Biện chứng đông y: Hàn tà phạm phế, khí cơ thất lợi.
Cách trị: Tân hàn bình xuyên.
Đơn thuốc: Cao trị hen xuyễn.
Công thức: Chế nam tinh 15g, Pháp bán hạ 15g, Cát cánh 15g, Xuyên bối 15g, Tế tân 15g, Hạnh nhân 15g, Sinh cam thảo 15g, Ngũ vị tử 15g, Sinh Ma hoàng 9g, Bạch tô tử 9g, Khỏan đông hoa 9g, Sinh tử uyển 9g, Ma dầu (dầu gai) 200g, Bạch mật (mật trắng) 120g, Sinh khương trấp (nước gừng tươi) 120g. Trước hết đun đổ 12g vị thuốc đầu tiên vào trong dầu gai ngâm 24 giờ, đem sao cho đặc, lọc bỏ bã, lấy nước, sau đó cho thêm mật trắng vào nước gừng tươi đun cô thành cao, cho tới lúc đem nhỏ vào nước thì thành giọt châu, lấy được khoảng 440g. Mỗi ngày buổi sớm khi gà gáy canh nǎm thì uống 1 thìa nhỏ với nước đun sôi để nguội, trẻ em thì giảm bới liều dùng tùy lớn nhỏ. Trong thời gian dùng thuốc này không được ǎn các thức ǎn sống, lạnh, rượu, tôm, cua...
Hiệu quả lâm sàng: DungXX, nam, 38 tuổi, cán bộ. Khám điều trị nǎm 1957. Bệnh nhân bị hen phế quản kéo dài đã 6 nǎm. Thoạt đầu mỗi nǎm lên cơn 1-2 lần, phần nhiều vào mùa đông xuân, sau khi bị lạnh. Nói chung uống ephedrin hoặc các thuốc đông y thì có thể dứt cơn được. Hai nǎm gần đây ngày càng bị nhiều cơn hơn, cứ mấy ngày lại lên một cơn hen, mỗi lần bị mất hàng tuần lễ mới dứt dần, dùng các loại thuốc đông tây y chỉ có thể tạm thời dễ chịu hơn một chút mà không giảm bớt được tần suất cơn hen. Cho uống "Cao trị hen", đề nghị người bệnh kiên trì dùng liên tục, khi dùng hết khoảng 250g, thì dứt hết cơn hen. Lại tiếp tục uống cho tới tất cả 2 500g, đồng thời phối hợp cho dùng một số Kim quĩ thận khí hoàn, Bột nhau thai, sau khi khỏi bệnh đã theo dõi 21 nǎm không thấy tái phát.
Bàn luận: "Cao trị hen" xuất xứ từ bộ sách Phật học "Tây phương công cụ kinh nghiệm lương phương". Qua chỉnh lý gia giảm mà thành. Dùng trên lâm sàng quan sát mấy chục nǎm nay, xác nhận là bài thuốc có hiệu quả tốt để trị hen phế quản. Đặc biệt nếu dùng cho những bệnh nhân hen phế quản dạng hàn chứng thì hiệu quả lại càng tốt. Khi dùng bài thuốc này nên cǎn cứ vào lý luận đông y "Thận bất nạp khí". "Phế bệnh tại tì", "Tử bệnh lụy mẫu", đồng thời với việc khống chế cơn hen, cần chú ý điều bổ tì thận, như cho uống Kim quỹ thận chí hoàn, Hà xa đại tạo hoàn, Sâm kỳ cao, có thể tǎng thêm kết quả điều trị lên nhiều, củng cố lâu dài được hiệu quả điều trị.
Biện chứng đông y: Đàm ẩm xuyễn quản.
Cách trị: Tuyên phế hóa đàm, bình xuyễn chỉ khái.
Đơn thuốc: Tiêu xuyễn thang.
Công thức: Chích Ma hoàng 9g, Tế tân 9g, Sạ can 9g, Sinh thạch cao 24g, Ngũ vị tử 9g, Chích cam thảo 9g, Pháp bán hạ 9g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Người bị bệnh lâu ngày thể hư thì lượng thuốc dùng có thể giảm bớt, hoặc 1 thang chia làm nhiều lần mà uống. Người thiên về hàn thì thêm Can khương 10g, Phụ tử 9g, bỏ bớt Sinh thạch cao; người thiên về nhiệt thì thêm Tang bạch bì 12g, Hoàng cầm 10g, người bị bệnh xuyễn nặng thì thêm địa long 10g, Bạch quả 10g, người có nhiều đờm thì thêm Bối mẫu 10g, Trúc lịch 10g.
