không nên dùng

1. Quả nhãn

Theo Đông y, quả nhãn mùi thơm vị ngọt, thuộc tính ôn nhiệt, có chức năng bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí, dưỡng huyết an thần, rất được ưa chuộng. Tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ăn long nhãn nhiều.

Nguyên nhân là do phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, gây tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, làm cho vị khí ngược lên, dẫn đến nôn mửa, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.

2. Táo mèo

Táo mèo có vị chua, chát, ngọt rất hợp với những bà bầu ốm nghén nhưng loại quả này lại không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai.

Theo nhiều tài liệu ghi lại, táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.

3. Dứa

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa vì loại quả này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai, gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu.

Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai.

Tuy nhiên nếu đã qua ngày sinh dự kiến thì dứa có thể giúp ích cho bạn.

Nhưng nói như vậy không phải dùng dứa để kích thích sinh nở bởi mỗi quả dứa tươi chỉ chứa một lượng bromelain rất nhỏ, phải ăn ít nhất 7 quả dứa tươi/ngày, may ra mới cảm nhận được những cơn co thắt tử cung.

4. Quả đào

Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.

Thực phẩm thai phụ nên kiêng dùng

Ăn uống như thế nào để đảm bảo sức khỏe trong suốt thời kì mang thai là vấn đề rất quan trọng. Và không phải thức ăn nào cũng đều tốt cho bà bầu. Sau đây là những thức ăn mà chuyên gia khuyên các bà bầu nên tránh.

I. Tránh tăng cân quá nhiều:

Béo phì ảnh hưởng đến khả năng mang thai và thừa quá nhiều cân trong thời kỳ mang bầu có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, thai chết lưu, đẻ non v.v...

Thực phẩm không tốt cho bà bầuPhần lớn phụ nữ bị quá cân trước khi mang thai sẽ càng tăng cân nhiều hơn khi mang bầu và khả năng giảm cân sau khi đẻ rất khó. Đây cũng là vấn đề phức tạp liên quan đến sức khỏe sau này của sản phụ.

Hầu hết các chuyên gia đều đi đến thống nhất là những phụ nữ có cân nặng trung bình, trong quá trình mang thai, nếu tăng từ 11 đến 18kg là bình thường. Những phụ nữ trước khi mang thai đã bị quá cân, trong thời gian mang thai chỉ nên tăng từ 7 đến 11kg. Còn những phụ nữ vốn mảnh mai có thể tăng thoải mái hơn từ 11 đến 20kg, tuỳ thuộc vào cân nặng và chiều cao của mỗi người.

Quan trọng hơn là tỷ lệ tăng cân trong suốt quá trình mang thai. Lý tưởng nhất là 3 tháng đầu chỉ tăng ít, khoảng 1-2,5kg (có thể tăng nhiều hơn nếu bạn gầy, hay hoạt động hoặc cao, tăng ít hơn nếu bạn béo, làm việc văn phòng hoặc là người bé nhỏ). Trong 6 tháng cuối có thể tăng từ nửa cân đến nhiều nhất là 1kg sau 1 tuần.

II. Bỏ thói quen ăn kiêng:

Muốn cho đứa trẻ khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ, người mẹ phải được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Thực tế đã chứng minh, sự phát triển của bào thai phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn của người mẹ, hơn nữa, nếu chế độ ăn bất hợp lý, nó có thể gây hậu quả cho trẻ đến tận những năm sau.

III. Không ăn chay dài ngày

Nếu thời kỳ mang thai không chú ý dinh dưỡng, sẽ không cung cấp đủ protein cho thai nhi, số tế bào não của thai giảm, ảnh hưởng đến trí lực của trẻ sau này. Nếu lượng mỡ hấp thụ không đủ, thai không đủ trọng lượng, sức đề kháng kém. Nếu ăn chay, bản thân phụ nữ khi mang thai cũng sẽ thiếu máu, phù nề và cao huyết áp. Các nhà y học của Nhật phát hiện, những đứa trẻ được sinh ra từ bà mẹ ăn chay, sẽ bị thiếu Vitamin B12 ảnh hưởng đến não, sau 3 tháng được sinh ra, đứa trẻ dần dần tỏ ra tình cảm lạnh lùng, nhạt nhẽo, mất khả năng khống chế ổn định đầu, đầu và cổ tay không tự chủ vận động được, ảnh hưởng đến cả hệ thống thần kinh.

IV. Thay đổi cách nấu nướng cho phù hợp với vị giác là việc bà bầu nên làm để không bị chán ăn. Tránh ăn các loại thức ăn gây đầy và lâu tiêu, không tốt cho hệ tiêu hóa như thịt trâu, thịt chó, ba ba.... Cũng không nên ăn các loại gia vị như ớt, tiêu, tỏi, giấm, hành…

V. Không ăn những thực phẩm sống

Thực phẩm sống luôn chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại chưa bị tiêu diệt, đó là những nguy cơ cực kỳ nguy hiểm đối với mẹ bầu và thai nhi. Có thể điểm mặt một số loại như: listeria, E-coli, Toxoplasmosis hay Salmonella… đều tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, nhiễm độc thai nghén, sảy thai, thai lưu, sinh non, tiêu chảy v.v…

Hãy để mắt tới các loại thịt cá chưa nấu chín, thịt tái sống, trứng sống trong món salad caesar, kem trứng, mayonnaise tự chế từ nhà hàng hay gia đình , thịt nướng hoặc hun khói chưa kỹ, cá tươi, sushi, xúc xích và tất nhiên là cả dao thớt không sạch (sau khi thái thịt lại dùng để thái rau sống ăn chẳng hạn).

Các loại thực phẩm đã nấu chín nhưng nếu để tủ lạnh qua đêm cũng không nên tiếc vì lượng vi khuẩn cũng đã đủ để tích tụ trong cơ thể bạn.

Các món sò, ốc, hay cá sống, gỏi cá đều bị cho vào danh sách hạn chế đối với một bà bầu nếu bạn muốn em bé trong bụng khoẻ mạnh trong suốt thời gian mang thai và cả sau đó nữa. Thịt thuỷ sản sống có thể nhiễm thuỷ ngân và các chất ô nhiễm công nghiệp khác. Các chất độc hại này có thể huỷ hoại dây thần kinh và não của thai nhi đang phát triển.

Cá chứa lượng thủy ngân cao mà bạn nên tránh hoàn toàn gồm cá mập, cá kiếm, cá thu, cá cờ Ấn Độ. Hạn chế tiêu thụ cá trê, cá tuyết, cà ngừ, cá hồi, cá minh thái (pollock) và thậm chí là cả tôm.

Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn cá biển ở mức: ăn nhiều nhất là 0,3kg trong một tuần. Và như vậy không có nghĩa là phụ nữ mang thai phải ăn kiêng cá biển hoàn toàn vì cá biển có chứa nhiều omega3 tốt cho sự phát triển trí thông minh của trẻ

Ngoài ra thai phụ cũng không nên dùng các nguyên liệu rau mầm (cỏ đinh lăng, cỏ ba lá và củ cải), nguyên liệu thô và chỉ được nấu chín một phần (gồm cả bánh quy, bánh ngọt).

VI. Không ăn thức ăn nhiều mỡ

Nhiều tư liệu nghiên cứu y học cho thấy, ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư cổ tử cung đều có khuynh hướng di truyền. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều mỡ trong thời gian dài, con cái sau này sẽ có nhiều nguy cơ ung thư hệ thống sinh dục. Đồng thời, thức ăn có chứa nhiều mỡ có thể tăng khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú, nhanh dẫn đến ung thư vú, ảnh hưởng đến sức khoẻ bà mẹ và thai nhi.

VII. Không ăn thức ăn quá nhiều canxi

Phụ nữ mang thai ăn quá nhiều canxi và vitamin D làm cho thai nhi có khả năng bị thừa canxi trong máu, sau khi ra đời, thóp kín quá sớm, xuơng hàm rộng và nhô ra, động mạch chủ bị thu hẹp, vừa không có lợi cho sức khoẻ, vừa ảnh hưởng đến vẻ đẹp sắc mặt của đời sau. Nói chung, trong thời kỳ đầu có thai mỗi ngày cần 800gr canxi, về sau có thể tăng lên 1100gr, ngoài ra không cần bổ sung gì thêm, chỉ cần hàng ngày ăn thịt, cá, trứng là đủ.


VIII. Không ăn nhiều chất chua trong thời kỳ đầu có thai

Phụ nữ mang thai thời kỳ đầu thường kén ăn, chán ăn, buồn nôn, nhiều người thích ăn của chua. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Liên bang Đức phát hiện, Ở thời kỳ đầu mang thai, cơ thể người mẹ hấp thụ chất chua dễ bị tích luỹ trong tổ chức bào thai, ảnh hưởng đến việc sinh trưởng phát triển và sinh sản bình thường của tế bào thai.

