Bài thuốc chữa bệnh - Banner
HOME MENU Bài thuốc chữa bệnh - Tìm kiếm

NUY- BỆNH TUỶ SỐNG

Xơ cứng cột bên tủy mạn tính tiến triển

Biện chứng đông y: Can thận khuy hư, tinh huyết không đủ, gân cốt không được nuôi dưỡng.

Triệu chứng:

Cách trị: Tư âm thanh nhiệt, bổ ích can thận.

Đơn thuốc: Phi bộ thang.

Qui bản 12 thục 30 Tri mẫu 12
Hoàng bá 12 Trần Bì 12 Bạch thược 25 Ngưu tất 10
sao Đỗ Trọng 18 xuyên đoạn 18 Thỏ ty tử 18 Qui đầu 12
vân linh 12 Bạch truật 12 chích Cam thảo 10

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

Công thức: Quy bản 12g, Thục địa 30g, Tri mẫu 12g, Hoàng bá 12g, Trần bì 12g, Bạch thược 25g, Ngưu tất 10g, Sao đỗ trọng 18g, Xuyên đoạn 18g, Thỏ ti tử 18g, Đương quy 12g, Vân linh 12g, Bạch truật 12g, Trích cam thảo 10g.

Hiệu quả lâm sàng: Vương XX, nam, 27 tuổi, đầu xuân 1974 phát bệnh. Đầu tiên cảm thấy bỗng nhiên không điều khiển được chân tay, hoạt động vô lực, tưởng rằng làm việc quá mệt mỏi nên không để ý, không điều trị gì hết. Sau đó càng ngày càng nặng, tay không cầm được đồ vật, chân không đứng được xuống đất. Đã dùng nhiều loại thuốc như vitamin B1, B12, galantamin, nhưng không khỏi. Sau đó một thầy thuốc đông y chẩn đoán nhầm là phong thấp, cho uống hơn 30 thang thuốc, bệnh tình trái lại càng thêm nặng, ăn uống ít, dần dần đi đến chỗ nằm liệt giường. Lại chẩn đoán là xơ cứng cột bên tủy mạn tính tiến triển. Khám thấy mạch trầm tế vô lực, nhất là 2 bên mạch xích, chất lưỡi đỏ, rêu ít, lưỡi mỏng. Bệnh nhân kể trước đây có tay chân mềm nhũn mà không thấy đau, xuất tinh sớm và liệt dương. Hiện tim phổi gan lách, máu lắng đều bình thường. Chứng này thuộc về can thận khuy tổn, tinh huyết không nuôi dưỡng được gân cốt kinh mạch, gọi là "cốt nuy bệnh", phải trị bằng tư âm thanh nhiệt, bổ ích can thận. Cho uống liền 30 thang "Phi bộ thang" mỗi thang sắc 2 lần, chia ra uống vào 2 buổi sáng tối. Khám lại: Tay đã cầm được bát đũa, chống nạng đi lại được, nhưng thần sắc mệt mỏi, sợ lạnh, lại dùng nguyên phương, thêm Lộc giác giao 12g, Hoàng kỳ 30g, uống hơn 20 thang nữa, tứ chi đã hồi phục hoạt động bình thường.

Bàn luận: "Phi bộ thang" là từ hai bài thuốc "Hổ tiềm hoàn" của "Đan khê tâm pháp" và "Lộc giác giao hoàn" của "Y học chính truyền" kết hợp với kinh nghiệm lâm sàng gia giảm mà xây dựng nên.

Bệnh rỗng tủy sống

Biện chứng đông y: Tỳ thận bất túc, khí huyết đều hư, phong hàn hoàn thành bên trong, làm tắc kinh lạc

Triệu chứng: tay trái giảm cảm giác, tê dại, sau đó tiếp tục thấy nửa đầu bên trái, vùng lưng ngực và cánh tay không có mồi hôi, có chỗ lạnh, chân tay tê dạI, có giảm giác khác thường, ngày càng nặng, thỉnh thoảng vô ý bị bỏng. Bàn tay trái sức nắm kém, không cầm được vật nặng.

Cách trị: Ôn thận kiện tì, bổ khí dưỡng huyết, ôn kinh thông dương.