Hiệu quả lâm sàng: Khu XX, nam, 39 tuổi, nông dân. Từ nǎm lên 10, người bệnh do bị cảm lạnh thành ho hen xuyễn. Điều trị bệnh đã đỡ nhưng về sau mỗi khi bị nhiễm lạnh lại lên cơn hen không dứt được, càng ngày càng nặng, tuy đã điều trị bằng nhiều loại thuốc mà vẫn không khỏi. Một nǎm trở lại đây, mỗi lần lên cơn hen lại so vai ngửa cổ mà hít thở, trông rất thảm hại. Đã dùng ephedrein, aminophylin, mà không cắt được cơn hen. Dùng corticoid thì có thể giảm cơn hen tạm thời được 20-30 phút, tiêm truyền hormon vào tĩnh mạch thì phải mất khoảng 1 ngày mới cắt được cơn hen. Cho uống "Tiêu xuyễn thang", uống được 1 thang thì hen giảm hẳn, uống hết 2 thang thì cơ bản khống chế được cơn hen. Lại cho dùng Lục quân tử thang và Sinh mạch tán, có tác dụng bồi thổ sinh kim, Thất vị đô khí thang để ôn thận, nạp khí, các bài thuốc này dùng lần lượt thay nhau và đều có gia giảm, khi lên cơn hen thì vẫn uống Tiêu xuyễn thang. Cứ như thế tiếp tục điều trị hơn nửa nǎm, số lần lên cơn hen giảm đi rõ rệt, cường độ cơn hen cũng nhẹ hơn nhiều, thể lực tǎng lên rõ rệt. Một nǎm sau thì bệnh cơ bản khỏi hẳn.
Bàn luận: "Tiêu xuyễn thang" là bài thuốc tuyển chọn phối hợp chữa hen của đông y dựa trên các bài thuốc Tiểu thánh long thang, Sạ can ma hoàng thang, Ma hạnh thạch cam thang. Trong bài thuốc này chú trọng sử dụng Ma hoàng để tuyên phế bình xuyễn, Tế tân để ôn phế hóa ẩm, Sạ can để bình nghịch giáng khí, Bán hạ có tác dụng hóa đàm khử ẩm, Ngũ vị tử liễm phế cầm ho và khống chế sự "tán" của tế tân, Sinh thạch cao để thanh phế giải nhiệt và khống chế "hãn" (gây mồ hôi) của Ma hoàng, Chích cam thảo nhuận phế cầm ho, điều hòa các vị khác, nhằm đạt được hiệu quả phối hợp hóa đàm tuyên phế, bình xuyễn chỉ khái. Hen xuyễn do phế tuyên mà sẽ bình được, ho do đờm giảm mà cầm được. Người xưa có nói "Tế tân bất quá tuyến", nay dùng trong "Tiêu xuyễn thang" tới 9g, tương đương với 3 tiền, nhưng chỉ cần dùng đúng bệnh, phối hợp đúng phương pháp, trên lâm sàng chưa thấy có phản ứng nào không tốt. Đó cũng chính là điều mà "Nội kinh" đã nói:"Hữu cố vô vẫn, dược vô vẫn dã".
Biện chứng đông y: Phế tỳ khí hư, đờm đục không ta, khí đờm kết lại, bản ho tiêu thực.
Cách trị: Bổ ích phế tỳ, tiêu đờm giáng khí.
Đơn thuốc: Sâm giới tán gia vị.
Công thức: Cáp giới (tắc kè) 2 con (chặt bỏ đầu và chân), Nhân sâm 15g, Sơn dược 60g, Điền hạnh nhân 24g, Trầm hương (loại tốt) 12g, Nhục quế (loại tốt) 12g, Kinh bán hạ 30g, Hoàng kỳ 60g, Tử bì hồ đào 60g, Sa bạch quả 30g, Tang bạch bì 30g, Cam thảo 15g. Các vị trên tán mịn làm một liều thuốc gói kín để dùng dần: mỗi lần 4-6g, mỗi ngày 3 lần, uống với nước đun sôi để nguội. Với bệnh nhân chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, thì bỏ bớt Nhục quế mà thêm Nữ trinh tử 30g, Câu kỷ tử 30g.
