Chế độ ăn uống tốt cho phụ nữ có thai
Đem lại niềm vui cho những cặp vợ chồng hiếm muộn
Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 sau thụ thai. Nước ối được tạo thành từ: thai nhi, màng ối và máu mẹ. Lượng nước ối sẽ thay đổi tăng giảm tùy theo giai đoạn phát triển của thai nhi.Nước ối tạo môi trường cho thai phát triển hài hòa và bình chỉnh về ngôi thai trong ống sinh dục của mẹ trong những tháng cuối thai kỳ.
Đa ối là hiện tượng lượng nước ối trong tử cung vượt quá chỉ số cho phép (thường là vượt quá 2 lít). Với những trường hợp đa ối nghiêm trọng, lượng ối có thể tới 3 lít, nhiều gấp 3 lần so với chỉ số bình thường
Siêu âm, đo chỉ số AFI là phương pháp xác định tình trạng đa ối. Chỉ số AFI lớn hơn 25cm nghĩa là đã mắc chứng đa ối. Chỉ số AFI càng cao, tình trạng đa ối càng nghiêm trọng.
Đa ối thường gây nên các biểu hiện thai nghén như: khó tiêu, ợ nóng, táo bón, phù chân, tĩnh mạch giãn.
Đa ối có thể do nhiều nguyên nhân như bệnh lý của màng ối, của bánh nhau dây rốn, phù nhau thai, thai nhi to, do bệnh lý của mẹ như đái tháo đường, .. hoặc vô căn.
Các nguyên nhân ở mẹ có thể do: Người mẹ mắc bệnh đái tháo đường (thường gặp), người mẹ mang song thai hoặc đa thai, kháng thể kháng Rh và các bệnh tán huyết thứ phát do kháng thể bất thường có thể gây tình trạng thiếu máu thai nhi trầm trọng hoặc phù thai nhi có liên quan đến tình trạng đa ối.
Khác thường ở bào thai: Bé sẽ ngừng quá trình uống nước ối - đi tiểu, dẫn tới hiện tượng thừa nước ối. Tình trạng này bao gồm những dị tật ở bào thai như hở hàm ếch, hẹp môn vị...
Các yếu tố khác làm gia tăng tình trạng đa ối là: thiếu máu ở bào thai; nhiễm trùng bào thai, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé...
Thai phụ đa ối thường có biểu hiện như: gia tăng những cơn đau lưng, thở dốc, phù chân (nhất là ngón chân cái), nhịp tim tăng nhanh, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, táo bón, bí tiểu...
Đa ối thường chia làm 2 loại đa ối cấp tính và đa ối mãn tính.
Đa ối cấp thường diễn ra ở tuần thứ 16 - 20 của thai kỳ và kéo dài trong khoảng vài giờ đồng hồ. Đa ối cấp gây ra những triệu chứng trầm trọng hoặc gây chuyển dạ trước tuần 28. Nước ối tăng nhanh khiến tử cung bị to ra, chèn ép lên cơ hoành. Tùy thuộc vào mức độ đa ối mà thai phụ có thể xuất hiện những triệu chứng như:
Bụng căng cứng, to nhanh.
Tử cung bị căng cứng, đau.
Không sờ được các bộ phận của thai hoặc có dấu hiệu cục đá nổi.
Khó nghe tim thai.
Cổ tử cung mở, đầu ối căng, phần dưới của âm đạo bị căng phồng.
Giãn tĩnh mạch, phù chi dưới do bị tĩnh mạch chủ chèn ép.
Khó thở, suy hô hấp.
Biến chứng của đa ối - Cách chẩn đoán và xử lý đa ối
Đa ối cấp có thể gây chuyển dạ sớm
Đa ối mạn chiếm đến 95% các trường hợp bị đa ối và thường diễn ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Do các triệu chứng không quá trầm trọng và nguy hiểm nên thai phụ không bị đau nhiều như khi bị đa ối cấp.
Thông thường, ở 3 tháng cuối của thai kỳ, bạn sẽ thấy bị căng bụng, nặng bụng, khó thở, tim đạo nhanh. Tiến hành thăm khám sẽ thấy những triệu chứng như:
Tử cung lớn hơn so với độ tuổi thai.
Xuất hiện dấu hiệu sóng vỗ.
Có dấu hiệu cục đá nổi, khó xác định các cực của thai nhi.
Đoạn dưới âm đạo bị căng phồng.
Đa ối nếu xuất hiện sớm và lượng nước ối tăng nhanh thì nguy cơ xảy ra biến chứng là rất lớn. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi mẹ bầu bị đa ối:
Vỡ màng ối sớm do lượng nước ối trong tử cung quá cao.
Trẻ sinh ngôi mông, khó sinh.
Bong nhau thai.
Sa dây rốn.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của khung xương và sự tăng trưởng của thai.
Dễ gặp rủi ro khi sinh thường, dễ bị nhiễm trùng hậu sản.
Bé sinh non nên các bộ phận chưa phát triển hoàn thiện.
Nguy cơ bị chảy máu, băng huyết sau sinh cao hơn do tử cung bị chèn ép bởi lượng nước ối lớn và không thể co lại hoàn toàn như bình thường.