Đơn thuốc: Gia vị ôn bổ thông dương phương.

Hoài sơn 30 thục điạc 15 Ma hoàng 4.5
Bào khương 9 lộc giáccó thể thay agiao 12 Quế chi 9 Phá cố chỉ 12
Bạch truậtsao 15 Thần khúc 9 Hương phụ 12 Qui đầu 12
thục 9 Sơn thù 12 Mộc hương 9 sinh Hoàng kỳ 12
cốt toái 12 K huyết đằng 12

Mỗi ngày 1 thang, sắc 2 lần, trộn lẫn rồi chia làm đôi uống lúc sáng và tối.

Công thức: Sơn dược 30g, Thục địa 15g, Ma hoàng 4,5g, Bào khương 9g, Lộc giác sao (sấy, có thể dùng A giao thay) 12g, Quế chi 9g, Bổ cốt chi 12g, Bạch truật 15g, (thổ sao), Sao thần khúc 9g, Hương phụ (chế dấm) 12g, Đương quy 12g, Thục phụ tử 9g, Sơn thù du 12g, Mộc hương 9g, Sinh hoàng kỳ 12g, Cốt toái bổ 12g, Kê huyết đằng 12g.

Hiệu quả lâm sàng: Cao XX, 45 tuổi. Tới khám ngày 30-5-1970. Mùa xuân 5 năm trước, bệnh nhân bắt đầu thấy tay trái giảm cảm giác, tê dại, sau đó tiếp tục thấy nửa đầu bên trái, vùng lưng ngực và cánh tay không có mồi hôi, có chỗ lạnh, chân tay tê dạI, có giảm giác khác thường, ngày càng nặng, thỉnh thoảng vô ý bị bỏng. Bàn tay trái sức nắm kém, không cầm được vật nặng. Sau khi khám ở khoa thần kinh, chẩn đoán là bệnh rỗng tủy sống. Nhiều năm nay bệnh nhân còn đi ỉa lỏng, mỗi ngày đi tới 2-3 lần, phân loãng, sau khi đại tiện có lúc thấy đau bụng. Tình trạng phát dục và dinh dưỡng bình thường, mặt vàng, tinh thần không phấn chấn, chất lưỡi đỏ, nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch trầm tế mà nhược, Chứng này thuộc về tì thận bất túc, khí huyết đều hư, phong hàn hoành hành bên trong, làm tắc kinh lạc. Cần trị bằng phép ôn thận kiện tì, bổ khí dưỡng huyết, ôn kinh thông dương. Cho uống "Gia vị ôn bổ thông dương phương", uống được 6 thang cảm thấy dễ chịu, ăn đã ngon miệng hơn, ăn được nhiều hơn, rêu lưỡi và mạch không thay đổi. Nguyên phương bỏ Mộc hương, Hoàng kỳ, lại tiếp tục cho uống. Uống được hơn nửa tháng, bệnh tình chuyển biến tốt rõ rệt, đại tiện đã bình thường, giảm cảm giác tê ở nửa người bên trái, rêu lưỡi mỏng trắng, mạnh trầm tế, có lực hơn trước. Lại dùng bài thuốc trên có gia giảm. Bệnh nhân uống thuốc không liên tục hơn nửa năm, cảm giác tê ở cánh tay trái ngày càng đỡ, dần dần đã có cảm giác nóng, đau, sức bóp bàn tay trái đã khá hơn không khác gì bên tay lành, ra mồ hôi bình thường, chức năng hồi phục bình thường. Theo dõi 5 năm không cần dùng thuốc gì nữa, sức khỏe tốt.

Thân não hủy Myêlin

Biện chứng đông y: Âm hư dương vượng, phong đàm trở lạc.

Cách trị: Khứ phong hóa đàm thông lạc, dưỡng huyết bình can.

Đơn thuốc: Phức phương khứ phong thông lạc phương.

sinh Hcoàng kỳ 15 cương tằm 4.5 Toàn yết 3
Câu đằng 30 Huyền sâm 12 tri bá 10 Cát cánh 7.5
ngô công 4con Cúc hoa 10 Sinh địa 15 Tật lê 10

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Rượu mật rắn trần bì một chai, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần nửa chai.

