Biện chứng đông y: Huyết ứ mạch lạc.
Cách trị: Hoạt huyết hóa ứ.
Đơn thuốc: Manh trùng gia vị thang.
Công thức: Manh trùng 6-12g, Trần bì 15g. Người khí hư thì thêm Đảng sâm 30g, người dương hư thì thêm Tiên linh tì 12g, người âm hư thì thêm Ngọc trúc 15g, người huyết hư thì thêm Sinh địa 20g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Đã dùng bài thuốc trên điều trị 15ca đau thắt động mạch vành, xác nhận là có tác dụng rõ rệt hết đau thắt. Uông XX, nữ, 59 tuổi, bệnh động mạch vành đã 3 nǎm, một tháng nay trong ngực bực bội, thở rốc ngày một nặng hơn. Vùng ngực có cảm giác cǎng thẳng, bị nén, phiền muộn, mỗi ngày hai ba lần như thế, mỗi lần kéo dài từ 1 đến 10 phút. Ǎn uống bài tiết đều bình thường. Có tiền sử tǎng huyết áp đã 25 nǎm. Ngày 22-10-1977 vào điều trị ở một bệnh viện, điện tâm đồ sóng T I, II, aVL, aVF, V3-V6 đều ngược rõ, đoạn ST thì V3-V6 đều xuống thấp, xuống thấp nhất là 0,14mm. Điện tâm đồ cho thấy thiếu máu cơ tim rõ rệt. Kết hợp triệu chứng bệnh sử, điện tâm đồ, chẩn đoán là co thắt động mạch vành và cơ tim dưới màng trong tim cứng tắc. Đã từng uốngviên nitrglycerin tác dụng kéo dài và nhiều thuốc khác vẫn không thấy cải thiện các triệu chứng và điện tâm đồ. Ngày 26-10 uống Manh trùng gia vị thang, đến ngày 9 tháng 11 các triệu chứng ngực bức bối, vùng trước tim cǎng thẳng, cảm gác nén đều giảm nhẹ rõ rệt. Điện tâm đồ đoạn ST đi xuống và sóng T đảo ngược đều chuyển lên, cho là cung cấp máu cho cơ tim có được cải thiện. Tiếp tục dùng thuốc cho đến ngày 20 tháng 12, đoạn ST V2 3,5 xu ống thấp 0,2-0,5mm, V4 về đến đường đẳng điện, V2,3,5,6 của sóng T trở thành thẳng đứng, V4 do đảo ngược trở thành thấp bằng, điện tâm đồ lúc đó cơ bản tương tự điện tâm đồ của bệnh nhân này làm tháng 4-1977. Xét tình hình bệnh nhân đau động mạch vành đã 3 nǎm, tǎng huyết áp đã 25 nǎm, động mạch vành cung cấp thiếu đã lâu dài nên không thể có khả nǎng khôi phục hoàn toàn.
Bàn luận: Manh trùng vị đắng hơi hàn, có tác dụng trục ứ phá tích, thông lợi huyết mạch. Trên lâm sàng ngoài Manh trùng gia vị thang ra còn dùng Manh trùng và Huyết phủ trục ứ thang sử dụng liên hoàn để trị bệnh đau thắt động mạch vành cho 40 ca và dùng độc vị Manh trùng chữa cho 10 ca đau thắt động mạch vành đều có tác dụng làm giảm cơn đau thắt tim, hiệu quả nhanh chóng, đối với những người đã từng dùng các thuốc đông thuốc tây mà chưa thấy tác dụng rõ rệt thì cũng có tác dụng giảm bệnh ở mức độ khác nhau. Người bệnh dùng Manh trùng liên tục lâu nhất tới hơn 1 nǎm, chức nǎng gan thận, ǎn uống, bài tiết đều không thấy có phản ứng xấu nào rõ rệt cả.
Biện chứng đông y: Khí huyết ứ tắc, tâm mạch không thông.
Cách trị: Hoạt huyết hóa ứ, tuyênthông tâm mạch.
Đơn thuốc: Thất tiếu tán gia vị.
Công thức: Bồ hoàng 10g, Ngũ linh chi 10g, Đan sâm 15g, Xích thược 12g, Xuyên khung 12g, Giáng hương 10g, Cát cǎn 30g, Qua lâu 15g, Tam thất phấn 3g (chiêu với nước thuốc).
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Người thiên về dương hư thì có thể thêm Phụ phiến, Nhục quế, người thiên về âm hư thì có thể thêm Thủ ô, Thốn đông, người thiên về khí hư thì có thể bỏ Linh chi, thêm Nhân sâm hoặc Đảng sâm, Hoàng kì, người có đàm thấp thì có thể thêm Trần bì, Bán hạ.