Hiệu quả lâm sàng: Hơn 10 ca bệnh nhân hen phế quản dai dẳng đã dùng bài thuốc Sâm giới tán gia vị, đều đạt được kết quả điều trị tốt. Từ XX, nam, 45 tuổi, cán bộ. Đã hơn 4 nǎm bị những cơn hen xuyễn, nhiều đờm. Bốn nǎm trước sau khi mắc bệnh, cứ mỗi lần bị lạnh, hoǎcỷ ngửi phải khí than là lại lên cơn xuyễn. Khi lên cơn, ngực co rúm lại, khó thở, ho khạc ra đờm dính màu trắng thì cảm thấy có dễ chịu hơn. Bệnh tình mỗi nǎm một nặng thêm, các cơn hen ngày một xuất hiện nhiều và kéo dài hơn. Tây y chẩn đoán là hen phế quản. Đã dùng ephedrin, ainophylin, adrenalin, lúc đầu có hiệu quả khá tốt, nhưng sau đó cảm thấy hiệu quả chẳng được là bao. Một nǎm trở lại đây bệnh tình lại nặng thêm, cứ đến hai mùa hạ và thu là lại lên cơn hen nặng, sang mùa đông xuân thì cảm thấy đỡ hơn. Một nǎm nay, tây y cho dùng cortison mỗingày 3 lần, dùng liên tục dài ngày, vào vụ hè thu không ngày nào là không dùng, còn đồng thời dùng thêm khí dung cắt cơn hen, luôn mang theo người, hơi cảm thấy khó thở muốn ho là phải phun ngay. Bệnh nhân rất dễ bị cảm mạo, hơi bị lạnh là hắt hơi, nhức đầu, toàn thân khó chịu. Bệnh nhân không hút thuốc uống rượu nhiều, đại tiện bình thường. Sắc mặt trắng bệch, lưỡi nhạt rêu trắng, lục mạch trầm hoãn. Chứng thuộc thái âm hư xuyễn, khí đờm kết lại thǎng giáng bất lợi. Cần trị bằng cách khi bệnh phát cơn thì trị triệu chứng, lúc bình thường thì chữa cǎn nguyên, cả hai mặt cùng chữa trị, lưỡng bố phế tỳ. Vẫn thường xuyên dùng cortison khí dung để chống lên cơn. Đồng thời dùng "Sâm giới tán gia vị" đại bổ phế tỳ, tiêu đờm giáng khí, phù chính cố bản để chữa trị tận gốc. Uống liền 4 liều "Sâm giới gán gia vị", sau 4 tháng ngừng dùng tất cả các loại thuốc tây y, tinh thần sảngkhoái, sức lực dồi dào, thể chất tǎngcường. Dùng bài thuốc này tiếp tục được 1 nǎm thì ngừng tất cả các loại thuốc. Hỏi thǎm thấy 3 vụ hè thu bệnh không tái phát.
Bàn luận: Thông qua thực tiễn lâm sàng thấy rõ ràng "Sâm giới tán gia vị' có tác dụng làm thay đổi phản ứng của cơ thể, điều tiết hormon. Trong quá trình phối hợp điều trị cùng với các thuốc tây y, dần dần phải giảmbớt hormon và thuốc chỉ xuyễn, lúc đầu thì càng chậm càng ít càng tốt, cho tới khi hoàn toànkhông dùng tới các loại thuốc tây y này. Sau đó lại giảm dần cả liều dùng "Sâm giới tán gia vị', cách tiến hành gồm có giảm dần số lần uống thuốc và giảm dần lượng thuốc uống mỗi lần, cho đến khi hòan toàn không dùng thuốc nữa. Cả quá trình này cần kéo dài từ nửa nǎm tới 1 nǎm.
Biện chứng đông y: Can khí uất kết, khí cơ không điều hòa được, tạo thành khí nghịch không giáng được dâng khí lên thành xuyễn.
Cách trị: Giải uất tiết nhiệt, điều can giáng nghịch.
Đơn thuốc: Ngũ ma ẩm hợp tứ nghịch tán gia giảm.
Công thức: Trầm hương 6g, Ô dược 10g, Nhục quế 4g, Hoàng liên 9g, Mộc hương 6g, Sài hồ 12g, Đại bạch phụ 12g, Chỉ xác 12g, Hàng thược 20g, Cam thảo 6g, đem Hoàng liên và Hàng thược sắc trước lấy nước, sau dùng ngay nước thuốc này xay những vị khác còn lại cho thật nhỏ. Sau đó lại đem tất cả sắc nhỏ lửa lấy nước mỗi ngày uống 1 thang chia làm 4 lần.
