Khi thời tiết chuyển từ nắng sang mưa hay khi mùa mưa chấm dứt, tiết trời nóng bức là thời điểm cho các bệnh do virut xuất hiện, trong đó có bệnh Zona.
Bệnh Zona được dân gian cho là do phơi đồ ngoài trời vào ban đêm, con “giời” tiểu vào quần áo và khi mặc vào người sẽ sinh ra những mụn nước lan dần nên đã đặt tên bệnh là bệnh giời leo.
Thật ra bệnh Zona do một loại virut gây ra. Loại virut này cũng chính là tác nhân gây bệnh thủy đậu. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi cả nam và nữ. Thời kỳ ủ bệnh từ 7-12 ngày. Trong giai đoạn ủ bệnh, người bệnh thường có sốt, người ớn lạnh, mệt mỏi kèm theo nhức đầu.
Loại virut này đặc biệt “thích” gây tổn thương ở da và thần kinh. Sau thời kỳ ủ bệnh, bệnh nhân có cảm giác rát bỏng và đau nhức ở vùng da nơi sẽ nổi mụn nước. Mỗi vùng da đều có một nhánh thần kinh da chi phối. Do đó, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức tùy theo nhánh thần kinh bị tổn thương, như thần kinh liên sườn, thần kinh số 5, thần kinh tọa...
Trong giai đoạn này bệnh nhân thường lầm tưởng là bị đau tim do tức ngực (nếu bị ở nhánh thần kinh liên sườn trái) nên hay đi khám chuyên khoa tim mạch, hoặc bị đau dây thần kinh tọa nên đi khám chuyên khoa nội thần kinh hay cơ xương khớp, hoặc bị đau nhức ở mắt, nửa bên trái nên đi khám vì lý do nhức đầu... Chỉ khi mụn nước xuất hiện thì người bệnh mới bắt đầu đi khám chuyên khoa da liễu.
Mụn nước xuất hiện trên nền da màu hồng thành từng chùm, kích thước thay đổi có khiđường kính tới 9 - 10cm. Mụn nước lúc đầu trong sau hóa đục, trung tâm mụn bị lõm.
Có khi những mụn nước gom lại thành bóng nước, sau đó hóa mủ, vỡ ra, đóng mày. Đôi khi có thể có xuất huyết, hoại tử, loét. Khi mụn nước xuất hiện thì triệu chứng đau, nóng, sốt giảm dần.
Đặc điểm của tổn thương là chỉ mọc một bên cơ thể, không vượt qua đường giữa và giới hạn rất rõ. Như ở giữa sườn thì chạy từ xương sống ra giữa ngực, thí dụ ở trán tới đường giữa trán. Rất hiếm khi bệnh xuất hiện ở hai bên trừ khi dây thần kinh có nhánh nối ở bên kia. Bên cạnh thương tổn trên da, hạch vùng gần với tổn thương thường to và đau.
Vị trí thường gặp của bệnh là trán, mắt, giữa sườn, lưng, bụng, đùi, mông, bên cổ. Ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nặng như HIV/AIDS, ung thư, Lupus ban đỏ được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch, tổn tương nặng hơn, lan tỏa hai bên và lâu lành.
- Mụn giộp hay còn gọi là Herpes, có ở vị trí bất kỳ, thường ở cạnh khóe miệng và bộ phận sinh dục, ít đau hơn và hay tái phát.
- Thủy đậu: Đa số là bóng nước, rải rác toàn thân, có trong niêm mạc miệng. Các bóng nước không xuất hiện đồng loạt mà nổi kế tiếp nhau.
- Chốc dạng bóng nước: Bóng nước vỡ nhanh, đóng mày màu mật ong, rải rác ở đầu, mặt, cổ.
Bệnh Zona diễn biến kéo dài khoảng 2-3 tuần tùy theo sức đề kháng của người bệnh. Nếu càng trẻ diễn biến bệnh càng nhanh, nhẹ và tự khỏi. Nếu càng nhiều tuổi bệnh càng kéo dài và đau nhức nhiều.