IX. Không nên lạm dụng thuốc bổ

Khi phụ nữ mang thai, lượng máu trong hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể tăng rõ rệt, tim làm việc nhiều hơn, huyết mạch trong cổ tử cung, vách âm đạo và ống dẫn trứng luôn trong trạng thái dãn nở, xung huyết. Hơn nữa, chức năng nội tiết trong của phụ nữ mang thai mạnh mẽ hơn. Mặt khác, dịch vị dạ dày ở phụ nữ mang thai tiết ra ngày càng ít đi, có hiện tượng ăn không thấy ngon miệng, dạ dày trướng khí, táo bón. Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai lại thường xuyên uống thuốc bổ như nhân sâm, lộc nhung và các thuốc bổ khác càng khiến cho nội tiết trong mất cân đối, khí thịnh âm hao, phù nề, cao huyết áp, táo bón, thậm chí còn sẩy thai hoặc thai lưu...

XI. Không ăn thực phẩm đã biến chất hoặc chưa được tiệt trùng

Phụ nữ mang thai ăn phải các loại thực phẩm bị nhiễm độc hoặc có độc tố, không chỉ bị trúng độc cấp tính hoặc mãn tính, thậm chí còn hại đến thai nhi. Trong vòng 2 -3 tháng đầu mang thai, phôi thai đang phát triển, nếu độc tố xâm hại, khiến nhiễm sắc thể bị phá vỡ hoặc biến dạng, có khi ngừng phát triển và dẫn đến thai nhi bị chết hoặc sảy thai, có khi bệnh dị tật như bị tim tiên thiên (tim bẩm sinh).

Phô mai bị mốc thì tuyệt đối không được ăn. Bà bầu cũng cần tránh phô mai mềm chưa được tiệt khuẩn như một số phô mai làm từ sữa dê hay sữa cừu. Tất cả các loại phô mai này đều có thể chứa vi khuẩn listeria. Listeria có thể gây nhiễm khuẩn, gọi là chứng listeriosis có thể làm hại bào thai.

Các sản phẩm từ sữa và sữa nhiễm khuẩn cũng không an toàn cho thai phụ. Chúng có thể chứa vi khuẩn khiến thai phụ bị ngộ độc (phụ nữ mang thai càng dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn).

XII. Kiêng tuyệt đối chất kích thích

Chất kích thích là thứ mà nhiều khi chính các bạn không ngờ tới, do thói quen hoặc do không hiểu biết về nó. Chất kích thích đầu bảng tất nhiên là ma túy, chất gây nghiện bởi nó đặc biệt nguy hiểm chứ không riêng gì với bà bầu. Tuy vậy bên cạnh đó thì còn rất nhiều các loại chất kích thích dạng nhẹ hơn, khiến tăng nguy cơ sảy thai, đẻ non, tác động nghiêm trọng tới sức khỏe của bé sơ sinh.

Rượu và thuốc lá là 2 loại chất kích thích cần phải tránh để giảm các nguy cơ dị tật cho thai nhi, sảy thai. Thuốc lá thụ động là điều mà các bà bầu phải lưu ý vì bị tác động ngoài mong muốn và vì vậy cần có biện pháp khuyến cáo đối với người thân & bạn bè đối với việc hút thuốc lá trong nhà hoặc nơi công cộng.

Cà phê và các loại đồ uống chứa caffein (nước tăng lực, nước ngọt có ga, soda, coca…) là loại chất kích thích cần phải hạn chế tiếp theo trong danh mục bởi chúng làm giảm hấp thụ sắt của cơ thể khiến trẻ sinh ra yếu ớt và suy dinh dưỡng, gây tăng nhịp tim và áp lực máu dẫn đến mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn thậm chí là các nguy cơ sảy thai, đẻ non…

Trà và đặc biệt là trà đặc cũng cần phải lưu ý khi chúng có tác dụng tương tự như cà phê, ngoài ra trà làm giảm khả năng hấp thụ sắt rất mạnh và có thể khiến đứa trẻ sinh ra thiếu máu, cơ thể yếu ớt.

Khi có thai cũng không nên ăn uống nhiều đồ lạnh, đề phòng động thai và bị đau bụng ngoài.

XIII. Hạn chế các loại gia vị

Gia vị nêm nếm trong thức ăn hàng ngày tuy chỉ có tác động nhỏ nhưng tích lũy ngày qua ngày lại trở thành những thực phẩm không tốt đối với bà bầu.

Ăn mặn là điều hết sức lưu ý, nhất là khi bạn có thói quen “thèm” vị mặn bởi nó gây nên những nguy cơ huyết áp cao, phù nề, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, tiền sản giật… vào cuối thai kỳ, rất nguy hiểm khi sinh đẻ. Phụ nữ có thai chỉ nên ăn mỗi ngày khoảng 6 gam muối.

Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều đồ ngọt. Các nhà y học thuộc Học viện quốc gia I-ta-li-a phát hiện, nhóm phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều đường có thể sinh ra những đứa con có thể trọng cao và có tỷ lệ dị dạng bẩm sinh cao. Phụ nữ mang thai thì chức năng thải đường của thận sẽ giảm. Ở những mức độ khác nhau, nếu như đường trong máu quá cao, thận của phụ nữ mang thai sẽ làm việc quá tải, không lợi cho sức khoẻ. Mặt khác, tăng lượng đường trong máu, gây tăng cân mất kiểm soát và kéo theo một loạt vấn đề kèm theo.

Các loại gia vị khác như bột nêm, ngũ vị hương, hạt tiêu… tuy không tác động nhiều, nhưng tùy thể trạng từng người có thể làm tiêu hao lượng nước trong đường ruột, làm cho đường ruột giảm bài tiết và khô, kèm theo đó là táo bón.

Các loại gia vị cay như ớt, hạt tiêu, gừng… sẽ khiến bạn nóng bên trong và rất khó chịu trong giai đoạn bầu bí, cùng với đó là hiện tượng táo bón nếu ăn thường xuyên. Hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu và có thể góp phần gây ra hiện tượng máu đóng cục. Vì thế thai phụ dùng lâu không có lợi. Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén có thể dùng gừng nhưng không được quá 4 ngày.

VIII. Những thực phẩm khác

Nước dừa: Uống vừa đủ thì rất tốt, nhưng uống nhiều trong 3 tháng đầu dễ gây lạnh bụng.

Rau sam, nước ép nha đam: được cho là những thứ gây co thắt tử cung rất mạnh có thể khiến sảy thai.

Mì gói

Thai phụ không nên ăn mì gói. Vì các loại mì gói chỉ đem lại năng lượng từ tinh bột trong mì, hầu như không có giá trị dinh dưỡng. Trong khi, nó lại chứa nhiều chất béo không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Sodas

Sodas có chứa nhiều calo và đường; Vì vậy, nếu bạn uống sodas thì bụng của bạn sẽ không còn chỗ để tiếp nhận những loại nước uống bổ dưỡng khác.

Đồ hộp

Trong đồ hộp có chứa một loại vi khuẩn có tên Listeria monocytogene có khả năng xâm nhập vào cơ thể mẹ, gây ra hiện tượng sảy thai và sinh non. Vì vậy, bạn nên hạn chế dùng loại thực phẩm này. Trong trường hợp cần thiết, tốt nhất là bạn hãy đun nóng lại thức ăn trước khi sử dụng.

Đồ ăn ngọt

Đồ ăn ngọt như: bánh, kẹo… là những thứ có chứa nhiều đường, dễ gây hiện tượng tăng cân quá nhanh. Ngoài ra, hàm lượng đường quá lớn chứa trong các loại thực phẩm này cũng có thể gây nguy cơ bệnh tiểu đường cho bé.

Pho mát mềm như phomat feta, dê, camembert, roquefort và phomai Mexico thì nên tránh.

Loại phomat này thường được làm từ sữa chưa được tiệt trùng, có chứa một số loại vi trùng nguy hiểm cho bào thai. Mặc dù đối với người lớn, các loại vi trùng này chỉ gây cúm, nhưng với bà mẹ mang thai thì chúng có thể gây sốt, sẩy thai và nhiều trường hợp phức tạp khác.

Thịt deli

Dù bạn rất thích ăn thịt deli nhưng đây là loại thực phẩm thực sự không nên ăn trong thời gian bầu bí. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học mới đây, khi bà bầu ăn quá nhiều loại thịt này có thể gây hại cho thai nhi trong bụng. Trong trường hợp nguy hiểm còn có thể gây ngộ độc cho thai nhi hoặc dẫn đến sảy thai. Trong trường hợp ăn với một lượng nhỏ, bạn cần chú ý chế biến ở nhiệt độ cao để đảm bảo an toàn nhất.