Hiệu quả lâm sàng: lý XX, nữ, 21 tuổi, xã viên. Ba nǎm trước bị cảm kéo dài hơn 1 tháng mới khỏi. Sau khi khỏi vẫn cảm thấy tức ngực, họng không thông. Ngay khi đó không được điều trị dứt điểm, sau đó sinh xuyễn, mỗi nǎm đến kỳ qua xuân sang hè hoặc sau khi tức giận, bực bội là bệnh lại càng thêm nặng. Khi lên cơn hen không nằm thẳng trên giường được, ho ra đờm không nhiều, đã dùng nhiều cách điều trị mà vẫn không dứt được cơn hen. Khi đã qua cuối xuân đầu hè, hoặc khi hết tức giận bực bội thì các triệu chứng tự giảm hết. Lần này cơn hen đã kéo dài 5 ngày, do bực tức chuyện gia đình mà tái phát. Tại bệnh viện đã tiến hành xét nghiệm máu, nước tiểu phân đều bình thường. Chiếu điện thấy hai phổi sáng rõ, tim phổi bình thường. Chẩn đoán: 1/Hen phế quản, 2/Bệnh do lo nghĩ. Họng bệnh nhân có tiếng đờm khò khè. Xuyễn khó thở không nằm được, tức ngực, nấc, bụng đầy không muốn ǎn uống. đã dùng kháng sinh, aminophylin, nhưng chỉ có thể tạm thời giảm cơn, cũng có dùng liệu pháp ám thị nhưng không kết quả. Mạch hoãn huyền hữu lực, lưỡi nhạt rêu mỏng. Cho uống "Ngũ ma ẩm hợp tứ nghịch tán gia giảm". Sau khi uống 1 tuần bệnh tình đã đỡ, cơn tái phát nhẹ đi, thời gian lên cơn ngắn lại, đã hết tức ngực, nấc. Tiếp tục cho dùng bài thuốc này, thêm Sạ can 10g, cùng đem sắc với Hoàng liên, Hàng thược rồi say với các vị khác, uống được hơn 1 tháng thì bệnh khỏi hẳn.
Bàn luận: Hen xuyễn là do sự bất thường của việc thǎng giáng, ra vào của khí gây ra. Bệnh nhân lúc thường là người khỏe mạnh, không có biểu hiện hư khí cho nên dùng Ngũ ma ẩm để điều khí giáng nghịch, làm thông đạt khí cơ dùng tứ nghịch tán để sơ can giải uất, điều hòa can vị, làm cho trên dưới điều hòa, khí cơ không bị trở ngại, không trị xuyễn mà xuyễn sẽ phải lui. Hai bài thuốc này không phải chủ trương trị xuyễn, nhưng khi dùng kết hợp lại tác động đúng vào cơ chế sinh bệnh, bản chất là trị cǎn nguyên mà khỏi tiêu chứng bệnh. Dùng nước sắc Hoàng liên v.v... để xay các vị còn lại là vì các vị thuốc này hàm chứa nhiều khí vị, xay ra sẽ thu được đầy đủ khí vị, không làm mất đi tí nào, sau đó đem sắc nhỏ lửa làm cho khí vị thuần hòa, phát huy được đầy đủ tác dụng của các vị thuốc. Phương pháp xay (ma pháp) thường bị người sau xem nhẹ, người thầy thuốc cần nghiên cứu kỹ nguyên lý chế thuốc để hiểu ý của cố nhân xây dựng bài thuốc.
Biện chứng đông y: Đàm hỏa phạm phế, ứ tắc phế khiếu, phế không túc giáng được.
Cách trị: Thanh nhiệt hóa đàm, tuyên phế lợi khí.
Đơn thuốc: Gia vị tiền hồ thang.
Công thức: Tiền hồ 12g, Hạnh nhân 9g, Tang diệp 12g, Tri mẫu 12g, Mạch đông 9g, Hoàng cầm 9g, Kim ngân hoa 15g, Khỏan đông hoa 9g, Tỳ bà diệp 12g, Cát cánh 9g, Cam thảo 6g.
