Mặt đau nhức
Biện chứng đông y: Can âm hư khuyết, can dương thượng cang, thượng nhiễu thanh không.
1. âm hư dương cang
Triệu chứng: thấy đầu váng, bực bội mất ngủ, mặt đỏ, miệng và họng khô, lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng, mạch huyến tế và mạnh.
Cách trị: Dưỡng huyết nhu can, bình can tức phong, giải kinh chỉ thống.
Đơn thuốc: Ngũ bạch thang.
Mặt đau nhức âm hư dương cang | Bạch thược | 30 | Tật lê | 12 | bạch phụ tử | 9 | |
cương tàm | 10 | Bạch chỉ | 9 | ||||
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nữ, 48 tuổi. Mặt bên phải của bệnh nhân đã hơn 3 năm đau từng cơn. Mỗi lần đau phần nhiều vì gặp gió hoặc các kích thích khác, đau khoảng 10 giây, đau như điện giật, một nửa mặt cơ bị co giật, chảy nước mắt v.v... Đã phải vào bệnh viện nhiều lần để điều trị, chẩn đoán là đau dây thần kinh sinh ba, đã uống thuốc như dilantin sodium, v.v... Châm cứu, không có tác dụng. Đến xin điều trị thì thấy đầu váng, bực bội mất ngủ, mặt đỏ, miệng và họng khô, lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng, mạch huyến tế và mạnh. Đây là chứng can âm hư khuyết, can dương thượng canh, phượng nhiễu thanh không. Cần trị bằng phép dưỡng huyết như can, bình can tức phong, giải kinh chỉ thống. Cho dùng "Ngũ bạch thang", dùng thêm Câu đằng, Ngưu tất. Uống được 3 thang, các chứng giảm nhiều, lại uống 6 thang, các chứng khỏi hết, không lên cơn đau nữa. Sau đó lại uống thêm Kỉ cúc địa hoàng hoàn 1 tháng liền để củng cố hiệu quả. Sau khi khỏi còn theo dõi 5 năm chưa thấy tái phát.
Bàn luận: "Ngũ bạch thang" gia giảm ngoài hiệu lực điều trị đau dây thần kinh sinh ba tương đối tốt, còn có hiệu lực nhất định đối với chứng đau đầu do cao huyết áp. Ca này trong bài thuốc đã dùng Bạch thược để dưỡng huyết nhu can, hòa âm tiềm dương, dùng Bạch tật lê, Bạch phụ tử, Cương tàm, Câu đằng để bình can tức phong, lấy Bạch chỉ để tăng sức thông khiếu, lại có vị Ngưu tất mà theo nghiên cứu dược lý hiện đại thì có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, giảm đau, do đó thu được kết quả tốt.
Đau dây thần kinh sinh ba
Biện chứng đông y: Khí trệ huyết ứ, uất mà phát sốt, ứ nhiệt quấy lên, thanh không thất lợi.
2. khí trệ huyết ứ
Triệu chứng:
Cách trị: Hành khí hoạt huyết, hóa ư thông lạc, thanh khí tỉnh não.
Đơn thuốc: Gia vị thược dược cam thảo thang.
Mặt đau nhức khí trệ huyết ứ | Bạch thược | 18 | Chích thảo | 9 | Hương phụ | 9 | |
qivĩ | 12 | đại xuyên khung | 5 | Đào nhân | 9 | Tật lê | 9 |
cam Cúc hoa | 9 | sinh Thạch cao | 25 | cao bản | 5 | toàn Qui đầu | 9 |
Hồng hoa | 9 |
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Đau dây thần kinh sinh ba
Biện chứng đông y: Phong hàn ẩn náu ở não, làm tắc trệ thanh không.
3. phong hàn
Triệu chứng:
Cách trị: Khư phong tán hàn, thông kinh, chỉ thống.
Đơn thuốc: Lư thống ninh.