Công thức: Sinh kỳ 15g, Cương tàm 4,5g, Toàn yết 3g, Câu đằng 30g, Huyền sâm 12g, Tri bá 10g, Cát cánh 7,5g, Ngô công 4 con, Cúc hoa 10g, Sinh địa 15g, Thích tật lê 10g.

Hiệu quả lâm sàng: Vương XX, nam, 29 tuổi. Chiều ngày 9-8-1967 bắt đầu cảm thấy chóng mặt, đau nhức vùng gáy, hai chân mềm nhũn, lúc đi đường cứ vẹo sang bên phải, hai mắt nhìn không linh hoạt, nhìn một vật thành hai. Một tuần sau không đi lại được. Sau khi khám ở khoa thần kinh, chẩn đoán là thân não hủy myêlin. Đã uống cortison và nhiều loại vitamin, không có kết quả rõ rệt. Ngày 29-7, tới khám thấy váng đầu, căng đầu, ù tai, tê dại mặt và tay phải, run giật, con mắt chuyển động không linh hoạt, mắt trái không liếc ra ngoài được, hai mắt liếc vào trong đều kém, lưỡi tê, nói khó, ăn uống khó khăn, đùi phải không đứng lên được, đi lại khó khăn, đại tiểu tiện bình thường. Trước khi bị bệnh, không sốt và tiêm phòng gì cả, không nghiện rượu, thuốc lá. Phản xạ đầu gối tăng, bên phải mạnh hơn bên trái, phản xạ Babinski phải dương tính, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế hoạt, chứng này là âm hư dương cang, phong đàm trở lạc. Trị bằng phép khứ phong hóa đàm thông lạc, dưỡng huyết bình can. Cho uống "Phức phương khứ phong thông lạc phương". Uống được 14 thang, ngày 16-11 khám lại, các chứng trên đều giảm rõ rệt, không còn váng đầu, đi lại không bị loạng choạng. vẫn còn cảm thấy mệt mỏi, có lúc thấy căng đầu, nửa đầu bên trái đau, vẫn còn nhìn một vật thành hai, tay phải tê, mạch trầm tế, rêu lưỡi trắng. Vậy là sau khi uống thuốc, bệnh chuyển biến tốt, nhưng khí huyết chưa đủ, lạc mạch vẫn bất hoàn cần phải nuôi dưỡng khí huyết, sơ thông lạc mạch. Cho dùng nguyên phương, bỏ Cát cánh, Sinh kỳ đổi thành 30g, thêm Thủ ô đằng 30g, Mộc qua 12g, tiếp tục cho uống. Ngày 18-12, khám lại: hết váng đầu, nhìn rõ mọi vật, nói năng rõ ràng, đi lại không khó khăn. Nhưng tay và môi vẫn thấy tê, rêu mỏng trắng, mạch trầm hoạt. Vì vậy, trong bài thuốc trên thay Thủ ô đằng bằng Thủ ô 15g, khuyên nên tiếp tục uống. Ngày 21-2-1968, khám lại: cảm giác tê đã giảm bớt, tinh thần và sức khoẻ đã như thường, chỉ còn thấy căng đầu, ăn, ngủ, đại tiểu tiện đều bình thường rêu sạch, mạch hoà, lúc này bệnh nhên đã đi làm được hơn 2 tháng, không thấy có khó chịu. Chúng tôi khuyên nên điều dưỡng bằng thuốc hoàn để củng cố kết quả điều trị.

Bài thuốc như sau: Sinh kì 60g, Thủ ô 30g, Toàn phúc hoa 30g, Giả thạch 30g, Xích thược 30g, Toàn yết 10g. Ngô công 10 con, Câu đằng 30g, Sinh địa 60g, Xích thược 30g, Bạch thược 30g, Đương quy 60g, Xuyên khung 30g, Cúc hoa 30g, Sinh thạch quyết 30g, Tật lê 30g, Thỏ ti tử 30g, Nữ trinh tử 30g, Tiên mao 30g, Hổ phách 3g, Tiên linh ti 30g, đem tất cả tán mịn trộn mật làm hoàn, mỗi viên nặng 10g, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần 1 viên.

