Bài thuốc chữa bệnh - Banner
HOME MENU Bài thuốc chữa bệnh - Tìm kiếm

TÂM THẦN PHÂN LIỆT
(Schizophrenia Disorder )

Bệnh tâm thần phân liệt là gì?

Đông y chữa bệnh tâm thần phân liệt

Tây y chữa bệnh tâm thần phân liệt

Bệnh tâm thần phân liệt là gì?

Giới thiệu chung về bệnh

Tâm thần phân liệt, tam than phan liet, tamthanphanliet

Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng tiến triển từ từ, có khuynh hướng mạn tính, căn nguyên hiện nay chưa rõ ràng, làm cho người bệnh dần dần tách ra khỏi cuộc sống xung quanh, thu dần vào thế giới bên trong làm cho tình cảm trở nên khô lạnh dần, khả năng làm việc, học tập ngày một sút kém, có những hành vi, ý nghĩ dị kỳ, khó hiểu .Tâm thần phân liệt là một bệnh mãn tính, cần điều trị suốt đời

Định nghĩa

Tâm thần phân liệt là một nhóm các rối loạn não nghiêm trọng, trong đó hiểu thực tế bất thường. Tâm thần phân liệt có thể dẫn đến một số kết hợp của ảo giác, ảo tưởng và suy nghĩ bị rối loạn và hành vi. Khả năng của những người có tâm thần phân liệt hoạt động bình thường và để chăm sóc cho bản thân họ có xu hướng xấu đi theo thời gian. Bệnh thường phát sinh ở lứa tuổi từ 18 - 40 tuổi.

Sinh bệnh học

a. Gen di truyền

Gen di truyền đóng vai trò quan trọng nhất trong bệnh sinh của TTPL. Người ta thấy rằng bệnh TTPL là do đa gen gây ra, các gen gây bệnh nằm ở các nhiễm sắc thể số 6, 8, 10, 13 và 22. Tuy nhiên gen di truyền kết hợp với các yếu tố môi trường thuận lợi, gây ra bệnh TTPL.

b. Vai trò của Dopamin

Trong bệnh TTPL, người ta nhận thấy có sự hoạt động quá mức hệ thống dopamin, biểu hiện ở 2 mặt sau:

- Tăng sự nhạy cảm của các thụ cảm thể dopamin ở vỏ não và các nhân dưới vỏ.

- Tăng nồng độ dopamin (đến 300%) ở khe xi nap thần kinh hệ dopamin.

Người ta cho rằng, rối loạn về gen di truyền dẫn đến tăng hoạt động của hệ dopamin, hậu quả là gây ra các triệu chứng loạn thần trong bệnh TTPL.

Chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt

Chẩn đoán chung

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh TTPL theo ICD-10 năm 1992

a/ Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt hay bị đánh cắp và tư duy bị phát thanh.

b/ Các hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động có liên quan rõ rệt với vận động thân thể hay các chi hoặc có liên quan với những ý nghĩ, hành vi hay cảm giác đặc biệt và tri giác hoang tưởng.

c/ Các ảo thanh bình luận thường xuyên về hành vi của bệnh nhân hay thảo luận với nhau về bệnh nhân hoặc các loại ảo thanh khác xuất hiện từ một bộ phận nào đó của cơ thể.

d/ Các hoang tưởng dai dẳng không thích hợp về mặt văn hoá và hoàn toàn không thể có được tính đồng nhất về tôn giáo hay chính trị hoặc những khả năng và quyền lực siêu nhiên như: khả năng điều khiển thời tiết hoặc đang tiếp xúc với người ở thế giới khác.

e/ Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào, có khi kèm theo hoang tưởng thoáng qua hay chưa hoàn chỉnh, không có nội dung cảm xúc rõ rệt hoặc kèm theo ý tưởng quá dai dẳng hoặc xuất hiện hàng ngày trong nhiều tuần hay nhiều tháng.