Thai chết lưu.
Tùy theo tuổi thai, tùy nguyên nhân, và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Đa ối trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, bác sĩ sẽ siêu âm nhằm khảo sát hình thái học thai nhi chuyên sâu để tìm ra các dị tật bẩm sinh ở trẻ. Ngoài ra, thai phụ cũng cần theo dõi và khám thai tiền sản đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.
Đa ối trong 3 tháng cuối bác sĩ sẽ kiểm tra biểu đồ tăng trưởng của thai. Tùy theo kết quả xét nghiệm mà bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cho thai nhi. Một số trường hợp, thai phụ sẽ được chỉ định dùng thuốc trưởng thành phổi để tránh nguy cơ sinh non. Nếu các triệu chứng đa ối cấp ảnh hưởng tính mạng bác sĩ sẽ tiến hành hút bớt dịch ối.
Theo YHCT Có thai mà nước ối quá nhiều, bụng to khác thường, ngực bụng đầy trướng hoặc khó thở không nằm được, gọi là ‘Thai Thuỷ Thủng Mãn’, tục gọi là ‘Tử Mãn’
Có thai mà nước ối quá nhiều, bụng to khác thường, ngực bụng đầy trướng hoặc khó thở không nằm được, gọi là ‘Thai Thuỷ Thủng Mãn’, tục gọi là ‘Tử Mãn’.
+Do Tỳ mất chức năng kiện vận, thuỷ dịch xâm nhập vào bào thai gây nên.
+ Do tỳ khí hư nhược: Cơ thể vốn bị Tỳ hư, khi có thai, kém ăn, sinh ra lạnh. Huyết khí tụ vào mạch Xung, Nhâm để dưỡng thai, nếu Tỳ khí hư không vận hoá được thuỷ thấp, thấm vào bào thai gây nên chứng Tử Mãn.
+ Do khí hư thấp uất: Người vốn hay uất ức, khi có thai, thai lớn lên làm cho khí bị ngăn trở, không thông, khí trệ, thấp uất, tích tụ lại ở bào thai gây nên chứng Tử Mãn.
Trên lâm sàng thường gặp một số trường hợp sau:
Triệu chứng: Có thai mà nước ối quá nhiều, bụng to khác thường, da bụng căng, chân và bộ phận sinh dục phù, nặng thì toàn thân bị phù, ăn ít, bụng trướng, mệt mỏi, chân tay yếu, da mặt hơi vàng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm, Hoạt không lực.
Điều trị: Kiện Tỳ, thấm thấp, dưỡng huyết, an thai.
Bài thuốc: Dùng bài Lý ngư thang (Thiên Kim Yếu Phương):
Lý ngư( cá chép) | Bạch truật | Bạch thược | |||||
Phục linh | Sinh khương |
Cá chép chuyên trục nước ở bào thai, để tiêu thủng
Bạch truật, Phục linh, Sinh khương kiện Tỳ, lý khí, thấm thấp để hành thuỷ
Đương quy, Bạch thược dưỡng huyết, an thai, làm cho nước chảy xuống dưới, không làm hại đến thai.
Triệu chứng: Có thai mà nước ối quá nhiều, bụng to khác thường, ngực bụng đầy trướng, khó thở, không nằm được, chân sưng phù, da căng cứng, ấn vào lõm. lưỡi trắng nhớt, mạch Huyền Hoạt.
Điều trị: Lý khí, hành trệ, lợi thuỷ, trừ thấp.
Bài thuốc: Dùng bài Phục linh đạo thuỷ thang (Y Tông Kim Giám), bỏ Binh lang:
Phục linh | Trư linh | Sa sâm | |||||
Mộc hương | Trần bì | Trạch tả | Bạch truật | ||||
Mộc qua | Đại phúc bì | Tang bì | Tô diệp |
Thai già tháng, thuốc chữa bênh thai già tháng,...
Qủy thai, cách chữa bệnh Qủi thai,
Tử huyền, cách chữa bệnh Tử huyền
Động thai, cách chữa bệnh Động thai
Phù lúc có thai, thuốc chữa bênh phù lúc có thai,...
Thai đa ối, thuốc chữa bênh Thai đa ối ...
Bài thuốc Phục long can thang chữa ốm nghén...
Bài thuốc nhật bản Can khương nhân sâm bán hạ chữa ốm nghén ...
Bài thuốc Hương sa lục quân tử chữa ốm nghén...
Bài thuốc Bán hạ hậu phác chữa ốm nghén ...
Bài thuốc Nhị Trần Thang tác dụng chữa ốm nghén...
Bài thuốc Tiểu bán hạ gia phục linh chữa ốm nghén ...
Bài thuốc Phục linh hạ hậu phác chữa ốm nghén...
Bài thuốc Thái sơn bàn thạch chữa sẩy thai...
Bài thuốc Đương qui tán chữa sẩy thai...
Bài thuốc Tứ vật thang chữa sẩy thai ...
Tác dụng của Đỗ trọng chữa sẩy thai ...
Tác dụng của Những vị thuốc kỵ thai, chữa sẩy thai...
******************************
![]() ![]() ![]() ![]() |