Bàn luận: Biểu hiện lâm sàng thể hiện sự tổn thương bó tháp (như khó cử động, tăng phản xạ đầu gối, xuất hiện các phản xạ bệnh lý v.v...), lại có liệt thần kinh sọ não ngoại biên (như hoạt động của nhãn cầu không linh hoạt, nhìn một vật thành hai, khó nói, nuốt khó v.v...) tây y chẩn đoán là thân nảo hủy Myêlin, nguyên nhân của bệnh cho tới nay người ta vẫn chưa biết rõ, cũng chưa có cách điều trị đặc biệu. Theo quan điểm đông y, bệnh này không giống với các quy luật trúng phong nói chung, nếu như không có phương pháp kết hợp cả phân tích bệnh lẫn phân tích chứng, thì có thể cho rằng đây là một quái bệnh (bệnh lạ). Qua phân tích tỉ mỉ các triệu chứng bệnh quan sát thấy khi bệnh nhân phát bệnh thì bỗng nhiên cảm thấy chóng mặt, đau đầu, đó chính là cảm thụ phong tà, do chính khí không đủ, âm huyết không đủ, phong tà nhập lý, nhất thời không được giải, hóa thành táo, cô dịch thành đờm, phong đờm làm tắc kinh lạc, dẫn đến chân tay tê dại, trở ngại vận động. Can chủ cân, âm huyết không đủ, cân mất sự nuôi dưỡng, sẽ sinh chân tay run, khó nói, âm hư dương vượng, can khí thượng ngịch, phong đờm lên nhiễu ở trên, sẽ dẫn tới căng đầu, váng đầu, ù tai; can khai khiếu ở mắt, âm huyết không đủ, không thể dưỡng mục, sẽ thấy con ngươi chuyển đọng không linh hoạt, hai mắt nhìn mọi vật không rõ. Cần dùng dưỡng huyết bình can, tán phong hóa đàm, thông lạc. Trong bài thuốc dùng tứ vật thang thêm Đan sâm để dưỡng huyết hoạt huyết, dùng riêng một vị Hoàng kỳ để bổ khí, khí là soái của huyết, khí huyết lưỡng bổ, mới có thể dưỡng huyết làm đầy mạch. Khí huyết đầy đủ thì vận hành sẽ thông suốt; lại dùng Tật lê, Cúc hoa để bình can tán phong, Cương tàm, Câu đằng, Toàn yết, Ngô công, Mật rắn Trần bì để khu phong trấn kinh hóa đàm thông lạc. Vì phong phạm vào vùng đầu mặt là chủ yếu, nên dùng Cát căn để dẫn thuốc lên phía trên, tuyên phế hóa đàm, lại dùng Huyền sâm, Tri bá để dưỡng âm thanh hỏa ở kinh can. Vì bệnh nhân có âm huyết bị hư nhược, ngoại tà thừa lúc chính khí hư mà nhập vào, chính khí không đủ sức đẩy ngoại tà ra ngoài, ngoại tà vào kinh lạcm, ở lâu trong đó, phong từ hỏa mà ra, cô dịch thành đờm, âm huyết hư khuyết, làm đường mạch không đầy, khí huyết tuần hành chậm chạp, sau khi bị tà nhập, khí huyết dễ bị ứ trệ ngưng kết lại mà thành ứ huyết, đờm huyết kết lại với nhau làm tắc kinh lạc sinh ra bệnh. Khi điều trị, lúc đầu lấy khư phong hóa đàm thông lạc làm chủ, dưỡng huyết bình can là bổ trợ. Do coi trọng việc khu phong hóa đàm và ích khí dưỡng huyết, khí đủ thì huyết hành, làm cho khí huyết lưu thông, huyết đủ thì đường mạch cũng đầy ứ, ứ khí tân sinh, khí huyết vận hành, khí thuận thì đờm dễ hoá, huyết hoạt thì đờm dễ tiêu, vừa phù chính vừa khu tà, làm nổi bật đặc điểm của việc trị đờm, cho dùng thuốc được 2 tuần thì các triệu chứng đều giảm nhẹ, lại chuyển sang lấy dưỡng khí huyết làm chủ, thêm một bước khai thông kinh lạc, trọng điểm là phù trợ chính phí, khí huyết sung thịnh, kinh lạc lưu thông, ứ huyết ngưng đàm đều bị hóa tán. Tuy gọi là "quái bệnh", nhưng đã chữa bằng cách trị đàm, nên thu được kết quả rất tốt.