Bàn luận: Việc điều trị đau thắt động mạch vành tim thì lấy "Thất tiếu tán gia vị" làm chủ yếu, kết hợp biện chứng thêm bớt ít nhiều, ứng dụng trên lâm sàng có kết quả mỹ mãn. bài này xây dựng trên cơ sở lý luận biện chứng của đông y, biện bệnh của tây y, thí dụ trong bài có Đan sâm, Cát cánh, Xuyên khung, Qua lâu đã được các nghiên cứu dược lý hiện đại chứng minh là đều có tác dụng dãn nở động mạch vành. Theo chứng minh của nhiều bệnh án được theo dõi thì bệnh động mạch vành tuyệt đại đa số thuộc về khí trệ huyết ứ phù hợp với lý luận đông y "không thông ắt đau", "khí hành ắt huyết hành", dùng các vị thuốc đông y hoaỹt huyết lý khí làm chủ, do đó mà bài này có tác dụng tương đối mĩ mãn cải thiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh động mạch vành, hơn nữa sau một thời gian dùng thuốc, khi các triệu chứng lâm sàng chuyểứn biến tốt thì điện tâm đồ bất thường cũng cải thiện theo.
Biện chứng đông y: Dương khí uất bế.
Cách trị: Ôn dương hành khí, thông kinh hoạt lạc.
Đơn thuốc: Phức phương đan sâm ẩm.
Công thức: Đan sâm 15g, Giáng hương 15g, Mộc thông 12g, Vương bất lưu hành 12g, Tam thất 6g, Thông thảo 3g. Sắc uống.
Hiệu quả lâm sàng: Trương XX, nam, 56 tuổi, xã viên, sơ chẩn ngàh 21-3-1975. Người bệnh thường vẫn phát sinh hỏang hốt, thở gấp, đau thắt tim ngực không chịu nổi, thường nằm mơ giật mình dậy, đã hơn nửa nǎm. Đã từng chẩn đoán là đau thắt động mạch vành, dùng không ít các thuốc đông thuốc tây mà không kiến hiệu. Khám thấy dinh dưỡng trung bình, vẻ người buồn khổ, da mềm ướt, mặt xanh bệt, nghe phổi bình thường, tiếng tim yếu mà nhanh, tim đập 156 lần/phút, mạch kết đại, rêu lưỡi mỏng trắng. Dùng một thang "Phức phương đan sâm ẩm"thấy các triệu chứng đỡ, bớt hẳn đau ngực, tiếng tim vẫn yếu, tim đập 142 lần/phút, mạch trầm mà đại, lại cho uống tiếp 2 thang. Ngày 28 tháng 3 khám lại đã hết đau ngực, không có cảm giác đè nén. Còn hơi thấy tay chân bải hỏai. Đại tiện kết táo, tim còn đập 110 lần/phút, vẫn uống bài trên bỏ Tam thất, Vương bất lưu hành, uống 4 thang. Cảm thấy các chứng đều hết, đã như lúc thường. Theo dõi hỏi lại chưa thấy tái phát, người khỏe mạnh, có thể làm mọi vịêc lao động chân tay ở nông thôn.
Biện chứng đông y: Tân dương bất chấn, tâm huyết ứ trở.
Cách trị: ích huyết hóa ứ.
Ðơn thuốc: Gia vị ích tâm thang.
Công thức: Ðảng sâm 15g, Hoàng kỳ 15g, Cát căn 9g, Xuyên khung 9g, Ðan sâm 15g, Xích thược 9g, Sơn tra 30g, Xương bồ 4g, Quyết minh tử 30g, Giáng hương 3g, Tam thất phấn 1,5g, và Huyết kiệt phấn 1,5g (trộn đều chia 2 lần mà chiêu với nước thuốc). Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Bàn luận: Thực tiễn quan sát trên lâm sàng chứng minh rằng "Gia vị ích tâm thang" có thể chữa khỏi các chứng ngực bức bối, tim đau thắt một cách tương đối nhanh, lại có thể đề phòng phát sinh chứng cơ tim cứng tắc. Ðối với người có tuổi bệnh lâu ngày, khí phận đã hư mà lại còn có ứ chứng thì bài thuốc này lại càng thích hợp. Ngoài ra nó còn có hiệu quả nhất định hồi phục chức năng cơ tim.
|
Đái tháo nhạt
Dương vật cương cứng dị thường
Hen phế quản kèm giãn phế nang
Nhiễm khuẩn cấp đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường mật mạn tính
Rối loạn chức năng thần kinh thực vật và ra nhiều mồ hôi
Viêm dạ dày mạn tính và loét hành tá tràng
Viêm họng tăng bạch cầu đơn nhân
Viêm phế quản mạn kèm phế khí thũng
Viêm teo niêm mạc dạ dày có sa niêm mạc dạ dày
Viêm túi mật lên cơn cấp tính kèm sỏi mật