Biện chứng đông y: Ôn tà phạm phế, chuyển ngược lên tâm bảo, tổn thương đến âm của can thận, ôn tà lâu ngày hư nhiệt không lui.
Cách trị: Tư âm thanh nhiệt.
Đơn thuốc: Thanh cốt tán gia giảm.
Công thức: Địa cốt bì 15g, Thanh hao 5g, Tri mẫu 12g, Đơn bì 12g, Hoài ngưu tất 10g, Thái tử sâm 15g, Mạch đông 10g, Ngũ vị tử 6g, Phi hoạt thạch 10g, Cam thảo 3g.
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Đoạn XX, nam, 30 tuổi, cán bộ. Tháng 9 nǎm 1979 đột nhiên sốt cao, thân nhiệt 39 độ C, điều trị ngay tại bệnh xá đơn vị. Khởi đầu chữa theo cảm mạo, theo dõi mấy ngày không hiệu quả phải vào bệnh viện. Qua nhiều xét nghiệm loại trừ các bệnh truyền nhiễm virút, vi khuẩn, rickettsia và các bệnh phong thấp nhiệt, bệnh máu, bệnh viêm gan. Tuy đã hội chẩn nhiều lần song chưa có chẩn đoán xác định, phải cho điều trị triệu chứng và nâng sức, nằm bệnh viên hơn 2 tháng sốt cao lui dần, thân nhiệt xuống đến 37,5 độ C thì xuất viện. Sau khi xuất viện cứ sốt nhẹ mãi không dứt. Ngày 25/3/1980 đến khám bệnh viện chúng tôi, thấy thần kinh suy sụp, mặt vàng bợt, người gày gò, mạch trầm tế mà hơi sác, chất lưỡi đỏ non, đến khám 8 lần. dùng "Thanh cốt tán gia giảm" tất cả 24 thang, thân nhiệt giảm xuống dưới 37 độ C, theo dõi 1 tuần lễ chưa thấy lên cao, hết cả chứng váng đầu, tim nhanh, sức khỏe được phục hồi.
Bàn luận: Sốt là triệu chứng thường thấy trên lâm sàng, có thể phát sinh trong nhiều quá trình bệnh lý. Đông y qui nạp về hai phương diện "ngoại cảm" và "nội thương", sốt do nội thương thì nhiệt độ thường thấy là sốt nhẹ, nguyên nhân bệnh lý phần nhiều là thể chất hư nhược hoặc nhiệt bệnh lâu ngày không khỏi, đến nỗi âm tinh bị tổn khuyết, trên lâm sàng tương đối hay gặp, ca bệnh nói trên là thuộc về nhiệt bệnh thương âm, nhưng lại kèm thấp tà kéo dài (rêu lưỡi trắng hơi vàng) thêm Hoạt thạch, Cam thảo để lợi thấp thanh nhiệt. Bài Thanh cốt tán này gốc từ cuốn "Chứng trị chuẩn thằng".
Biện chứng đông y: Khí hư phát nhiệt.
Cách trị: Bổ khí thǎng đề.
Đơn thuốc: Bổ trung ích khí thang.
Công thức: Hoàng kỳ 30g, Bạch truật 9g, Trần bì 9g, Thǎng ma 6g, Sài hồ 10g, Đảng sâm 12g, Đương qui 9g, Cam thảo 9g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bàn luận: Những trường hợp sốt không rõ nguyên nhân mà không lui dùng phép bổ khí thǎng đề, uống bổ trung ích khí thang phần lớn đạt kết quả như mong muốn. Kiểu sốt nhẹ này thân nhiệt nói chung trên dưới 38 độ C mà lâu ngày không khỏi, bạch cầu đều bình thường, đồng thời có những triệu chứng thở ngắn, lười nói, ǎn giảm, tinh thần mệt mỏi, yếu sức, phân mềm, lỏng mạch lui hoặc hư sác vô lực, có lúc cũng thấy miệng khô môi đỏ, lưỡi đỏ dày v.v.... rất dễ chẩn đoán nhầm là âm hư, cho dùng thuốc dưỡng âm thanh nhiệt thường vô hiệu hoặc lại sốt nặng thêm. Dùng "Bổ trung ích khí" để chữa bệnh này quan trọng nhất là dùng lượng thuốc hợp lý. Lượng Hoàng kỳ phải cao, nói chung trên dưới 30g, Sài hồ trên dưới 10g, Sài hồ vốn có thể thanh nhiệt nhưng sốt do hư khí mà nếu không cùng dùng với Hoàng kỳ thì khó có công hiệu, đây chính là phép "Cam ôn đại nhiệt". Những điều kể trên là kinh nghiệm của cụ Trương Hải Phong.