Trà thảo dược

Không phải tất cả các loại trà thảo dược đều tốt cho bà bầu và thai nhi. Theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu, bà bầu không nên sử dụng trà thảo dược bừa bãi mà cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Ví dụ: long nhãn tính ôn, vị ngọt, rất dễ trợ hoả, phụ nữ mang thai ăn vào chẳng những tăng thêm nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hoà, làm cho vị khí ngược lên, nôn mửa. Nếu dùng lâu sẽ hại đến âm, xuất hiện hiện tượng nhiệt, gây ra đau bụng, xuất huyết. Đấy là những dấu hiệu báo trước việc sảy thai hoặc sinh non. Phụ nữ có thai không nên ăn long nhãn.

Rau chân vịt:

Nhiều người cho rằng, phụ nữ mang thai ăn nhiều rau chân vịt càng tốt vì nó chứa nhiều sắt, do đó phòng được bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Sự thực không phải như vậy, gần đây, ở Nhật Bản, sau khi thông qua thực nghiệm đã phát hiện ăn rau chân vịt sẽ làm thiếu máu nặng thêm. Nguyên nhân do rau chân vịt có thành phần chủ yếu axit làm cho chất sắt của nó không được ruột non hấp thu, ngược lại nó làm cho chất sắt bị đẩy ra khỏi cơ thể. Ăn rau chân vịt càng nhiều, càng trở ngại ruột non hấp thu chất sắt làm thiếu máu nặng thêm.

Sơn tra:

Đây là một loại cây hoang dã có giá trị dinh dưỡng cao. Nhưng phụ nữ mang thai không nên ăn sơn tra và các sản phẩm được làm ra từ sơn tra. Bởi sơn tra có tác dụng làm hưng phấn tử cung, thúc đẩy tử cung co bóp. Sách thuốc y học Trung Quốc cũng chỉ rõ, sơn tra có tác dụng phá khỉ, làm tan ứ, cho nên nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều thức ăn bằng sơn tra, thì có khả năng kích thích tử cung co bóp, gây ra sảy thai.

Quẩy

Khi làm quẩy phải đưa vào một lượng nhất định phèn chua, trong khi phèn chua lại có chất nhôm – một loại chất vô cơ. Khi rán quẩy, cứ 500g bột mỳ, phải dùng 15g phèn chua. Cũng có nghĩa là nếu phụ nữ mang thai cứ mỗi ngày ăn 2 chiếc quẩy thì chính là ăn 3g phèn chua, cứ thế hằng ngày tích luỹ lại, thì lượng nhôm được tích vào não của thai nhi sẽ làm cho não thai nhi kém phát triển, tăng tỷ lệ trẻ phát bệnh đần độn.

Các thức ăn xông khói, nướng:

Trong quá trình xông nướng, than sẽ tán phát ra một chất độc làm ô nhiễm các thức ăn. Cứ mỗi kg thực phẩm nướng có tới mấy chục mg chất độc (trong 1kg thịt là 79mg). Chất này gây ung thư và ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.

Gan động vật:

Trong gan động vật ngoài giàu chất sắt, còn giàu sinh tố A. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều sẽ khiến lượng vitamin A đưa vào hằng ngày vượt xa giới hạn lượng cao nhất của Tổ chức Y tế thế giới quy định, khiến thai nhi phát triển bất thường, có thể gây quái thai. Ngoài ra, gan là một bộ máy giải độc và là kho chứa chất độc lớn nhất trong cơ thể động vật, một số chất độc đó khi ăn vào có thể ảnh hưởng xấu tới phụ nữ mang thai và thai nhi.

Đu đủ: trong giai đoạn đầu của thai kì, nếu bạn ăn đu đủ xanh, sống thì nó có thể gây chảy máu, nguy hiểm cho sức khoẻ bà bầu vì nó có chứa một enzyme đặc biệt.

Khoai tây: Củ khoai tây, nhất là khoai tây đã mọc mầm xanh có chứa một độc tố gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh vật). Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật, ăn 44,2g - 252g khoai tây có thể làm cho thai nhi dị dạng.

Lạc: Ăn lạc trong thời ký thai nghén làm tăng các loại bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào thai. Ăn lạc trong thời gian mang thai còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng cho trẻ nhỏ sau này.

Chế độ ăn theo tuổi thai

Dinh dưỡng cho bà bầu giúp thai nhi thông minh

Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng cho thai phụ

Các loại hoa quả tốt cho thai phụ

Thực phẩm thai phụ không nên dùng

Chế độ ăn theo độ tuổi thai nhi

Chọn thực_phẩm_an_thai_cho_thai_phụ_

Chế_độ_ăn_phòng_chữa_tiền_sản_giật_

* Tháng thứ nhất:
Chế độ ăn tốt cho thai nhiTrong tháng đầu tiên mang thai, bà bầu thường có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, vì thế bạn cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều loại thức ăn có chứa protein, sắt: thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, cá và các động vật thân mềm (sò, trai...)Nghiên cứu cho thấy sự phát triển của nhau thai có liên quan trực tiếp với thức ăn của mẹ, cũng như các phụ nữ có dinh dưỡng tốt sẽ xây dựng được một nhau thai khoẻ mạnh hơn.

Nhau thai được xem như đường truyền dinh dưỡng giữa bạn và em bé, vì vậy sử dụng thức ăn tươi và kiêng thực phẩm đóng hộp. Ngoài ra, đây là thời gian để bỏ tất cả các chất có hại như rượu, thuốc lá và cà phê, cũng như những độc tố có thể đi qua nhau thai.

Axit folic là chất cần thiết trong thời kỳ này, và lý tưởng nhất là được bổ sung từ sáu tuần trước khi bạn thụ thai. Trong 28 ngày đầu của thai kỳ, diễn ra rất nhiều sự phân chia tế bào trong phôi thai, và ống thần kinh của bé cũng đang phát triển. Axit folic làm giảm nguy cơ nứt đốt sống, dị tật bẩm sinh, sẩy thai và sinh thấp cân. Hãy ăn các loại thực phẩm dồi dào axit folic bao gồm: bánh mì, ngũ cốc, súp lơ xanh, rau bina, măng tây, đậu lăng, đậu đen, các loại hạt (như vừng, đậu phộng), thịt gà, vịt, thịt bò, gan, cam (hoặc bưởi)… Bên cạnh đó, bạn vẫn cần bổ sung ít nhất 400mcg mỗi ngày bằng thuốc viên trong suốt thời kỳ mang thai của bạn, vì rất khó có đủ axit folic trong thức ăn.


* Tháng thứ hai:

Thời gian này, cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi như: dừng vòng kinh, đau đầu, chóng mặt, hoặc kèm theo nôn nhiều, núm vú và những vùng xung quanh hơi có cảm giác đau.
Thai phụ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá như: bánh mỳ, cháo, nước hoa quả, mật ong…

Trong tháng thứ hai, bạn có thể bắt đầu cảm thấy buồn nôn và nghén hoặc thèm những loại thức ăn nhất định. Hãy tin tưởng bản năng của bạn về điều này, có thể bạn chỉ thèm những gì em bé của bạn đang cần, ví dụ như thèm thịt bò, có thể bé cần chất sắt, thèm sữa nghĩa là bé cần canxi. Bạn có thể làm giảm bớt những ảnh hưởng của ốm nghén bằng cách tăng cường kẽm và vitamin B6. Hãy nhấm nháp trà gừng và ăn lai rai các loại hạt.

Cảm thấy kiệt sức là vấn đề chính trong thời gian này, và nó không đáng ngạc nhiên với tất cả những gì đang xảy ra bên trong bạn. Để giảm bớt cảm giác mệt mỏi, hãy chuyển thực đơn từ tất cả các loại thực phẩm tinh chế như bánh mì trắng, gạo và mì ống sang bánh mì nguyên cám, và gạo nguyên cám, giúp cân bằng lượng đường trong máu. Thực phẩm nguyên cám có hàm lượng chất xơ cao và vẫn còn nguyên vitamin B vì không bị mất đi trong quá trình xay xát, đánh bóng gạo. Tránh các loại thực phẩm ngọt và thức uống có caffeine, và cố gắng ăn mỗi bốn tiếng đồng hồ. Uống nhiều chất lỏng, kể cả nước ngọt và nước rau quả ép. Và nhớ tranh thủ ngủ trưa bất cứ khi nào bạn có thể.


*Tháng thứ ba:

Tháng thứ ba thích hợp với việc ăn nhiều các loại thịt, cá, trứng và các loại đậu.


* Tháng thứ tư:

Thai phụ nên ăn làm nhiều bữa. Và lưu ý không nên nhai lệch về một bên hàm và nhai kĩ rồi mới nuốt. Không nên ăn những loại thức ăn chứa các chất kích thích như: rượu, bia... và không hút thuốc lá. Nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin.

- Vitamin A: Có trong trứng, sữa, tôm, cá, gan các loài động vật. Các loại rau quả có màu đậm (như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay, rau khoai loang, cần ta, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, củ khoai lang Nghệ..) có nhiều caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A.

