Biện chứng đông y: Khí âm đều hư, tà nhiệt làm thương tổn chính khí.
Cách trị: ích khí dưỡng âm, thanh nhiệt lợi thủy.
Đơn thuốc: Kết hạch phương gia vị.
Công thức: Tây hà liễu 30g, Hoàng liên 4g, Sâm tu 4g, Sinh kỹ 30g, Miết giáp 15g, Triết bối 15g, Xa tiền thảo 30g, Mạch đông 15g, Sinh địa 15g, Vân linh 12g, Qua lâu 15g, Cam thảo 4g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: lý XX, nữ, 35 tuổi, xã viên. Tháng 11 nǎm ngoái bắt đầu sốt, trướng bụng, ra mồ hôi trộm, người nóng bức bối, thần sắc mệt mỏi, ở địa phương chẩn đoán là lao phúc mạc kèm bụng nước đã điều trị bằng đông tây y nhưng không thấy chuyển biến, tháng 4 nǎm nay tới khám siêu âm chẩn đoán: Bụng có nước khoảng dầy 8-10cm, huyết trầm 67mm/giờ, rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi đỏ; mạch tế huyền hơi sác. Cho uống 30 thang "Kết hạch phương gia vị". Ngày 10 tháng 5 khám lại, cảm thấy tinh thần tốt hơn, đã giảm trướng bụng, không ra mồ hôi trộm, ǎn được nhiều hơn. Chẩn đoán siêu âm: Nước trong bụng còn dầy 0,5cm, huyết trầm giảm xuống mức bình thường. Rêu lưỡi mỏng vàng, chất lưỡi hơi đỏ, mạch tế sác. Tiếp tục cho uống 17 thang nữa, ngày 2 tháng 6 khám lại, các triệu chứng trên đã được cải thiện cơ bản, hết nước trong bụng rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế sác. Lại cho uống thêm 10 thang nữa để củng cố thêm.
Bàn luận: Bài thuốc này còn được dùng trên lâm sàng để trị các loại bệnh lao khác đều thấy có kết quả tương đối tốt.
Lao màng bụng
Biện chứng đông y: Khí trệ huyết ngưng, làm tắc kinh lạc, kinh thủy không hành, huyết hóa thanh thủy, làm thành trướng thủy trong bụng.
Cách trị: Công trục lợi thủy, tiêu ứ thông lạc.
Đơn thuốc: Sơ tạc ẩm tử.
Công thức: Khương hoạt 9g, Tần giao 9g, Trạch tả 9g, Tiêu mục 8g, Xích tiểu đậu 12g, Đại phúc bì 15g, Phục linh bì 15g, Bình lang 6g, Thương lục 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Khi công bất lợi, có thể thêm Khiên ngưu tử, Cam toại, hoặc phối hợp với các vị thuốc tiêu ứ như Đào nhân, Hồng hoa, Đan sâm, Xích thược, Đan bì, Quy vĩ, Ngũ linh chi, Sinh bổ hoàng, Hương phụ.
Hiệu quả lâm sàng: Diệp XX, nữ, 25 tuổi, xã viên, vào viện ngày 15-5-1973. Đã một nǎm nay bệnh nhân nhiều lần bị trướng bụng, sốt dài ngày, ra mồ hôi trộm, chóng mặt váng vất, kém ǎn mệt mỏi, ngày một gầy đi, thường chảy máu cam, miệng khô khát, đái ít mà nước tiểu đỏ đặc như nước chè, đại tiện khô táo, vón cục như phân dê, sắc mặt trắng bệch, hai gò má lồi ra, hốc mắt quầng thâm, tay chân khô và có vết sưng, bụng như cái chum gân xanh nổi rõ, chất lưỡi đỏ sẫm, trên lưỡi có 3 vết tím, rêu bẩn mỏng vàng, mạch trầm, ráp. Đã kiểm tra tây y, thấy tình trạng bệnh mạn tính, sắc diện thiếu máu, thần sắc vẫn tỉnh táo, dưới cổ bên phải có một khối sưng to bằng quả bóng bàn, có bờ rõ ràng, hoạt động hơi kém, hai bên cổ đều có hạch lymphô nông, bụng bên phải sờ thấy 5-6 hạch hymphô bằng cỡ hạt đậu tương. Bụng trướng to, thành bụng thấy rõ các tĩnh mạch phập phồng, thấy rõ trong bụng có báng nước, sờ thấy lách phù, hai chân đều phù ấn lõm (++). Chiếu điện thấy tim to ra về hai phía, hai bên cơ hoành nhô lên cao, phổi bình thường. Chức nǎng gan bình thường. Huyết trầm 26mm/giờ, bạch cầu 10.000/mm3, hồng cầu 2. 900 000/mm3, huyết sắc tố 79%, phân loại bạch cầu trung tính 78%,, lymphô 22%, kiểm tra tủy xương thấy tủy xương thiếu máy tǎng sinh nhẹ. Thǎm dò bệnh lý hạch lymphô vùng bụng xác định lao hạch. Nước trong bụng: nhìn bên ngoài mày vàng nhạt, hơi đục, số tế bào 212/ mm3, thử nghiệm rivalta dương tính. Quá trình nằm viện, trước tiên dùng kháng sinh, giảm sốt nhưng bụng báng nước và tình trạng toàn thân vẫn không thấy có chuyển biến gì, toàn thân mệt mỏi cực độ nằm li bì không dậy được. Hạ tuần tháng 9 tới chẩn trị đông y, dùng bài thuốc dưỡng âm ích khí hoạt huyết thông lạc, nhưng bệnh tình vẫn chưa thấy giảm. Ngày 15 tháng 10 chúng tôi tiếp nhận để chữa trị tiếp, cho dùng "Sơ tạc ẩm tử". Đầu tiên thấy đại tiểu tiện nhiều hơn, bụng đã giảm báng nước. Sau khi bụng hết báng nước, dùng Bát trân thang bổ ích khí huyết để tấn công toàn diện. Ngày 18-1-1974 bệnh nhân mạnh khỏe và ra viện. Trước khi ra viện đã bị mất kinh gần 9 tháng, giờ đây đã có kinh trở lại.
|
Đái tháo nhạt
Dương vật cương cứng dị thường
Hen phế quản kèm giãn phế nang
Nhiễm khuẩn cấp đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường mật mạn tính
Rối loạn chức năng thần kinh thực vật và ra nhiều mồ hôi
Viêm dạ dày mạn tính và loét hành tá tràng
Viêm họng tăng bạch cầu đơn nhân
Viêm phế quản mạn kèm phế khí thũng
Viêm teo niêm mạc dạ dày có sa niêm mạc dạ dày
Viêm túi mật lên cơn cấp tính kèm sỏi mật