f/ Tư duy gián đoạn, hay thêm từ khi nói, đưa đến tư duy không liên quan hay lời nói không thích hợp hoặc ngôn ngữ bịa đặt.

g/ Tác phong căng trương lực như: kích động, giữ nguyên dáng, uốn sáp, phủ định và không nói hoặc sững sờ.

h/ Các triệu chứng âm tính như: vô cảm rõ rệt, ngôn ngữ nghèo nàn, đáp ứng cảm xúc cùn mòn hoặc không thích hợp thường dẫn đến cách li xã hội hoặc giảm sút hiệu suất lao động và các triệu chứng trên phải rõ ràng là không do trầm cảm hay thuốc an thần gây ra.

i/ Biến đổi thường xuyên và có ý nghĩa về chất lượng toàn diện của tập tính cá nhân biểu hiện như: mất thích thú, thiếu mục đích, lười nhác, thái độ mải mê suy nghĩ về bản thân và cách li xã hội.

* Yêu cầu chẩn đoán bệnh TTPL theo ICD-10:

- Phải có ít nhất 1 triệu chứng rõ ràng hoặc phải có tối thiểu 2 triệu chứng (nếu các triệu chứng đó ít rõ ràng) thuộc các nhóm từ a đến d kể trên.

- Nếu là nhóm từ e đến i thì phải có ít nhất là 2 nhóm triệu chứng.

- Thời gian của các triệu chứng phải tồn tại ít nhất là 1 tháng.

- Không được chẩn đoán TTPL nếu có triệu chứng trầm cảm hoặc hưng cảm mở rộng xuất hiện trước các triệu chứng nói trên.

- Không được chẩn đoán TTPL khi có bệnh não rõ rệt hoặc bệnh nhân đang ở trong trạng thái nhiễm độc ma tuý.

- Không được chẩn đoán TTPL khi có bệnh ĐK và các bệnh tổn thương thực thể não khác.

Triệu chứng lâm sàng

Các triệu chứng dương tính

a. Hoang tưởng

- Hoang tưởng là triệu chứng loạn thần cơ bản của bệnh tâm thần phân liệt. Hoang tưởng phải có các đặc trưng sau:

+ Sai lầm.

+ Cố định trên bệnh nhân.

+ Chi phối hành vi của bệnh nhân.

+ Không phải là các niềm tin tôn giáo phổ biến.

+ Bệnh nhân mất hoàn toàn khả năng phê phán (nghĩa là không bao giờ thừa nhận ý nghĩ của mình là sai lầm).

- Nội dung hoang tưởng có thể bao gồm nhiều chủ đề khác nhau, hay gặp nhất trong tâm thần phân liệt là:

+ Hoang tưởng bị hại: bệnh nhân tin rằng họ bị hành hạ, bị tra tấn, đầu độc, sẽ bị giết bởi một người hoặc một thế lực nào đó.

+ Hoang tưởng liên hệ: bệnh nhân tin rằng một số sách báo, bài bình luận, bài hát hoặc một số thông tin khác ở bên ngoài ám chỉ họ dưới các hình thức đặc biệt.

+ Hoang tưởng bị kiểm tra, chi phối: bệnh nhân tin rằng có một người hoặc một thế lực nào đó đang chi phối bệnh nhân bằng các phương tiện đặc biệt.

+ Các hoang tưởng kỳ quái: hoang tưởng được coi là kỳ quái nếu như chúng rất lập dị, không phù hợp và không phải là kết quả của mọi kinh nghiệm trong cuộc sống.

b. Ảo giác

Ảo giác là tri giác không có đối tượng. ảo giác có thể ở bất kỳ giác quan nào (ví dụ ảo thanh, ảo thị, ảo khứu, ảo xúc, ảo vị giác) nhưng ảo thanh là hay gặp nhất và có giá trị chẩn đoán cao cho tâm thần phân liệt.