Teo não toả lan

Biện chứng đông y: Trung khí hư tổn, gân cốt suy phế.

Triệu chứng: bệnh nhân bắt đầu dần dần bị đau đầu váng đầu, trí nhớ giảm sút rõ rệt Bệnh nhân rất gầy, toàn thân không thể cử động, chây tay teo nhũn, rụng hết răng. Chất lưỡi bệu, không có rêu, mạch trầm nhược

Cách trị: ích khí dưỡng can bổ thận.

Đơn thuốc: Hoàng kỳ, quế chi, ngũ vật thang gia giảm.

Hoàng kỳ 150 Bạch thược 50 Quế chi 20
Sinh khương 10 đại táo 5 Qui đầu 20 Ngưu tất 20

-Công thức: Hoàng kỳ 150g, Bạch thược 50g, Quế chi 20g, Sinh khương 10g, Đại táo 5 quả, Đương quy 20g, Ngưu tất 20g..

Hiệu quả lâm sàng: Tiết XX, nữ, 45 tuổi, cán bộ. Tới khám ngày 27-3-1974. Từ năm 1970, bệnh nhân bắt đầu dần dần bị đau đầu váng đầu, trí nhớ giảm sút rõ rệt, ngay việc trong ngày hôm đó cũng có thể quên, chân tay rã rời, mỏi mệt. Từ năm 1973 không đứng vững được nữa, tay không cầm nổi đũa, nhai cơm toàn vãi ra ngoài. Đã bơm khí vào não và chụp não ở một bệnh viện, chẩn đoán là teo não toả lan (mạc trên, mạc dưới thùy đỉnh, cả hai bên thùy chẩm, nhất là bên phải). Bệnh nhân rất gầy, toàn thân không thể cử động, chây tay teo nhũn, rụng hết răng. Chất lưỡi bệu, không có rêu, mạch trầm nhược. Cho dùng "Hoàng kỳ, quế chi, ngũ vật thang gia giảm" Uống được 30 thang tới ngày 27-4 khám lại thấy có người đỡ có thể đi được. Nhưng đại tiện táo bón, miệng khô, đầu hơi đau, mạch nhược, lưỡi nhạt dễ khô, như vậy là bệnh đã chuyển, nhưng âm dịch vẫn còn thiếu, vẫn dùng nguyên phương, thêm hỏa ma nhân, Thốn vân, Thủ ô, Thiên hoa phấn, Sinh địa, Cúc hoa, bệnh nhân tiếp tục uống tới ngày 30-5 đã có thể chống gậy đi được khoảng 200 mét, các cơ bị teo đã có chuyển biến tốt. Chỉ còn đùi bên trái đau nhức, toàn thân vẫn mệt mỏi, chất lưỡi hơi tím đen, mạch nhược. Vậy là khí âm đang dần dần trở lại, cần phải chữa cả ngọn và gốc, cho bài thuốc sau: Hoàng kỳ 150g, Bạch thược 50g, Quế chi 20g, Đương quy 20g, Địa long 20g, Ngưu tất 200g, Thủ ô 25g, Thốn vân 25g, Nữ trinh tử 25g, Thỏ ty tử 25g, Địa long 20g, Thổ miết trùng 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Cứ như vậy điều trị nửa năm, hết teo, trí nhớ phục hồi, hoạt động bình thường. Tây y khám thấy trừ ngón chân cái bên trái còn hơi mất cảm giác, ngoài ra không có biểu hiện bất thường nào ở hệ thống thần kinh, cơ bản đã khỏi bệnh và ra viện.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