- Vitamin B1: Có nhiều trong ngũ cốc và các loại đậu (hạt) như gạo, bột mì, bột đậu xanh...

- Vitamin B2: Hạt ngũ cốc toàn phần, thức ăn có nguồn gốc động vật.

- Vitamin B6: có nhiều trong gan bê, ruốc thịt, thịt gà, ngô...

- Vitamin B9 (hay còn gọi là axitfolic) có nhiều trong măng tây, rau xanh, gan, thịt gà, trứng.

- Vitamin PP: Lạc, vừng, đậu các loại, rau ngót, giá đậu xanh, cải xanh, rau dền đỏ, rau bí, thịt, cá, tôm, cua, ếch.

- Vitamin B12: Pho mát làm từ thịt dê và thịt cừu, cá, quả hạnh nhân, cải xoong, dưa bắp cải, sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành, nước khoáng...

- Vitamin C:Rau xanh (rau muống, rau ngót, bắp cải, cải xoong), quả chín (cam, chanh, bưởi, xoài, ổi...), khoai tây, khoai lang, củ cải, hành tây, ớt ngọt, rau mùi, ...

- Vitamin D: Dầu gan cá, cá, gan, lòng đỏ trứng, thịt lợn, chất béo của sữa.
Vitamin E: Các loại dầu (dầu hướng dương, dầu lạc, dầu cọ...), rau dền, giá đậu, quả mơ, quả đào, gạo, ngô, lúa mì.

Trong khi 12 tuần đầu tiên tập trung chủ yếu vào việc phát triển các cơ quan, xương, mô và các tế bào, ba tháng tiếp theo chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của bé. Bạn phải ăn thêm khoảng 300 calo mỗi ngày để hỗ trợ bé – tương đương với một quả táo, một mẩu bánh mì nguyên cám và một ly sữa. Bạn có thể tăng cân trung bình khoảng 0,5kg một tuần.

Bạn có thể bị táo bón bất cứ lúc nào trong thai kỳ, bởi những kích thích tố làm chậm sự chuyển động của thức ăn trong ruột của bạn, để có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn từ thực phẩm. Phần khác, khi em bé bắt đầu phát triển trong giai đoạn này, bé có thể bắt đầu gây áp lực lên ruột của bạn.

Vì vậy bạn cần ăn nhiều loại thực phẩm có chất xơ, uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày, tập thể dục nhẹ nhàng như bơi lội hoặc đi bộ và tránh caffeine vì nó khử nước trong cơ thể. Nếu tình trạng táo bón không cải thiện, hãy ngâm một thìa hạt lanh trong nước, để qua đêm và uống nước đó mỗi sáng cho đến khi các triệu chứng trôi qua.

Các giác quan của bé đang phát triển. Thính giác phát triển lúc 16 tuần, mặc dù cấu trúc tai vẫn chưa hoàn chỉnh cho đến tuần thứ 24, và vào cuối giai đoạn này mắt bé bắt đầu hé mở. Vitamin A có vai trò quan trọng trong phát triển thị giác và thính giác. Các nguồn thực vật của vitamin A, được gọi là betacarotene, là an toàn nhất. Vì vậy, lúc này cần thêm cà rốt và ớt vàng vào thực đơn của bạn.


* Tháng thứ năm:

Thai ở tháng thứ 5, não bắt đầu phát triển nhanh, vì thế nếu thai phụ ăn quá nhiều thịt sẽ không tốt cho sự phát triển não của thai nhi. Ví dụ: ăn nhiều thịt sẽ khiến cơ thể có nhiều axít, làm cho não của thai nhi không linh hoạt; ăn quá nhiều đường trắng không có lợi cho việc phát triển tế bào ở đại não; nên lựa chọn những loại thức ăn thô như: bột mỳ, bột gạo.


* Tháng thứ sáu:

Thai phụ cần đề phòng thiếu canxi và sắt.

Ở tháng thứ 6, thai nhi sinh trưởng rất nhanh, vì thế trong chế độ ăn uống nên có nhiều lòng trắng trứng gà, bổ sung các chất khoáng cũng như vitamin. Khi đó lượng canxi của người mẹ được thai nhi hấp thụ rất nhiều, rất dễ bị thiếu. Nếu lượng canxi không đủ thì sau này đứa trẻ sinh ra rất dễ bị loãng xương, đau răng hoặc viêm lợi và thai nhi cũng dễ bị gù lưng bẩm sinh. Trong quá trình dưỡng thai, bà bầu chú ý phải cung cấp lượng canxi vừa đủ.

Phụ nữ mang thai 5 - 6 tháng cũng rất dễ phát sinh bệnh thiếu máu, vì lượng máu và sắt cần cho thai nhi sẽ tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, cơ thể người mẹ lại thêm dịch vị nên cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ lượng sắt trong cơ thể. Thiếu sắt đối với phụ nữ mang thai hay thai nhi đều rất nguy hiểm, làm cho thai nhi sinh trưởng chậm…Vì vậy, người mẹ mang thai cần hấp thụ một lượng sắt cần thiết.

Trong các loại rau như: cải trắng, hồng tây, khoai tây, các loại đậu chế biến đều chứa nhiều chất sắt, canxi và vitamin, đặc biệt ăn nhiều thịt nạc, thịt gia cầm, gan và tiết động vật cùng các loại trứng, hạt vừng, bột, hoa quả… Các loại thực phẩm này có nhiều chất sắt, vitamin C, rất có lợi cho sự bổ sung chất sắt trong cơ thể người mẹ và thai nhi. Chỉ cần trong khi ăn uống, người mẹ có ý thức tăng cường hàm lượng chất sắt, canxi thì có thể dự phòng được bệnh thiếu các chất canxi, sắt.

Phụ nữ mang thai nên tránh ăn quá nhiều dầu béo, chất muối để tránh bệnh phù chân, cao huyết áp và các bệnh về tim mạch.


* Tháng thứ bảy:

- Tăng cường ăn đồ ăn nóng: Nói chung, thức ăn chủ yếu của thai phụ phải nóng, thức ăn cần đa dạng, nhiều gạo, ngũ cốc… đậu đỏ, đậu xanh, các loại hương liệu phối hợp. Nhưng liều lượng nên vừa đủ, tránh cho thai phị bị béo phì, thai nhi quá to.

- Ăn nhiều chất có chứa hàm lượng sắt nhiều. Sắt là chất rất cần thiết cho mạch máu, các vật chất để ăn có hàm lượng sắt nhiều như: máu động vật, gan, thịt nạc, các loại cá, các loại đậu, các loại rau củ quả…

- Chú ý các chất như canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm trong rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…

- Tăng cường các loại vitamin như A, B, B1, B2, C, E, D…

- Đảm bảo cung cấp đủ lượng mỡ. Dầu động thực vật đều tích chứa hàm lượng mỡ rất phong phú. Thông thường, khi nấu ăn chủ yếu nên dùng dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… cũng có thể dùng một ít dầu động vật, cũng như trực tiếp ăn lạc, vừng…

- Tăng cường ăn uống nhưng nên thích hợp. Phụ nữ mang thai mỗi ngày nên ăn từ 4 - 5 lần, nhưng mỗi lần ăn không nên ăn quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.

Đến cuối quý thứ hai, tử cung của bạn mở rộng không gian và lấn chỗ hệ thống tiêu hoá, ép lên dạ dày của bạn. Đây là lý do khiến 80% phụ nữ mang thai bị ợ nóng.

Thông thường, các loại thực phẩm được tiêu hoá bởi axit trong dạ dày rồi di chuyển xuống ruột. Thay vào đó, do áp lực của thai nhi nên dịch axit có thể di chuyển lên thực quản, gây ra cảm giác bỏng rát trong lồng ngực của bạn. Để tránh tình trạng tăng nặng thêm, hãy chia nhỏ các bữa ăn và ăn thường xuyên hơn, tránh những món cay hoặc béo, đồ uống có gas, thịt hộp, rượu và càphê.

Cố gắng ăn bữa tối ít nhất ba tiếng trước khi đi ngủ và nhai chậm. Kê đầu cao khi ngủ cũng là một ý tưởng tốt, vì điều này giúp ngăn ngừa các chất tiêu hoá trong dạ dày của bạn di chuyển về phía thực quản.


* Tháng thứ tám:

- Nên ăn làm nhiều bữa và ăn với lượng vừa phải để giảm cảm giác dạ dày bị trướng đầy.

- Nếu mỗi tuần, thể trọng thai phụ tăng khoảng 500 gam thì nên ăn nhiều rau xanh và nên hạn chế ăn các đồ ngọt, chứa đường, mỡ để phòng thai nhi quá to, gây khó khăn cho việc sinh nở.

- Chọn món ăn có trị dinh dưỡng cao như: thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, tránh ăn đậu nành, khoai hồng để phòng dạ dày bị chướng.