Mặt đau nhức phong hàn | Xuyên khung | 50 | tất bát | 50 | Bạch chỉ | 50 | |
xuyên tiêu | 50 | ||||||
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang
Người thiên về nhiệt Đảm tinh 10g, Sơn chi 15g,
Người thiên về hàn Tế tân 5g, Chế Xuyên ô 15g.
Hiệu quả lâm sàng: Từ năm 1967 đã theo dõi "Lư thống ninh" gia giảm điều trị 200 ca bệnh đau dây thần kinh sinh ba, bình quan một liệu trình dài 2 tuần lễ, phần lớn bệnh nhân đã khỏi hoặc thuyên giảm rõ rệt, tổng cộng tỉ lệ khỏi là 90%, hỏi lại 1 năm sau trong số 150 ca, trừ 18 ca có tái phát còn tất cả đều có kết quả vững chắc.
Bàn luận: Trong thời gian uống "Lư thống ninh", bệnh nhân nên ngừng mọi phương pháp điều trị khác, nói chung 4-6 ngày là có kết quả. Đối với người uống thuốc một tuần rồi mà không thấy giảm đau thì tăng lượng Xuyên khung lên 75g, qua 10 năm theo dõi lâm sàng, thêm Xuyên khung lên như thế chưa thấy phát sinh tác dụng phụ. Căn cứ các tư liệu nghiên cứu dược lý hiện đại thì các thành phần chủ yếu điều trị đau thần kinh sinh ba trong bài này, có thể là chứa tetra methyl pyraxin và piperin. Thực tiễn cho thấy bài này dùng điều trị đau đầu do mạch máu, đau thắt ngực, viêm mút thần kinh đều có tác dụng nhất định.
Đau dây thần kinh sinh ba
Biện chứng đông y: Khí hư huyết trệ, phong đàm quấy lên.
4. khí hư huyết trệ
Triệu chứng:
Cách trị: Bổ ích khí huyết khu phong hóa đàm, khư ứ thông kinh.
Đơn thuốc: Hóa ứ khu phong chỉ thống thang.
Mặt đau nhức khí hư huyết trệ | sinh Hoàng kỳ | 15 | Qui đầu | 6 | Xích thược | 12 | |
Phòng phong | 6 | Khương hoạt | 3 | ngô công | 2con | Hồng hoa | 12 |
Đào nhân | 12 | Huyền sâm | 15 | ||||
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Bàn luận: Bài thuốc này là tiếp thu từ dân gian Tân Cương. Trong bài có Ngô công, công thức nguyên thủy là Toàn yết, nhưng Toàn yết khó kiếm, thay bằng Ngô công, hiệu quả không có gì khác.
Đau dây thần kinh sinh ba
Biện chứng đông y: Dương minh lạc hư, can phong thừa cơ tấn công.
5. can phong
Triệu chứng:
Cách trị: Bình can tức phong chỉ thống.
Đơn thuốc: Tam thoa thần kinh thống phương.
Mặt đau nhức can phong | Kinh giớithán | 9 | Thạch Qm | 30 | nguyên hồ | 15 | |
Tật lê | 9 | nộm Câu đằng | 12 | bạch cương tàm | 9 | hương Bạch chỉ | 4.5 |
mãn kinh | 9 | Trần Bì | 4.5 | Toàn yết | 3 | ||
. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Viêm thần kinh mặt
Biện chứng đông y: Phong thấp đàm trở, ứ đinh kinh mạch.
6. phong thấp đàm trở (phong đàm)
Triệu chứng:
Cách trị: Khư phong tán hàn, khử ứ hóa đàm, thông kinh hoạt lạc.
Đơn thuốc: Ngô công kiều chính ẩm.
Mặt đau nhức phong đàm | Ngô công | 1 con | Địa long | 12 | Đương | 12 | |
Khương hoạt | 10 | Phòng phong | 10 | Bạch chỉ | 10 | Xuyên khung | 9 |
Xích thược | 10 | K huyết đằng | 15 | ||||
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Đã theo dõi 5 ca viêm thần kinh mặt chữa bằng "Ngô công kiều chính ẩm" đều khỏi cả.
