Biện chứng đông y: Phong thấp tà xâm nhập thịt da.
Cách trị: Sơ phong khử thấp, hoạt thuyết thông lạc.
Đơn thuốc: Gia giảm kinh phòng tứ vật thang.
Công thức: Đương quy 12g, Xích thược 12g, Sinh địa 12g, Kinh giới 9g, Phòng phong 6g, Khổ sâm 15g, Ngưu tất 12g, Tô mộc 6g, Bồ công anh 30g, Cam thảo 6g. Sắc uống, mỗi ngày một thang.
Hiệu quả lâm sàng: Vũ XX, nữ, 24 tuổi, công nhân, đến khám ngày 10 tháng 7 nǎm 1962, mắc bệnh đã hơn 1 nǎm, triệu chứng chủ yếu là hai chân và vùng mắt cá có các cục cứng màu đỏ tía đi lại có cảm giác đau vướng. Đã khám tây y, chẩn đoán là hạt hạch thấp dưới da. Bệnh nhân váng đầu mệt nhọc, mặt vàng đỏ, chất lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoạt sác. Đó là do tà của phong thấp xâm nhập da thịt, vào sâu dinh huyết phong thấp và huyết cũng kết lại không tan đi mà thành ra. Phải trị bằng phép sơ phong khử thấp, hoạt huyết thông lạc. Cho dùng "Gia giảm kinh phòng tứ vật thang". Uống được 8 thang thì các cục cứng đỏ tía đã hết, đi lại như thường, mạch chuyển hoạt sác. Đó là phong thấp tà đã tan, dịch huyết tuần hành đã thông, vẫn dùng bài trên bỏ Kinh phòng, thêm Địa đinh 15g, Liên kiều 15g, để khử độc tà của thấp nhiệt còn sót lại, đánh thông kinh lạc. Uống 5 thang nữa để được công hiệu hoàn chỉnh.
Bàn luận: Theo lý luận của "Tố vấn, Sinh khí thông thiên luận" thì "dinh khí không thuận, đi ngược vào trong thịt, sinh ra ung thũng" và theo "Y tông kim giám" thì chứng ngoại khoa lưu chú có các nguyên nhân thấp đàm, ứ huyết, phong thấp, dùng biện chứng để tìm ra nguồn thì ca bệnh này là chứng phong thấp lưu chú, phong thấp nhập lạc, ngưng kết không tan, ngǎn cản huyết dịch tuần hành, thành cục cứng đỏ tía mà đau chướng. Dùng thuốc khu phong khử thấp, hoạt huyết thông lạc, trong đó có thêm Ngưu tất, Tô mộc, Bồ công anh để hành huyết khử ứ, tiêu ung tán kết, cuối cùng mới thêm Địa đinh, Liên kiều để thanh lọc cái tà còn sót lại, cho nên thu được kết quả điều trị có thể nói là mỹ mãn.
|
Đái tháo nhạt
Dương vật cương cứng dị thường
Hen phế quản kèm giãn phế nang
Nhiễm khuẩn cấp đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường mật mạn tính
Rối loạn chức năng thần kinh thực vật và ra nhiều mồ hôi
Viêm dạ dày mạn tính và loét hành tá tràng
Viêm họng tăng bạch cầu đơn nhân
Viêm phế quản mạn kèm phế khí thũng
Viêm teo niêm mạc dạ dày có sa niêm mạc dạ dày
Viêm túi mật lên cơn cấp tính kèm sỏi mật