Biện chứng đông y: Can đởm khí trệ, chứng bệnh của thiếu dương.
Cách trị: Sơ can thanh nhiệt, kiện tì lý khí.
Đơn thuốc: Tiêu sài hồ thang gia giảm.
Công thức: Sài hồ 9g, Hoàng cầm 15g, Liên kiều 15g, Song hoa 15g, Bản lam cǎn 30g, Bán hạ 9g, Đảng sâm 12g, Trần bì 9g, Thanh hao 12g, Chỉ xác 9g, Tiêu tam tiên mỗi thứ 9 g, Nhân sâm 6g (uống riêng nước). Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Đã điều trị 7 ca sốt nhẹ không điển hình như ca dưới đây đều khỏi. Chu XX, nam, 59 tuổi, cán bộ, 8 tháng trước do sỏi mật nên đã cắt bỏ túi mật, một tháng trước đây sốt nhẹ (37,1 - 37,5 độ C) không rõ nguyên nhân. Bạch cầu 6999/mm3, trung tính 72%, lympho 28%, gan có chức nǎng bình thường và không có triệu chứng thực thể, chiếu ngực và các xét nghiệm khác đều không thấy gì bất thường. Đã dùng nhiều thứ thuốc kháng khuẩn không có công hiệu, xin khám chữa đông y. Cǎn cứ tình trạng sốt nhẹ phải đi phải lại, váng đầu, rức đầu, ǎn xong thì đầy bụng, ǎn uống không ngon, sút cân, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng đắng, họng khô, ngực sườn đau âm ỉ, người yếu dễ ra mồ hôi, rêu lưỡi mỏng trắng, chất lưỡi đỏ thắm, mạch huyền. Đã phân tích các triệu chứng trên, đưa ra phép chữa và cách dùng thuốc. Cho bài trên 6 thang, thân nhiệt trở lại bình thường, các triệu chứng giảm nhẹ rõ rệt, lại uống thêm bài trên 8 tháng nữa, thân nhiệt bình thường bệnh khỏi.
Bàn luận: Người bệnh này thể chất yếu đuối, lại đã bị cắt bỏ túi mật, tuy đã quá 6 tháng nhưng chính khí chưa hồi phục, như vậy bất luận tình chí nội thương hoặc tà thừa hư xâm nhập đều có thể làm cho can khí ứ trệ, can chủ vệ sơ tiết, tính thích điều đạt, ứ lâu ắt có thể hóa nhiệt phát thành chứng bệnh của thiệu dương. Sách "Thương hàn luận" nói: "Thiếu âm mà bị bệnh thì miệng đắng họng khô, mắt hoa vậy", lại viết "hàn nhiệt đi đi lại lại, sườn ngực đầy khó chịu, chẳng muốn ǎn uống, tâm phiền muốn nôn... thì phải dùng Tiêu sài hồ thang để chữa vậy". Cách trị ca bệnh này là theo phép của Tiêu sài hồ thang, lại kết hợp với bệnh chứng cụ thể của người bệnh là dùng các thuốc phù chính hòa trung và thanh nhiệt giải độc, lấy sài hồ, Thanh hao để giải uất nhiệt của thiếu dương, Bản lam cǎn, Liên kiều, Hoàng cầm, Song hoa giải độc kháng khuẩn để thanh trừ nội tà của thiếu dương, Nhân sân, Đảng sâm, Cam thảo bổ khí hòa trung tǎng cường sức kháng bệnh của cơ thể, Trần bì, Bán hạ, Tiêu tam tiên, Chỉ xác kiện tì hòa vị, tiêu trừ các triệu chứng ở đường tiêu hóa. Phép điều trị và thuốc phù hợp với bệnh làm tǎng tác dụng của thuốc, vừa công vừa bổ, đem lại kết quả nhanh chóng.
|
Đái tháo nhạt
Dương vật cương cứng dị thường
Hen phế quản kèm giãn phế nang
Nhiễm khuẩn cấp đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường mật mạn tính
Rối loạn chức năng thần kinh thực vật và ra nhiều mồ hôi
Viêm dạ dày mạn tính và loét hành tá tràng
Viêm họng tăng bạch cầu đơn nhân
Viêm phế quản mạn kèm phế khí thũng
Viêm teo niêm mạc dạ dày có sa niêm mạc dạ dày
Viêm túi mật lên cơn cấp tính kèm sỏi mật