Viêm thần kinh mặt
Biện chứng đông y: Khí của cơ thể hư, nhược, lại thêm phong đàm, kinh mạch ứ trệ, phạm đến đầu mặt.
Đau dây thần kinh mặt
Biện chứng đông y: Can không được nuôi, can phong động ở trong.
7. can phong nội động
Triệu chứng: tay phải hõm má trái, vẻ mặt đau đớn, răng hàm số 2 hàm trên bên trái lung lay, vùng lợi gần đó hơi tấy đỏ, sờ vào đau nhẹ, bờ lợi có thể thấy một ít chất trắng vàng. Lưỡi đỏ nhạt rêu mỏng, mạch trầm tế mà huyền.
Cách trị: Nhu can tức phong hoạt lạc.
Đơn thuốc: Tứ vị thược dược thang gia vị.
Bạch thược | 30 | s Mẫu lệ | 30 | Đan sâm | 15 | ||
Cam thảo | 15 | cát căn | 15 | s Hoàng kỳ | 15 | ||
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Bành XX, nữ, 51 tuổi, công nhân. Hơn nửa năm nay mặt bên trái và chân răng đột nhiên đau dữ dội kèm nửa mặt bị co giật. Lúc đầu đau chân răng và nửa mặt bên trái chưa rõ nguyên nhân, sau đó có mức độ đau và số cơn đau tăng dần, mỗi cơn kéo dài vài giây đến vài chục giây. Gặp nhó nhẹ hoặc nhai không cẩn thận là có thể gây cơn đau, nhất là sau khi ăn tôm rang thì càng rõ rệt, đau như dùi đâm, điện giật, kèm theo co giật ở dưới xương gò má trái, trước tai trái. Khi có cơn dau dữ dội, nửa đêm cũng chạy khỏi phòng nhảy nhót lung tung hoặc để nước máy xối vào chân răng, kêu la khóc lóc, ảnh hưởng rất xấu đến sự ăn ngủ, người bứt rứt không yên. Bệnh nhân kể có mấy lần đau không chịu nổi muốn chết được. Có lúc thấy răng hàm trên bên trái lung lay, răng lợi sưng đau, mồm hôi. Đã điều trị ở nhiều nơi, uống thuốc đông (khu phong, hoạt huyết, thanh nhiệt giải độc), thuốc tây (trấn tĩnh, kháng sinh), châm cứu, tự bệnh nhân lại hãm nhiều tu hồng sâm, mạch đông để uống như trà đều vô hiệu. Ngày 6-12-1978 tới xin điều trị. Khám thấy: tay phải õm má trái, vẻ mặt đau đớn, răng hàm số 2 hàm trên bên trái lung lay, vùng lợi gần đó hơi tấy đỏ, sờ vào đau nhẹ, bờ lợi có thể thấy một ít chất trắng vàng. Lưỡi đỏ nhạt rêu mỏng, mạch trầm tế mà huyền. Sự tái phát đột nhiên những cơn đau dữ dội ở vùng mặt và chân răng cùng với những cơn co giật vùng mặt má, được quy là bệnh do phong tà vi "phong mà thắng thì tất phải động", bạo phong đến và đi rất nhanh. Nhưng bệnh nhân không có biểu hiện sợ gió và sốt mà lại có bứt rứt, bồn chồn, và ức uất, tác động lẫn nhau, mạch trầm tế huyền, tức là can không được nuôi, can phong động ở bên trong mà không phải là tác động của ngoại phong. Răng lung lay, lợi sưng đỏ, sờ thấy đau nhẹ bờ lợi có ít chất vàng trắng, miệng hôi là có nhiệt trong dương minh vị. Nên trị bằng phép nhu can tức phong hòa lạc, thêm thanh vị bài độc, uống 4 thang bài "Tứ vị thược dược thang gia vị" làm