- Ảo thanh có ở 60-70% số bệnh nhân tâm thần phân liệt. Bệnh nhân nghe thấy những tiếng nói không có thật, nhưng được bệnh nhân cho là thật. Chúng thường được chia làm ảo thanh thật và ảo thanh giả.

Nội dung của ảo thanh có thể rất khác nhau, căn cứ vào nội dung người ta chia làm các loại ảo thanh sau:

+ Ảo thanh bình phẩm là tiếng người khen hoặc chê bai bệnh nhân nhưng xúc phạm hoặc đe dọa bệnh nhân là hay gặp nhất.

+Ảo thanh xui khiến, ra lệnh: là tiếng nói xui khiến hoặc ra lệnh cho bệnh nhân phải làm một việc gì đó. Thông thường, bệnh nhân không thể cưỡng lại các mệnh lệnh của ảo thanh đưa ra.

+ Ảo thanh là tiếng người trò chuyện với bệnh nhân: bệnh nhân nói chuyện với ảo thanh (giống như ta nói chuyện qua điện thoại) mà người ngoài có thể thấy bệnh nhân nói chuyện một mình to thành tiếng.

+ Ảo thanh là 2 hay nhiều giọng nói đối thoại với nhau hoặc giọng nói bình phẩm về ý nghĩ và hành vi của bệnh nhân.

- Ảo thị giác: là những hình ảnh không có thật nhưng được bệnh nhân thấy như thật. Ảo thị giác gặp ở 10% số bệnh nhân tâm thần phân liệt, chúng ít có giá trị chẩn đoán cho bệnh tâm thần phân liệt hơn ảo thanh.

Các ảo thị có thể có nội dung dễ chịu, vui vẻ; tuy nhiên, các ảo thị thường là các hình ảnh ghê sợ khiến bệnh nhân rất lo lắng và sợ hãi. Bệnh nhân có thể có các hành vi nguy hiểm như đánh người, tự sát do sự chi phối của ảo thị.

- Ảo xúc giác: ít gặp trong tâm thần phân liệt và ít có giá trị chẩn đoán cho bệnh này. Bệnh nhân có cảm giác có các con côn trùng bò dưới da, có con rắn đang bò trong dạ dày bệnh nhân...

c. Ngôn ngữ thanh xuân

Ngôn ngữ thanh xuân là một triệu chứng rất có giá trị chẩn đoán trong tâm thần phân liệt. Triệu chứng này thường chỉ gặp trong tâm thần phân liệt thể thanh xuân. Bệnh nhân có tư duy (lời nói) rất hỗn loạn, kỳ dị, khó hiểu.

d. Hành vi thanh xuân

Hành vi thanh xuân là rối loạn hành vi nặng, rất có giá trị chẩn đoán cho tâm thần phân liệt. Triệu chứng này hay gặp trong tâm thần phân liệt thể thanh xuân và thể không biệt định.

Các hành vi này có thể biểu hiện ở các mức độ khác nhau, từ đi lại không ngừng đến kích động. Các hành vi này thường là rất lố lăng, hời hợt, kỳ dị, khó hiểu.

e. Hành vi căng trương lực

Hành vi căng trương lực bao gồm:

- Sững sờ căng trương lực: là sự giảm sút rõ ràng các phản ứng lại mọi tác động của môi trường. Một số trường hợp đạt đến mức độ vô thức quá mức, bệnh nhân giữ ở một tư thế rất lâu.

- Kích động căng trương lực: là kích động do căng trương lực cơ. Các kích động này rất lố lăng, kỳ quái nhưng chỉ xuất hiện trong không gian hẹp (trên giường, trong phòng) chứ không xảy ra trong không gian rộng như hưng cảm.

- Phủ định căng trương lực là bệnh nhân chống lại mọi tác động bên ngoài. Ví dụ: khi ta kéo tay bệnh nhân ra thì bệnh nhân co tay chống lại.

