Biện chứng đông y: Thận âm khuy tổn, thủy chẳng chứa mộc. Can dương quấy phá thanh không.
Cách trị: Tư thủy hàm mộc, tiềm dương tức phong.
Đơn thuốc: Gia vị ích âm tiềm dương thang.
Công thức: Huyền sâm 12g, Mạch đông 9g, Ngưu tất 9g, Phục linh 9g, Câu đằng 9g, Cúc hoa 9g, Thuyền thoái 6g, Đại giả thạch 15g, Sinh long cốt 15g, Sinh mẫu lệ 15g, Chích viễn chí 6g.
Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Người thận âm suy khuyết nhiều thì có thể thêm Thục địa, Nữ trinh tử, Qui giao; người huyết áp liên tục không hạ thì có thể châm chước mà thêm Tang kí sinh, Hạ khô thảo, Sinh đỗ trọng.
Biện chứng đông y: Âm hư dương cang
Cách trị: Dục âm tiềm dương.
Đơn thuốc: Trấn can tức phong thang gia giảm.
Công thức: Bạch thược 40g, Huyền sâm 25g, Thiên đông 25g, Nhân trần 25g, Ngưu tất 40g, Đan sâm 40g, Sinh mẫu lệ 40g, Sinh hòe hoa 50g, Đại giả thạch 40g, Sinh địa 40g, Sung úy tử 25g, Dạ giao đằng 40g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Đã dùng bài "Trấn can Tức phong thang gia giảm", cǎn cứ triệu chứng mà thêm bớt, theo dõi điều trị 39 ca tǎng huyết áp kiểu âm hư dương cang, tỉ lệ công hiệu đạt 94,9% hạ huyết áp. Đối với các triệu chứng chủ yếu của bệnh tǎng huyết áp như đau đầu, váng đầu, cǎng đầu tim hồi hộp, mất ngủ, mất sức, tê tay chân đều có cải thiện rõ ràng. Điện tâm đồ cũng có tiến bộ.
Biện chứng đông y: Can thận âm hư.
Cách trị: Tư bổ can thận, giáng áp tức phong.
Đơn thuốc: Thất tử thang.
Công thức: Quyết minh tử 24g, Câu kỉ tử 12g, Thỏ ti tử 12g, Nữ trinh tử 15g, Kim anh tử 9g, Sa uyển tử 12g, Tang thầm tử 12g.
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Dư XX, nữ, 51 tuổi, bị bệnh tǎng huyết áp đã hơn 5 nǎm, thường thường huyết áp vẫn duy trì ở 210-180/110-100mmHg. Thường váng đầu, đau đầu, tính nết cáu gắt, mất ngủ hay mơ, lưng gối đau nhuyễn, tay chân tê, sắc mặt đỏ hồng, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng, mạch huyền tế sác. Đã từng dùng nhiều thứ thuốc tây hạ huyết áp nhưng hiệu quả không phải là lý tưởng, nên xin điều trị bằng thuốc đông. Đây là chứng can thận âm hư, cho uống "Thất tử thang" thêm Câu đằng, Bạch thược, Tang kí sinh, uống được 6 thang thì các triệu chứng đã chuyển biến tốt rõ rệt, huyết áp có giảm một ít: 175/95mmHg. Thuốc đã kiến hiệu, cho uống 15 thang nữa, sau khi uống thì các triệu chứng về cơ bản đã hết, huyết áp ổn định ở 150-140/90-85mmHg, bài trên lại gia giảm, uống thêm một tháng để củng cố. Ngừng thuốc rồi hỏi lại sau hơn một nǎm chưa thấy huyết áp tǎng lại.
Bàn luận: Trong đơn có các loại hạt thuốc tính chất như nhuận, tính bình hoà, trong đó Thỏ ti tử, Tang thầm tử, Sa uyển tử, Kim anh tử bổ dương của can thận. Quyết minh tử thanh can nhiệt, hợp lại thành bài thuốc bình, bổ can thận tức phong. Có thông tin cho biết: Quyết minh tử có tác dụng hạ huyết áp, Kim anh tử có tác dụng giảm cholesterol huyết, Câu kỉ tử có tác dụng bớt các lipid đọng ở tế bào gan. Các loại hạt thuốc này còn là nguồn vitamin phong phú.
Biện chứng đông y: Can thận âm hư, can dương cang lên, tim mất sự nuôi dưỡng.
Cách trị: Tư âm, bình can, an thần.
Đơn thuốc: Giáng áp hợp tễ.
Công thức: Huyền sâm 15g, Câu đằng 15g (cho vào sau), Hạ khô thảo 15g, Địa long 9g, Dạ giao đằng 15g, (Sa) táo nhân 9g. Thêm 300ml nước, sắc còn 150ml, ngày chia uống làm 3 lần, mỗi tuần lễ uống 3-5 thang, mỗi tháng là một đợt điều trị.
Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi điều trị 50 ca bệnh tǎng huyết áp, kết quả hạ huyết áp như sau: Công hiệu rõ rệt 32ca (có 13ca giai đoạn I, 17 ca giai đoạn II, 2 ca giai đoạn III) chiếm 64%; có công hiệu 15ca (1 ca giai đoạn I, 12ca giai đoạn II, 2 ca giai đoạn III) chiếm 30%; không công hiệu 3 ca (1 ca giai đoạn II, 2 ca giai đoạn III) chiếm 6%. Tỉ lệ có công hiệu toàn bộ 94%. Tỉ lệ kết quả đối với các triệu chứng là: có công hiệu rõ rệt 25ca chiếm 50%, có công hiệu 20 ca chiếm 40%, về cơ bản không công hiệu 5 ca chiếm 10%.
Bàn luận: Thực tiễn lâm sàng cho thấy, đối với bệnh tǎng huyết áp ở giai đoạn I và giai đoạn II thì "Giáng áp hợp tễ" có hiệu lực tương đối tốt, ổn định kéo dài. Đối với tǎng huyết áp giai đoạn III cũng có tác dụng nhất định nhưng nhìn chung không có tác dụng tốt như hai giai đoạn I,II.
|
Đái tháo nhạt
Dương vật cương cứng dị thường
Hen phế quản kèm giãn phế nang
Nhiễm khuẩn cấp đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường mật mạn tính
Rối loạn chức năng thần kinh thực vật và ra nhiều mồ hôi
Viêm dạ dày mạn tính và loét hành tá tràng
Viêm họng tăng bạch cầu đơn nhân
Viêm phế quản mạn kèm phế khí thũng
Viêm teo niêm mạc dạ dày có sa niêm mạc dạ dày
Viêm túi mật lên cơn cấp tính kèm sỏi mật