- Không nên lạm dụng chất bổ như: dầu gan cá, vitamin, nhân sâm…

Khẩu phần ăn hàng ngày nên có các loại thực phẩm sau: gạo, ngũ cốc và các lương thực khác; trứng các loại (gà, vịt, chim cút), thịt bò, các loại thịt khác và cá, gan động vật (mỗi tuần ăn một lần), các loại đậu, rau, hoa quả, dầu chưng cất.

Càng ngày bạn càng phải chuyển nhiều hơn các chất dinh dưỡng cho bé, từ các axit béo cần thiết cho não của bé phát triển, cho đến nhiều canxi hơn cho xương, răng và nhiều sắt hơn để bảo vệ bé chống lại bệnh thiếu máu sau khi sinh.

Điều quan trọng trong thời gian này là tiếp tục một chế độ ăn uống dinh dưỡng cao, nếu không cơ thể sẽ chuyển tất cả cho em bé, khiến bạn cảm thấy kiệt sức. Bổ sung vào thực đơn dầu cá, các loại hạt, thịt nạc đỏ, đậu, rau lá màu xanh đậm và sữa chua tự nhiên.

Em bé của bạn sẽ tăng gấp đôi kích thước và sẽ đòi hỏi thêm calo từ bạn. Vì vậy, bạn nên tiếp tục ăn thêm khoảng 300 calo mỗi ngày. Duy trì trọng lượng ổn định cho mẹ là điều cần thiết, nhưng tăng cân quá ít có thể dẫn đến rủi ro là em bé bị sinh thiếu tháng. Ngược lại, tăng cân quá nhiều cũng là không nên. Đây là thời gian các tế bào mỡ được hình thành và nếu phải hấp thu quá nhiều chất béo dư thừa từ mẹ, em bé của bạn có thể sẽ phải chiến đấu với những vấn đề sức khoẻ trong cuộc sống sau này. Hãy coi chừng chất béo trong bánh kem cũng như bánh quy, và nhớ rằng đường sẽ chuyển thành chất béo. Vì vậy, khi bạn ăn, tốt nhất để lựa chọn trái cây tươi, các loại hạt, và ngũ cốc.


* Tháng thứ chín:

Mỗi bữa không cần ăn nhiều, nhưng nên ăn nhiều bữa. Do dạ dày bị áp chế, nên mỗi lần ăn nên có mức độ và chia thành nhiều bữa nhỏ. Thức ăn phải phong phú và đảm bảo chất dinh dưỡng.


* Tháng thứ mười:

Lúc này, thai phụ nên ăn thêm nhiều dinh dưỡng, chất lượng tốt, vẫn lấy nguyên tắc mỗi lần ăn không cần ăn nhiều, nhưng ăn thành nhiều bữa. Mỗi ngày 5 bữa trở lên. Nên chọn loại thức ăn có khối lượng nhỏ mà chất dinh dưỡng lại cao như các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật, giảm thiểu các loại thức ăn có khối lượng lớn, nhưng dinh dưỡng lại thấp như đậu nành…

- Lòng trắng trứng: Trong suốt quá trình mang thai đều cần tăng cường chất lòng trắng trứng, một số chất này chủ yếu từ chế phẩm đậu, từ sữa, trứng và thịt.

- Không ăn nhiều muối: Cuối giai đoạn mang thai dễ phát sinh các chứng bệnh cao huyết áp, do đó nên hạn chế ăn muối. Phụ nữ mang thai nên chú ý ăn chất có sắt, lượng máu đủ để sinh con và để tích chữ lượng sắt cho thai nhi.

- Vitamin: Các vitamin chủ yếu từ ăn các loại rau tươi xanh và hoa quả. Vitamin A có thể tăng sức đề kháng bị nhiễm bệnh của người mẹ mang thai. Vitamin D có thể giúp cho quá trình hấp thụ canxi được dễ dàng hơn.

- Chú ý ăn nhiều các thức ăn thanh đạm: Dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, ăn ít các món ăn chính, ăn nhiều các món ăn phụ như rau, hoa quả, các chế phẩm sữa. Ăn uống thanh đạm là tiêu chuẩn cho người mẹ mang thai ở thời điểm cuối này.

- Phụ nữ mang thai giai đoạn cuối này nên ăn nhiều, nhưng mỗi lần ăn không nên no quá và ăn các thức ăn có hàm lượng mỡ chua và chất kẽm như: hạt hồ đào, hướng dương, vừng đen, lạc; hàm lượng thức ăn có chất sắt, vitamin B2 như: các loại gan, lòng đỏ trứng, mộc nhĩ đen, cải tía, rong biển, chế phẩm từ đậu, cải xanh. Hàm lượng thức ăn có canxi cùng vitamin D như: sữa bột, gan, tôm, canh cá, canh đầu cá, các chế phẩm đậu phụ. Ăn nhiều sữa bột và hoa quả sẽ tốt cho da của cả người mẹ và trẻ nhỏ.

Sự tiêu hao năng lượng trong quá trình sinh nở được so sánh với một cuộc chạy marathon. Hãy chuẩn bị từ hai tuần trước ngày dự sinh bằng cách bổ sung nguồn carbohydrates với gạo nguyên cám, rau củ và bánh mì nguyên cám, vì đây là những nguồn năng lượng chính của cơ thể.

Đến cuối thai kỳ này bé nặng chừng 3kg, nhưng bạn có thể đã tăng khoảng 14kg. Đừng lo lắng về số cân dư! Hầu hết trọng lượng còn lại là chất lỏng, khối lượng máu tăng và nhau thai. Một ít chất béo dư thừa trong cơ thể mẹ lúc này cũng là cần thiết để chuẩn bị cho con bú sữa mẹ – sự khởi đầu tốt nhất mà em bé của bạn có thể có trong cuộc sống.

Chế độ dinh dưỡng của người mẹ có vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển của thai nhi. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa khẩu phần ăn của mẹ và cân nặng của trẻ sơ sinh.


Những trường hợp người mẹ bị thiếu ăn hoặc ăn uống kiêng khem không hợp lý có nhiều nguy cơ sinh ra đứa trẻ có cân nặng thấp dưới 2500g. Ngoài ra, nếu người mẹ tăng cân tốt, sẽ tích lũy được khoảng 4kg mỡ, tương đương 36000 kcal, là nguồn dự trữ để sản xuất sau khi sinh.

Nhu cầu dinh dưỡng gia tăng do việc hình thành thai nhi, bánh nhau, gia tăng các mô cho mẹ và cho việc tăng chuyển hóa cơ bản của mẹ 4.8% do đó người phụ nữ có thai cảm thấy nóng (3-6 tháng đầu: phát triển tử cung, các mô của mẹ, và 7-9 tháng sau: phát triển thai nhi và bánh nhau.)

Thời gian mang thai khối lượng máu tăng 50% dẫn đến tăng nhu cầu chất đạm, sắt, acid folic, vitamin B6… Do vậy cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Chọn thực phẩm an thai cho thai phụ

Dinh dưỡng cho bà bầu giúp thai nhi thông minh

Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng cho thai phụ

Các loại hoa quả tốt cho thai phụ

Thực phẩm thai phụ không nên dùng

Chế độ ăn theo độ tuổi thai nhi

Chọn thực_phẩm_an_thai_cho_thai_phụ_

Chế_độ_ăn_phòng_chữa_tiền_sản_giật_

Thịt bò tốt cho bà bầuChúng ta đều biết chế độ ăn uống trong thai kỳ là vô cùng quan trọng để người mẹ có sức khỏe tốt và em bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, chọn những loại thực phẩm nào tốt và có lợi thì không phải ai cũng biết. Sau đây là một số thực phẩm tốt cho thai phụ:

Thịt đỏ

Nhu cầu hấp thụ chất sắt hàng ngày tăng lên gấp đôi nên cần phải bổ sung thêm nhiều thức ăn giàu sắt trong chế độ ăn hàng ngày. Nếu bà bầu không có đủ lượng sắt cần thiết trong cơ thể thì sẽ rất dễ bị mệt mỏi do thiếu máu, giảm sự phát triển của bé và làm tăng nguy cơ sinh non, sinh thiếu cân.

Các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt lợn,… là nguồn chất sắt dồi dào mà cơ thể dễ dàng hấp thụ.

Ngoài ra, thịt nạc còn là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin B6 giúp cho mô và sự phát triển trí não của em bé đồng thời giảm tình trạng ốm nghén của mẹ; vitamin B12 giúp duy trì dây thần kinh khỏe mạnh.

Thịt đỏ cũng là nguồn chứa protein tuyệt vời.