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang (kiêng ǎn các thứ tanh, cay)
Hiệu quả lâm sàng: Khang XX, nữ, 26 tuổi, cán bộ. Ngày 5-3-1970 tới khám. Bệnh nhân bị ho xuyễn đã mấy tháng, trong cổ họng có tiếng đờm rít, khó thở, đờm vàng quánh, đau tức cả vùng ngực, miệng khát bực bội, mặt đỏ, môi đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác hữu lực, bệnh thuộc về đờm hỏa phạm phế, làm ứ tắc phế khiếu, phế không còn chức nǎng túc giáng, khí đạo không lợi mà dẫn đến xuyễn. Khám tây y chẩn đoán là hen phế quản. Cần trị bằng phép thanh nhiệt hóa đờm, tuyên phế lợi khí. Cho uống 'Gia vị tiền hồ thang". Bệnh nhân uống 4 thang, mạch chuyển hoãn hoạt, rêu lưỡi đã khá hơn nhiều, đờm chỉ còn hơi vàng, không quánh, hết đau ngực, dễ thở, hết xuyễn. Như vậy là đàm hỏa đã tán, khí đạo đã lợi. Lại cho uống tiếp bài thuốc này, bỏ bớt Khỏan đông hoa, thêm Thiên hoa phấn 12g. Uống tiếp 5 thang thì bệnh khỏi hẳn.
Bàn luận: Trường hợp này các triệu chứng đều thuộc về đàm hỏa bị bế tắc mà quá vượng, "Nhiệt giả hà chi", trị liệu cùng các vị khổ hàn và vi tân cam của thang tiền hồ để thanh nhiệt hóa đàm, dùng vị Cát cánh để đưa lên phía trên, cho tới được phế tạng. Khỏan đông hoa tả nhiệt nhuận phế, tiêu đờm, trừ bỏ bực bội, cầm ho. Tỳ bà diệp tả phế giáng hỏa, cho nên uống 4 thang thì hỏa tán đờm tiêu, hết xuyễn. Lại dùng bài thuốc này bỏ bớt Khỏan đông hoa, thêm Thiên hoa phấn để lấy tác dụng toan cam vi khổ hàn của nó để sinh tân nhuận phế, phục hồi phế âm đã bị đàm hỏa làm thương tổ. Vì vậy chỉ dùng thêm 5 thang bệnh cũ đã được trị khỏi hoàn toàn.
Biện chứng đông y: Thận khí hư, đờm lạnh trở ngại đến phổi.
Cách trị: Tả phế ích thận nạp khí.
Đơn thuốc: Gia vị thận khí thang.
Công thức: Thục địa 15g, Hoài sơn 15g, Phục linh 15g, Cẩu kỷ 9g, Trạch tả 9g, Đơn bì 9g, Phụ tử 9g, Đả tinh 9g, Đình lịch tử 9g, Nhục quế tâm 3g, (uống riêng).
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Vương XX, nam, 63 tuổi, cán bộ. Đến khám từ tháng 2-1977. Bệnh nhân bị hen phế quản đã hơn 20 nǎm. Từ nǎm 1960 mỗi nǎm một nặng thêm nhất là nǎm cuối này bệnh lại càng nguy kịch. Bệnh nhân bị tức ngực, thở dốc, hơi ngắn, nhất là khi hoạt động, không nằm thẳng được, lên cầu thang rất khó khǎn. Đờm nhiều, trong có rất nhiều bọt, mạch tế huyền hoãn lưỡi đỏ nhạt, hai mép lưỡi sẫm, rêu trắng hơi dầy. Cho uống "Gia vị thận khí thang". Uống 3 thang, đã có thể nằm thẳng được, lên cầu thang không thở dốc. Bệnh nhân tin tưởng, uống tiếp hơn 20 thang nữa. Cuối nǎm1979 thǎm lại thấy saukhi dùng thuốc bệnh đã đỡ, tình trạng sức khỏe tốt. Bệnh nhân đã lên Bắc Kinh họp còn đi tham quan khảo sát ở Anh, không thấy bệnh tái phát.
Bàn luận: Ngoài trường hợp nêu trên, đã dùng bài thuốc này có gia giảm để chữa cho mấy trường hợp hen xuyễn khác đều có kết quả tốt. Trong đó có 1 trường hợp hen kèm tǎng tế bào ái toan, cũng đạt kết quả điều trị tốt. Trường hợp này cho dùng bài thuốc trên, bỏ Đình lịch tử, thêm Địa long can 9g, Hùng hoàng 0,6g (uống riêng).
|
Đái tháo nhạt
Dương vật cương cứng dị thường
Hen phế quản kèm giãn phế nang
Nhiễm khuẩn cấp đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường mật mạn tính
Rối loạn chức năng thần kinh thực vật và ra nhiều mồ hôi
Viêm dạ dày mạn tính và loét hành tá tràng
Viêm họng tăng bạch cầu đơn nhân
Viêm phế quản mạn kèm phế khí thũng
Viêm teo niêm mạc dạ dày có sa niêm mạc dạ dày
Viêm túi mật lên cơn cấp tính kèm sỏi mật