- Uốn sáp căng trương lực là bệnh nhân giữ lâu ở một số vị trí vô lý và kỳ lạ (ví dụ: khi ta đưa tay bệnh nhân lên đầu làm tư thế chào, bệnh nhân sẽ giữ nguyên tư thế đó hàng tiếng đồng hồ). Trong lâm sàng, người ta thường làm nghiệm pháp gối không khí, bệnh nhân có thể giữ đầu ở tư thế không chạm xuống giường trong nhiều chục phút.

- Nếu tình trạng căng trương lực quá nặng, bệnh nhân sẽ không đáp ứng với các kích thích bên ngoài mà chỉ nằm im một chỗ.

Các triệu chứng âm tính

Triệu chứng âm tính của tâm thần phân liệt rất hay gặp, chúng là nền tảng của bệnh tâm thần phân liệt; tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, chúng rất kín đáo, khó phát hiện. Sau một vài năm bị bệnh, các triệu chứng này ngày càng rõ ràng và đến giai đoạn di chứng thì bệnh nhân chỉ còn các triệu chứng âm tính mà thôi.

Có 3 triệu chứng âm tính chính trong tâm thần phân liệt, đó là: vô cảm xúc, ngôn ngữ nghèo nàn và mất ý chí.

a. Cùn mòn cảm xúc

Bệnh nhân có nét mặt đơn điệu, không thay đổi, không sinh động như vốn có của mình. Bệnh nhân giảm sút sự tiếp xúc bằng ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể; tuy nhiên một bệnh nhân cùn mòn cảm xúc đôi khi có thể cười, có nét mặt sinh động, nhưng biểu hiện cảm xúc của họ giảm sút rõ ràng trong phần lớn thời gian còn lại.

Khi bệnh tâm thần phân liệt đã chuyển thành thể di chứng, cùn mòn cảm xúc sẽ phát triển thành vô cảm. Lúc này, bệnh nhân không hề biểu hiện cảm xúc vui buồn, cáu giận... với bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào ngoài môi trường.

b. Ngôn ngữ nghèo nàn

Nghèo nàn lời nói thể hiện bởi các câu trả lời cộc lốc, ngắn cụt ngủn. Bệnh nhân với nghèo nàn ngôn ngữ có thể có giảm sút lượng suy nghĩ, điều đó phản ánh sự giảm sút quá trình ảnh hưởng và tạo ra ngôn ngữ.

c. Mất ý chí

Mất ý chí là sự giảm sút hoạt động định hướng về một mục đích nào đó. Người bệnh mất hết sáng kiến, mất động cơ, hoạt động không hiệu quả. Các thói quen nghề nghiệp cũ mất dần đến nỗi bệnh nhânh không muốn làm bất kỳ việc gì nữa. Do vậy họ giảm sút khả năng lao động, mất việc làm dẫn đến lối sống ngày càng suy đồi, không muốn làm gì, chỉ nằm lỳ một chỗ.

Xét nghiệm lâm sàng

Khi nghi ngờ một người có tâm thần phân liệt, họ thường yêu cầu lịch sử y khoa và tâm thần, thực hiện một kỳ kiểm tra, và chạy một loạt các xét nghiệm y khoa và tâm lý.

- Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu thường quy

- Điện não đồ, lưu huyết não, siêu âm Dopller mạch máu não

- Điện tâm đồ, X-quang tim phổi,

- CT Scaner, MRI sọ não

- Trắc nghiệm tâm lý: Test Beck, Zung, MMPI,….

- Tâm lý đánh giá. Một bác sĩ sức khỏe tâm thần sẽ đánh giá tình trạng tâm thần và sự hiện diện của rối loạn tâm thần bằng cách quan sát sự xuất hiện, thái độ và yêu cầu về suy nghĩ, tâm trạng, ảo tưởng, ảo giác lạm dụng thuốc và khả năng bạo lực hoặc tự sát.