Đa số người bệnh cao tuổi (từ 45-50 tuổi trở lên), sau khi các triệu chứng của Zona chấm dứt, thường cảm thấy đau nhức rất nhiều ở các sẹo của bệnh, hình thành chứng “đau sau Zona”, thường rất khó can thiệp bằng thuốc giảm đau thông thường. Trong những trường hợp này phải áp dụng điều trị hoặc phong bế bằng thuốc tê quanh các sẹo hoặc dùng thuốc tê xoa tại chỗ để làm dịu cơn đau.
Thông thường, bệnh Zona không tái phát, chỉ bị một lần duy nhất. Theo nghiên cứu y học, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ xảy ra ung thư nội tạng ở những người cao tuổi bị Zona. Do đó, trong những trường hợp này, bệnh nhân nên có từng đợt khám tổng quát để phát hiện những bất thường nếu có.
Thông thường chỉ là điều trị triệu chứng với kháng sinh phổ rộng, thuốc giảm đau an thần nếu đau nhức nhiều gây khó ngủ về đêm, các vitamin nhất là vitamin nhóm B liều cao.
Trong những trường hợp đau nhức nhiều ở vùng da bệnh gây khó chịu, có thể dùng corticoid như prednison, dexamethason nhưng ngắn ngày và giảm liều dần, chú ý khi sử dụng corticoid cần có chỉ định và theo dõi những phản ứng phụ của thuốc.
Cũng có thể dùng thuốc kháng virut đặc hiệu như acyclovir trong 7 ngày mỗi ngày uống 5 lần, mỗi lần 4 viên, nhưng khá tốn kém. Tuy nhiên ở người lớn tuổi, điều trị theo phác đồ trên có thể tránh được hội chứng “đau sau Zona”.
Thông thường Zona có thể tự hết sau 7-10 ngày và sau đó sẽ tự thuyên giảm, trong dân gian có một số cách làm rất sai lầm khi bị Zona đó là đến các ông thầy cúng để cúng bái vẽ bùa phép bằng mực Tàu vòng xung quanh chặn không cho lan ra xung quanh, sau đó các ông thầy cúng hoặc người nhà nhai một nắm gạo nếp đỗ xanh sống đắp vào chỗ da tổn thương cho “mát”.
Thật ra trong tuần lễ đầu, bệnh đang phát triển, nếu có nhai gạo nếp đỗ xanh hay một cái gì đi nữa thì bệnh không những không giảm mà thậm chí chỗ tổn thương có thể bị bội nhiễm từ nước bọt của người nhai. Sau 7-10 ngày, bệnh không điều trị cũng tự lui, lúc đó nhân dân sẽ ngộ nhận cho rằng do tài phép của ông thầy cúng.
Sau khi lành bệnh, thương tổn sẽ để lại sẹo tròn bạc màu, sắp xếp từng đám và dần dần màu da sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp sau khi vết thương đã lành nhưng ở vị trí zola đã từng mọc vẫn có hiện tượng đau nhức, cắn rứt như có kiến bò, kim châm rất khó chịu. Mặc dù đã điều trị bằng nhiều loại thuốc nhưng không khỏi dứt điểm được những di chứng của zola. Di chứng này có thể kéo dài vài năm tới chục năm, có khi cả đời người bệnh nếu không được điều trị đúng cách và đúng thuốc.
Có thuốc nào chữa khỏi dứt điểm di chứng của zola không?
Làm thế nào để điều trị dứt điểm di chứng của zola thần kinh?
Khỏi dứt điểm di chứng zola thần kinh sau 3 ngày
Tham khảo ý kiến Lương y Nguyễn Hữu Toàn
Bệnh zona mắt dẫn đến nguy cơ đột quỵ
Nguy cơ đột qụy gia tăng ở bệnh nhân zona
Viêm da tiếp xúc do côn trùng dễ nhầm với zona
Zona tai có thể gây viêm màng não
Bệnh Zona cần được chữa trị đúng