chính. Lần khám thứ hai" sau khi uống thuốc tất cả các triệu chứng kể trên đều chuyển biến rõ rệt, tinh thần cải thiện nhiều, lưỡi hơi đỏ, rêu mỏng trắng, mạch trầm tế. Lại uống tiếp bài trên 5 thang nữa. Lần khám thứ ba: hết đau vùng chân răng, mặt cũng hết co giật, lợi bớt sưng đỏ rõ rệt, bờ lợi trở lại bình thường. Đã thử ăn tôm rang 1 lần không thấy tái phát. Người bệnh kể mấy năm gần đây đại tiện khô táo. Cho uống tiếp 5 thang bài thuốc trên có thêm 15g Qua lâu nhân để củng cố hiệu quả điều trị. Tháng 5 năm 1980 khám lại, người bệnh nói từ cuối năm 1978 dùng tất cả 14 thang bài thuốc trên hoàn toàn không thấy mặt, chân răng đau trở lại, răng hàm thứ hai bên trái cũng không lung lay nữa, cố tật đã khỏi hẳn.
Bàn luận: Chứng đau này, sách của Vương Khẳng Đường đời Minh "chứng trị chẩn thắng" có nói "Các chứng mặt đau đều thuộc hỏa, nơi hội tụ của các (đường kinh) dương là mặt, hỏa lại là dương vậy". Thực ra mặt đau có nguyên nhân hỏa mà cũng có nguyên nhân hàn phong, bệnh án này mặt đau chính là phong. Chỉ vì người bệnh mặt đau lại luôn luôn có kèm răng đau nhức đầu, cho nên khi biện chứng thường ngộ nhận phong chứng là nhiệt chứng hoặc quy nhầm nội phong thành ngoại phong mà cho những bài thuốc có nhiều vị thanh nhiệt tán phong. Chữa bệnh đau mặt đầu tiên phải bàn đến nguyên nhân, mà khi bàn đến nguyên nhân chứng phong thì đầu tiên phải bàn đến vấn đề nội phong hay ngoại phong, nếu không thì làm sao có thể "biết tà ở đâu đến mà chữa trị". Nếu không thì "bệnh có nguyên nhân bên trong mà lại phát tán bừa bãi, ắt gió nóng càng dữ dội thêm, như lò đã đỏ lại quạt thêm gió làm sao dập được lửa. "Tứ vị thược dược thang gia vị" là một bài thuốc có hiệu quả từ nhiều năm nay dùng để trị các chứng can phong gây ra như đau đầu, đau mặt, đau nửa đầu, đau răng. Trong bài này trọng dụng Bạch thược, Sinh mẫu lệ để nhu can tiềm dương, tức phong, Bạch thược cùng với Cam thảo, cam và toan hóa âm hoãn cấp chỉ thống, Đan sâm để dưỡng huyết hòa lạc. "Giới dĩ tiềm chi", "Cao giả ức chi", "toan dĩ thu chi", "huyết dịch dĩ nhu chi" can sẽ được như dương bị nổi lên sẽ được giữ lại ở thân thủy như vậy sẽ đổi cứng thành mềm, biến động thành tĩnh, phong sẽ tắt, đau sẽ hết.
|
Đái tháo nhạt
Dương vật cương cứng dị thường
Hen phế quản kèm giãn phế nang
Nhiễm khuẩn cấp đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường mật mạn tính
Rối loạn chức năng thần kinh thực vật và ra nhiều mồ hôi
Viêm dạ dày mạn tính và loét hành tá tràng
Viêm họng tăng bạch cầu đơn nhân
Viêm phế quản mạn kèm phế khí thũng
Viêm teo niêm mạc dạ dày có sa niêm mạc dạ dày
Viêm túi mật lên cơn cấp tính kèm sỏi mật