Gan động vật

Trong thời gian mang thai thì lượng sắt mà cơ thể cần tăng nhiều hơn so với bình thường. Thai phụ thường xuyên ăn gan động vật sẽ giảm được nguy cơ thiếu sắt. Nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, mỗi tuần một lần là đủ, và đồng thời nên ăn các loại quả chua để tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Cá và thủy hải sản

Trong thành phần của cá (đặc biệt cá biển) có chứa đến 20% chất đạm và 6% (có loại cá đến 20%) các loại chất không béo, và các loại vitamin E, D, B1, B2, B12 và chất iốt, phốt-pho, kẽm.

Theo tổ chức dinh dưỡng Anh, chế độ ăn của phụ nữ mang thai nên có khoảng 300-400g cá mỗi tuần để bổ sung đủ lượng axit béo omega-3 vào cơ thể. Những loại cá biển như cá hồi, cá ngừ, cá mòi và cá thu đều rất giàu chất béo omega 3. Axit béo omega-3 (hay còn gọi là DHA và EPA) trong cá giúp não em bé phát triển và thông minh hơn. Omega-3 còn tốt cho sự phát triển mắt của em bé. Tuy nhiên, đối với cá ngừ có hàm lượng thủy ngân cao, bạn không nên ăn quá 150gr mỗi tuần.

Thủy sản nước ngọt bạn có thể chọn cá chép để nấu cháo hoặc chế biến theo các bài thuốc Đông y. Cá chép hầm với gạo nếp, hạt đậu đỏ hay nấu chung với hành nghệ đều có tác dụng an thai cho bà bầu. Theo Đông y, nó còn tác dụng chống chứng phù, bổ khí huyết, ôn tỳ vị, trừ mệt mỏi, thiếu máu, lợi sữa.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, Ốc không chỉ giúp tăng cường tuần hoàn máu mà còn cung cấp một lượng dưỡng chất cho thai phụ. Trong thành phần của ốc có chứa nhiều loại vitamin (như vitamin A, B2, B3 - niacin) và protein, chất béo, cacbohydrate, sắt, canxi. Theo giới chuyên môn, một con ốc to có chứa 1.357mg canxi và 11,9g protein; một con ốc nhỏ có chứa 1.356mg canxi và 12,2g protein, rất có ích cho sức khỏe của các thai phụ.

Rau xanh

Những loại rau lá xanh sẫm màu là một lựa chọn lý tưởng cho bà bầu. Rau cải xoăn, củ cải, bông cải xanh, rau bina… rất giàu nguồn chất sắt, chất xơ, chất chống oxy hóa, axit folic, calcium, kali, vitamin A và vitamin C.

Chất xơ trong những loại rau nàycó tác dụng ngăn ngừa táo bón. Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt khi ăn cùng với thức ăn giàu sắt như mì sợi và gạo không xát, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu và làm cho răng lợi được khỏe mạnh. Axit folic lại giúp thai nhi phát triển tốt nhất. Vitamin A trong rau lá xanh giúp phát triển thị lực, xương và da cho bé.

Phụ nữ mang thai cũng nên ăn các loại rau như rau ngót, rau muống, rau dền, xà lách..., có nhiều vitamin C và caroten.

Gạo, ngũ cốc

Gạo lức, bánh mì nguyên hạt, ngũcốc, mì ống, yến mạch là nguồn thực phấm rất giàu chất xơ, acid folic, sắt và vitamin B.

Chúng ta đều biết nhóm vitamin B rất quan trọng giúp cho hệ thống thần kinh khỏe mạnh và tạo tiền đề để thai nhi phát triển tốt nhất.

Gạo nên chọn loại gạo tốt, không xay xát quá trắng vì sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B1, chống bệnh tê phù

Bột yến mạch có chứa đầy đủ protein, chất xơ và vitamin B6. Carbonhydrate trong yến mạch giúp thai phụ cảm thấy thoải mái hơn. Bột cám yến mạch còn giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể.

Bánh mì nguyên chất có thể cung cấp cho bạn chất sắt và chất kẽm.

Đậu

Đậu là nguồn thực phẩm tốt cho mẹ và bévì nó chứa các thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật. Đậu cũng rất giàu kẽm một khoáng chất cần thiết giúp giảm nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân hoặc kéo dài việc chuyển dạ.

Đậu và đậu lăng là nguồn tuyệt vời của protein, sắt cũng như chất xơ (chống táo bón), folate và canxi.

Đậu đỗ như đậu đen, đậu xanh... là món tuyệt vời để ăn, đặc biệt nếu bạn đang mang thai. Đậu đỗ chứa đủ các chất chống oxy hóa, chất xơ, sắt và protein. Ăn đậu đỗ thường xuyên với những món như chè, cháo, bột đậu... là cách để hấp thu sắt.

Sữa đậu nành, tào phớ, đậu phụ được chế biến từ nguyên liệu chính là đậu tương nên rất phong phú protein, chất sắt, folate, canxi và kẽm, rất cần thiết cho sự phát triển của em bé.

Giá đỗ

Quá trình sinh trưởng và phát triển của thai nhi không thể thiếu được protein, nó là dưỡng chất cơ bản để tạo ra các tế bào, hình thành các cơ quan trong cơ thể bé. Giá đỗ có chứa rất nhiều protein cung cấp cho sự phát triển của thai nhi và còn cung cấp lượng protein cho thai phụ sau khi sinh cho con bú, đồng thời còn phòng ngừa xuất huyết, táo bón cho sản phụ sau sinh, nâng cao chất lượng sữa mẹ, do đó giá đỗ là một loại rau lí tưởng cho các sản phụ.

Các loại hạt

Chất béo cần thiết cho sự phát triển não bộ ở thai nhi và giúp bà bầu no lâu hơn. Các chuyên gia khuyến cáo nên thay thế các chất béo bão hòa (thường có trong thịt, bơ) với các chất béo chưa bão hòa trong các loại hạt.

Các loại hạt còn rất giàu năng lượng, protein, và canxi – rất tốt cho sự phát triển của răng và xương thai nhi.

Hạnh nhân có chứa đầy đủ các chất béo lành mạnh và bao gồm cả những chất tăng cường cho bộ não như omega-3, protein, chất xơ và một loạt các vitamin, khoáng chất. Thêm vào đó, cơ thể bạn cũng sẽ được bổ sung magie nếu ăn thường xuyên loại thực phẩm này. Bổ sung magie trong thời gian mang thai sẽ giảm nguy cơ sinh non và giúp hệ thống thần kinh của thai nhi phát triển hoàn hảo.

Nhiều người không biết rằng hạt vừng chứa canxi cần thiết cho bào thai phát triển xương. Rắc hạt vừng lên bánh mỳ, các món chè, rau trộn hoặc thậm chí là sữa chua hay các món thịt rán, chiên...

Trong hạt hướng dương rất giàu vitamin E giúp an thai và làm giảm nguy cơ sảy thai.

Khoai

Khoai lang có thể được chế biến dễ dàng thành rất nhiều món như luộc, nướng, chiên… rất dễ ăn mà lại bổ dưỡng với đầy đủ chất chống oxy hóa, vitamin B, C, kali, sắt, đồng (giúp hấp thụ sắt tốt hơn), beta-carotene (một chất chống oxy hóa màcơ thể chuyển đổi thành vitamin A - đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển mắt, xương và da của em bé) và chất xơ. Loại thực phẩm này còn giúp bạn no lâu và ngăn ngừa táo bón hữu hiệu.

Khoai tây có chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng chống buồn nôn – triệu chứng hay gặp ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu. Ăn nhiều khoai tây sẽ giúp thai phụ giảm triệu chứng buồn nôn và tình trạng chán ăn.

Trứng

Trứng gà là loại thực phẩm được xếp hàng top những thực phẩm có lợi cho bà bầu.

Lòng trắng trứng cung cấp một lượng đáng kể protein có giá trị sinh học cao (loại protein có chứa các acid amin gần giống và cần thiết cho cơ thể người).

Lòng đỏ trứng còn có nhiều vitamin A, D, B2, B6, B12, acid folic, cholin, sắt, canxi, phospho, kali, chất béo, nhất là omega 3. Choline rất quan trọng cho sự phát triển trí não của thai nhi và giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống. Các thành phần khoáng chất vitamin, sắt, canxi, magie có thể phân giải các chất gây ung thư.

Vì vậy, trứng gà có chứa rất nhiều dưỡng chất mà không phải loại thực phẩm nào cũng có. Những loại dưỡng chất này còn tốt cho hệ thần kinh và sự phát triển của cơ thể phụ nữ mang thai, cải thiện trí nhớ, giúp đầu óc tỉnh táo, thúc đẩy tế bào gan tái sinh.

Tuy nhiên, vì trứng gà chứa nhiều cholesterol nên bà bầu chỉ cần ăn khoảng 3-4 quả một tuần là đủ.

Pho mát

Pho mát có chứa rất nhiều canxi, phot pho và magiê cần thiết cho sự phát triển xương của bé.

Pho mát có thể giúp đáp ứng được nhu cầu calcium của bà bầu. 28 gam pho mát chứa 150-200 mg calcium. Ngoài ra, pho mát lại còn rất giàu protein.