 
Tư vấn sức khỏe trực tuyến Tư vấn sức khỏe trực tuyến Tư vấn sức khỏe trực tuyến

Áp xe gan

Áp xe gan do vi khuẩn

Áp xe phổi

Bàng quang tiết niệu

Bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành tim

Bệnh huyết sắc tố

Bệnh tim

Bệnh tim do phong thấp

Bướu cổ đơn thuần

Bướu cổ tuyến giáp

Cảm mạo

Cao huyết áp

Chức năng thần kinh tim

Co thắt cơ hoành

Cổ trướng do sán lá

Dạ

Đái dầm

Đái đường

Đái tháo nhạt

Đau dây thần kinh mặt

Đau sườn

Đau thắt động mạch vành

Dengue xuất huyết

Di chứng trúng phong

Đường ruột

Dương vật cương cứng dị thường

Gan hóa mỡ sau viêm gan

Gan nhiễm mỡ

Gầy đét do suy dinh dưỡng

Giãn phế quản khạc

Thiên gia diệu phương

Giãn phế quản máu nhiều

Hen phế quản

Hen phế quản kèm giãn phế nang

Hô hấp

Hôn mê gan mạn tính

Huyết áp thấp Hysteria

Ỉa chảy do tiêu hóa không tốt

Khí thũng phổi

Lao phổi ho ra máu

Lao phổi thâm nhiễm

Lao ruột

Liệt dương

Loét bờ cong nhỏ dạ dày

Loét dạ dày

Loét dạ dày hành tá tràng

Lỵ amíp

Lỵ amíp mạn tính

Lỵ trực khuẩn cấp

Lỵ trực khuẩn mạn tính

Lỵ trực khuẩn nhiễm độc

Mạch vành tim

Thiên gia diệu phương

Ngộ độc nấm

Nhiễm khuẩn cấp đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường mật mạn tính

Nôn do thần kinh

Nốt thấp dưới da

Nuy não tủy Phát sốt

Phù do Protein thấp

Protein huyết thấp

Ra mồ hôi

Rối loạn chức năng ruột

Rối loạn chức năng thần kinh thực vật và ra nhiều mồ hôi

Rối loạn thần kinh thực vật

Rung tâm nhĩ

Sa dạ dày

Sa niêm mạc dạ dày

Sa thận

Sốt cao

Sốt nhẹ

Sốt nhẹ kéo dài

Sốt nhẹ mùa hè

Sốt nhiễm khuẩn

Sốt sau khi nhiễm nấm

Suy nhược thần kinh

Suy sinh dục

Suy tim phong thấp

Tắc ruột

Tắc ruột người già

Tâm thần phân liệt

Tăng huyết áp

Tăng lipid huyết

Táo bón

Thấp khớp

Thấp khớp cấp

Thống phong

Thổ tả

Tim đập nhanh

Túi mật

Ứ huyết phổi sau chấn thương

Viêm cầu thận

Viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận tăng urê huyết

Viêm bể thận mãn

Viêm cơ tim do phong thấp

Viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày mạn

Viêm dạ dày mạn tính và loét hành tá tràng

Viêm đa thần kinh - nuy

Viêm động mạch lớn

Viêm gan do ngộ độc thuốc

Viêm gan mạn

Viêm gan mạn không vàng da

Viêm gan mạn tấn công

Viêm gan mạn tồn tại

Viêm hang vị

Viêm họng tăng bạch cầu đơn nhân

Viêm loét đại tràng

Viêm màng não dịch tể

Viêm màng phổi tràn dịch

Viêm não

Viêm não B dịch tể

Viêm não do virus

Viêm phế quản cấp

Viêm phế quản mạn kèm phế khí thũng

Viêm phế quản phổi

Viêm ruột cấp

Viêm ruột giả mạc

Viêm ruột hoại tử

Viêm ruột mạn

Viêm teo niêm mạc dạ dày có sa niêm mạc dạ dày

Viêm túi mật cấp

Viêm túi mật khi mang thai

Viêm túi mật lên cơn cấp tính kèm sỏi mật

Viêm tụy

Viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp thể phù đơn thuần

Xơ gan

Xơ gan cổ trướng

Xơ gan do mỡ

Xơ gan giai đoạn sớm

Xơ gan tăng áp lực tĩnh mạch cửa


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Tư vấn sức khỏe trực tuyến  Tư vấn sức khỏe trực tuyến   Đầu trang