Sữa không béo

Đây là nguồn cung cấp canxi, photpho, vitamin A, B, đặc biệt là vitamin D (giúp xương chắc khỏe) cho bạn và bé yêu. Trong suốt thời gian mang thai, bạn nên bổ sung cho cơ thể 1–2 cốc sữa tươi mỗi ngày.

Sữa cũng chứa nhiều vitamin nhóm B, giúp giải phóng năng lượng từ thức ăn.

Sữa chua:

Đây là loại thực phẩm tiện lợi và giàu dinh dưỡng, nó có thể cung cấp 25% lượng calo yêu cầu trong ngày.

Sữa chua có chứa nguồn canxi nhiều hơn sữa bình thường và thêm một số chất dinh dưỡng khác như vitamin B, protein và kẽm. Một hộp sữa chua có thể đáp ứng khoảng ¼ nhu cầu protein, canxi, vitamin và chất khoáng hàng ngày của phụ nữ mang thai.

Sữa chua còn cung cấp nhiều vi khuẩn lên men có lợi cho hệ tiêu hóa cải thiện hấp thụ chất dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch.

Tránh sữa chua hoa quả vì nó có thể được pha thêm đường hóa học. Nếu thích hoa quả, có thể thêm hoa quả cắt vụn vào sữa chua trắng, hoặc thêm chút mật ong để sữa chua có vị ngọt.

Mật ong

Trong các loại thực phẩm thiên nhiên thì mật ong là loại thực phẩm có chứa nhiều năng lượng mà các nơron thần kinh não cần nhất. Nếu mỗi ngày trước khi đi ngủ, bà bầu uống một cốc nước pha mật ong sẽ có tác dụng an thần. Ngoài ra, mỗi ngày vào buổi sáng và chiều tối, phụ nữ mang thai uống một cốc nước có cho thêm một ít mật ong sẽ giúp nhuận tràng, tránh được táo bón và bệnh trĩ.

Bí đao

Phụ nữ mang thai thường hay bị phù. Bí đao có tính hàn vị ngọt, chứa nhiều nước, giúp tiêu khát lợi tiểu. Nếu nấu canh cùng với cá chép thì có thể giảm chứng phù nề ở phụ nữ mang thai tới mức thấp nhất.

Bí đỏ

Dinh dưỡng trong bí đỏ rất phong phú. Thai phụ ăn bí đỏ không chỉ tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi, tăng cường sức sống cho thai nhi mà còn có thể phòng chống phù nề và cao huyết áp cho thai phụ, thúc đẩy quá trình đông máu và giảm nguy cơ băng huyết sau sinh.

Lấy 600g bí đỏ và 60g gạo nấu thành cháo ăn sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào gan và thận, đồng thời giúp thai phụ ăn ngon miệng và tăng thể lực.

Cần tây

Trong cần tây có chứa nhiều phthalides, carotene, vitamin C, nicotinic acid..., đặc biệt là trong lá, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, an thần, hạ huyết áp. Trong thời gian mang thai, phụ nữ ăn nhiều cần tây sẽ giúp ngăn ngừa chứng tăng huyết áp và tiền sản giật.

mía

Theo Đông y, nước mía vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước tiểu đỏ và rất bổ dưỡng.

Các nghiên cứu đã cho thấy, trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ. Vì vậy, mía không những có vị ngọt dễ chịu hợp với khẩu vị mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết.

mía pha với nước gừng còn có công dụng trị ốm nghén hiệu quả. Ngoài ra bài thuốc an thai với mía dành cho bà bầu là mầm mía 30g, củ gai 30g, ích mẫu 20g, củ gấu 80g, sa nhân 2g. Tất cả các vị thái nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100ml uống trong ngày, chia làm 2 lần. Bài thuốc này có công dụng an thai và ngừa sảy thai hiệu quả.

Chế độ ăn phòng chữa tiền sản giật

Chế độ ăn phòng chống tiền sản giậtI. Đại cương

Tiền sản giật là một chứng bệnh khởi phát đột ngột thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Bệnh có biểu hiện đặc trưng là tăng huyết áp, phù mặt, tay và có protein trong nước tiểu...

Tiền sản giật có thể khiến người mẹ bị tổn thương gan, thận, chảy máu (máu chảy không cầm được hay co giật khi chuyển dạ); làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí chết trong tử cung. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng rau bong non, phù phổi, xuất huyết não, rối loạn tâm thần cho mẹ hoặc tử vong.

Hiện nay chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra tiền sản giật. Điều này làm cho việc phòng chống bệnh gặp khó khăn.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành và tiến triển bệnh.

Và vì vậy hiện nay, các nhà khoa học tin rằng nó có thể được ngăn chặn, hoặc ít nhất là làm giảm các triệu chứng, thông qua những thay đổi trong chế độ ăn.

Một chế độ ăn uống bảo đảm thai nhi khỏe mạnh, bao gồm cả các chất dinh dưỡng và khoáng chất quan trọng cần thiết có thể ngăn ngừa hoặc điều trị tiền sản giật.

II. Dinh dưỡng giảm nguy cơ tiền sản giật

1. Tăng cân hợp lý

Theo web BabyCenter, béo phì là một nguy cơ của tiền sản giật. Nhưng một chế độ ăn kiêng tránh béo phì lại không được khuyến khích trong thời gianmang thai.

Do vậy bà bầu nên có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hạn chế tăng cân trong khi vẫn cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.

2. Năng lượng yêu cầu (calo)

Phụ nữ mang thai thường cần nhiều hơn 300 kcal mỗi ngày so với trước khi mang thai tức là ít nhất 2500kcal mỗi ngày

3. Protein

Trong nhiều thập kỷ qua, nhiều bác sĩ phát hiện ra rằng tiền sản giật xảy ra ở người phụ nữ có quá ít protein trong chế độ ăn uống của mình. Điều này dẫn đến việc các nhà dinh dưỡng học đề ra một chế độ ăn có khoảng 80 – 100 gram protein mỗi ngày là cần thiết trong việc duy trì sức khỏe thích hợp cho cả mẹ và em bé.

Nguồn thực phẩm giàu protein là thịt, trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa như phômai, bơ, lúa mỳ, đậu đỗ, các loại hạt và các loại dầu thực vật, cá hồi, men bia, nước trái cây, lô hội...

Nếu ăn các thực phẩm này một cách thường xuyên thì không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu protein mà còn nhận thêm được một loạt các vitamin, khoáng chất và các axit béo thiết yếu quan trọng cho phát triển bào thai.

4. Magie

Theo tính toán của các nhà khoa học, tỷ lệ magiê hợp lý cho thai phụ là khoảng 6mg magiê cho 1kg trọng lượng cơ thể.

Magiê có nhiều trong các loại rau xanh, chứa nhiều chất diệp lục. Ngoài ra, trong lúa mỳ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu (đỗ), thịt, hải sản… cũng dồi dào magiê; các sản phẩm từ sữa bò, chocolate cũng chứa một lượng magiê vừa phải.

Khi theo thức ăn vào cơ thể, thường chỉ khoảng 30-40% lượng magiê được hấp thu và Vitamin D3 là chất có tác dụng giúp cơ thể hấp thu magiê tốt hơn.

Magie cũng rất có lợi cho các trường hợp bị đau đầu và chuột rút ở chân khi mang thai.

5. Canxi

Có nhiều canxi trong chế độ ăn uống của bạn có thể giúp giảm nguy cơ huyết áp cao. Thai nhi cũng cần đủ canxi cho răng và xương khỏe mạnh.

Theo trang web của BabyCenter, một chế độ ăn uống giàu canxi có thể là có thể giúp giảm nguy cơ phát triển chứng tiền sản giật trong thời kỳ mang thai.

Rất nhiều nghiên cứu về việc bổ sung canxi trong thời kỳ mang thai đã kết luận rằng: bổ sung đầy đủ canxi có thể ngăn chặn sự khởi đầu của tiền sản giật và những phụ nữ này ít có các triệu chứng của tiền sản giật, và ít có khả năng phát triển các biến chứng có thể gây nguy hiểm cho mẹ hoặc em bé.

Nguồn thực phẩm dồi dào canxi bao gồm: thịt bò (nên ăn điều độ để tránh thừa cholesterol); súp lơ xanh (bông cải xanh); sữa (nên uống khoảng 1-2 cốc sữa mỗi ngày) và sữa chua; nước cam (nên uống hàng ngày vì nước cam còn chứa nhiều vitamin C); tôm, cua (hàm lượng canxi rất cao); rau xanh (còn chứa nhiều chất xơ); ngũ cốc (bao gồm cơm, bánh mỳ, bột mỳ, mỳ Ý); trứng (nhiều protein); cá hồi, cá thu (vì chúng có lượng thủy ngân cao nên thai phụ chỉ nên ăn một bữa/ tuần)…

6. Ăn nhạt

Ăn nhạt tốt cho tim mạch và giúp hạn chế phù nề nên sẽ giúp ngăn ngừa tiền sản giật.

Các chuyên gia khuyên ăn tối đa 6g muối mỗi ngày, 2-3 g một ngày cho phụ nữ mang thai tương đương khoảng một muỗng cà phê muối mỗi ngày.

Lưu ý các thực phẩm chế biến chế biến sẵn như bánh mì, ngũ cốc ăn sáng, mì ăn liền, giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, đồ uống có ga, mì chính, bột ngọt, hạt nêm... có chứa muối hoặc natri. Ví dụ, 4 lát bánh mì có thể chứa 500mg natri, bằng một phần tư nhu cầu natri hàng ngày của thai phụ.

Vì vậy, trong ăn uống hàng ngày, thai phụ nên hạn chế ăn muối, nêm muối khi chế biến thức ăn; giảm những thức ăn mặn như mắm, tương, dưa, cà…; giảm 1 số thói quen của người Á Đông như chấm muối, chấm nước mắm … khi không thật sự cần; Bớt dùng mì chính, bột ngọt, hạt nêm …; hạn chế sử dụng những thức ăn chế biến sẵn

7. Selenium

Hầu hết các phụ nữ mang thai chỉ quan tâm đến chất dinh dưỡng, vitamin, nhưng quên đi các khoáng chất như selen và đồng. Một nghiên cứu được công bố trong tạp chí American Journal of Obstetrics and Gynecology đã chỉ ra rằng: thiếu hụt selen là một nguyên nhân chính của bệnh tiền sản giật.

Vì vậy, phụ nữ có nguy cơ tiền sản giật nên duy trì đủ lượng selenium (dư thừa có thể gây nguy hiểm)

Bổ sung đủ lượng selen theo chỉ dẫn của bác sỹ có thể giúp ngăn ngừa tiền sản giật.

Nguồn thực phẩm chứa selen bao gồm các loại hạt Brazil, thịt nội tạng, cá ngừ, một số hải sản có vỏ, trứng và ngũ cốc.

8. Vitamin

*Vitamin D

Đại học Pittsburgh đã có những nghiên cứu kỹ lưỡng mối tương quan giữa thiếu hụt vitamin D và tiền sản giật (1997-2001)

Nhóm thai phụ thiếu hụt vitamin D trong giai đoạn đầu thai kỳ có nguy cơ mắc tiền sản giật cao gấp 5 lần.

Hầu hết vitamin D được cung cấp qua da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những chúng ta cũng có thể nhận được từ thức ăn: Dầu cá, trứng và nấm, bơ thực vật, dầu và ngũ cốc, sữa (không béo) hoặc sữa đậu nành, các sản phẩm từ sữa như pho mát và sữa chua

*VitaminC:

Các chuyên gia điều tra ẩm thực đã tiến hành điều tra đối với hơn 100 phụ nữ có thai mạnh khỏe và phụ nữ có thai mắc bệnh tiền sản giật. Kết quả phát hiện ra rằng: những thai phụ mỗi ngày dung nạp khá ít Vitamin C từ thực phẩm thì mức Vitamin C trong máu cũng rất thấp, tỉ lệ phát sinh ra tiền sản giật ở họ cũng cao gấp 2-3 lần so với thai phụ mạnh khỏe. Vì vậy, chuyên gia kiến nghị, phụ nữ trong thời kỳ thai nghén nên chú ý dung nạp nhiều hoa quả tươi và rau xanh hàm chứa Vitamin C, lượng dung nạp mỗi ngày không ít hơn 85 mg.

*Vitamin B, axit folic.

Theo Baby Center, một số nghiên cứu cho thấy rằng uống vitamin tổng hợp axit folic có thể làm giảm nguy cơ phát triển chứng tiền sản giật. Một chế độ ăn uống giàu axit folic cũng được cho là giúp ngăn ngừa tiền sản giật.

Thực phẩm giàu axit folic bao gồm bông cải xanh, rau bina, cải xoăn và măng tây.

*Vitamin E

Ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin C và E cũng có thể giúp ngăn ngừa tiền sản giật. Những thực phẩm này bao gồm dưa đỏ, kiwi, ngũ cốc nguyên hạt, bắp cải, lòng đỏ trứng, hạt, cá mòi, cà chua và trái cây.

9. Chất béo tốt:

Chất béo là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ tiền sản giật nhưng chúng lại cần thiết cho sự phát triển não bộ và trí thông minh cho trẻ nên việc lựa chọn chất béo trong chế độ ăn hàng ngày thực sự quan trọng

Chất béo tốt bao gồm bơ thực vật, dầu dừa, dầu ô liu, dầu mè, hạt lanh, hướng dương, hạnh nhân, hạt điều, trứng, thực phẩm đậu nành, hạt giống cây gai dầu, quả óc chó và omega-3 được tìm thấy trong cá béo.

10. Chất xơ

Một lượng chất xơ hàng ngày là cần thiết cho chức năng đường ruột, điều hòa lượng đường trong máu và có thể giúp giảm mức cholesterol.

Tiến sĩ Brantsaeter đã chỉ ra rằng phụ nữ ăn một chế độ ăn giàu rau quả, các sản phẩm thực vật, dầu thực vật thì nguy cơ phát triển chứng tiền sản giật đã giảm đáng kể đến 28%.

III. Thực phẩm nên dùng

1. Bạn nên chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng bao gồm:

- Thịt nạc, thịt gia cầm và cá

- Các loại đậu

- Bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc và mì ống

- Các sản phẩm sữa ít chất béo, đặc biệt là sữa chua,

- Trái cây tươi và rau quả, đặc biệt là các loại rau lá xanh và những cam sâu, mà là một nguồn tốt của vitamin C,

- cà rốt

- Nước ép cà chua, nước cam, chanh, nước bưởi, trà thảo dược

- Uống theo nhu cầu đảm bảo 2-4 lít nước mỗi ngày

2. Dầu cá

Dầu cá có chứa chuỗi axit béo, có tác dụng kháng tiểu cầu và chống huyết khối được cho là có lợi trong phòng ngừa tiền sản giật.

3. Bí đỏ:

Dinh dưỡng có trong cây và quả bí đỏ rất phong phú. Phụ nữ có thai ăn rau, quả bí đỏ không những có thể thúc đẩy sự phát triển tế bào não của thai nhi, tăng cường hoạt tính cho tế bào não, mà còn có thể phòng trị chứng cao huyết áp, chứng sưng phù khi mang thai, thúc đẩy máu đông và phòng chống chảy máu quá nhiều sau khi sinh.

Lấy 500g bí đỏ, 60g gạo tẻ cho vào nồi nấu lên thành cháo, có thể xúc tiến tế bào gan, thận tái sinh, đồng thời có tác dụng phục hồi thể lực và cảm giác thèm ăn sau khi xảy ra trường hợp bà bầu sinh sớm và mất sức.

4. Rau cần:

Trong rau cần hàm chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú như carotene, vitamin C, nicotinic acid, mannite, đặc biệt là một số chất dinh dưỡng trong lá rau cần phong phú hơn trong thân, có tác dụng thanh nhiệt mát máu, tỉnh não lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp.

Thường xuyên ăn rau cần trong những tháng cuối thai kỳ có thể giúp bà bầu giảm thấp huyết áp, cũng có tác dụng trị liệu đối với các chứng tổng hợp cao huyết áp do mang thai và thiếu máu do thiếu sắt gây ra bộc phát bệnh tiền sản giật.

5. Tỏi

Ăn tỏi trong thời kỳ mang thai có thể làm giảm huyết áp cao (một trong những vấn đề liên quan đến tiền sản giật).

IV. Các thực phẩm không nên dùng

- Trang web MedlinePlus cảnh báo rằng phụ nữ mang thai nên hạn chế một số loại thực phẩm và đồ uống, đặc biệt là nếu có tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc tiền sản giật.

- Phụ nữ có một chế độ ăn uống nhiều thịt chế biến, đồ ăn nhẹ, và nước ngọt tăng nguy cơ bị tiền sản giật đến 21%.

- Tránh xa các loại thực phẩm và đồ uống được tinh chế, chế biến, các chất phụ gia vì chúng xu hướng chứa thêm, muối và chất béo không cần thiết.

- Hạn chế các loại đường tinh chế (đường mứt, bánh kẹo, nước ngọt...)

- Cà phê hay rượu có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật

- Không ăn nhiều thực phẩm chiên, rán, xào.

**********************************

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

Tư vấn sức khỏe trực tuyến Tư vấn sức khỏe trực tuyến Chia sẻ facebook Tư vấn sức khỏe trực tuyến


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Tư vấn sức khỏe trực tuyến  Tư vấn sức khỏe trực tuyến   Đầu trang