- Các xét nghiệm chuyên khoa khác.

Chẩn đoán phân loại

Tâm thần phân liệt được chia là các thể khác nhau căn cứ vào triệu chứng nổi bật trong thời gian đánh giá bệnh.

-Thể paranoid

Thể bệnh này có đặc điểm là các hoang tưởng hoặc các ảo thanh rõ ràng trong phạm vi liên quan tới chức năng nhận thức và cảm xúc. Đây là thể bệnh hay gặp nhất, chiếm hơn 50% số bệnh nhân tâm thần phân liệt.

Thể paranoid có khởi phát muộn hơn các thể khác của tâm thần phân liệt. Nhiều nghiên cứu cho rằng tiên lượng của thể paranoid có thể tốt hơn các thể khác của tâm thần phân liệt, đặc biệt là chức năng xã hội và khả năng có một cuộc sống độc lập.

-Thể thanh xuân

Thể thanh xuân có các triệu chứng ngôn ngữ thanh xuân, hành vi thanh xuân, vô cảm xúc hoặc cảm xúc không phù hợp. Thể bệnh này có khởi phát rất sớm (từ 15-25 tuổi), bệnh tiến triển liên tục (mặc dù điều trị), bệnh nhân nhanh chóng sa sút. Do vậy tiên lượng của tâm thần phân liệt thể thanh xuân rất xấu.

-Thể căng trương lực

Thể bệnh này có các triệu chứng căng trương lực như bất động vận động, kích động, phủ định, vận động cường độ lớn kỳ dị, nhại lời, nhại vận động. Ngày nay thể bệnh này hiếm gặp hơn thế kỷ trước đặc biệt ở các nước phát triển. Người ta cho rằng do được phát hiện và điều trị sớm nên tâm thần phân liệt khó phát triển thành thể căng trương lực. Thể bệnh này đáp ứng rất tốt với điều trị bằng sốc điện.

-Thể không biệt định

Thể không biệt định có các triệu chứng thuộc tiêu chuẩn của tâm thần phân liệt, nhưng không thoả mãn các tiêu chuẩn cho thể paranoid, thanh xuân hoặc căng trương lực.

-Thể di chứng

Tất cả các thể bệnh của tâm thần phân liệt đều có thể chuyển sang thể di chứng sau nhiều năm bị bệnh. Thể di chứng của tâm thần phân liệt có ít nhất 1 giai đoạn của tâm thần phân liệt trong tiền sử, nhưng hiện tại bảng lâm sàng không còn các triệu chứng loạn thần rõ ràng. Trái lại, biểu hiện của triệu chứng âm tính (ví dụ: vô cảm xúc, ngôn ngữ nghèo nàn, hoặc mất ý chí) lại nổi bật trong bảng lâm sàng.

Biến chứng

Nếu không điều trị, tâm thần phân liệt có thể dẫn đến nặng tình cảm, các vấn đề hành vi và y tế, cũng như các vấn đề pháp lý và tài chính có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của cuộc sống. Các biến chứng tâm thần phân liệt có thể gây ra hoặc được kết hợp với bao gồm:

Tự tử.

Hành vi tự hủy hoại, như là tự gây thương tích.

Trầm cảm.

Lạm dụng rượu, ma túy hay thuốc theo toa.

Đói nghèo.

Vô gia cư.

Gia đình xung đột.

Không có khả năng làm việc hoặc đi học.

Các vấn đề y tế từ các thuốc chống loạn thần.

Là một nạn nhân hay thủ phạm của tội phạm bạo lực.

Bệnh tim, thường liên quan đến hút thuốc lá nặng.

Dự Phòng

Không có cách nào chắc chắn để ngăn chặn tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, điều trị sớm có thể giúp được các triệu chứng dưới sự kiểm soát trước khi phát triển các biến chứng nghiêm trọng và có thể giúp cải thiện triển vọng lâu dài. Gắn bó với kế hoạch điều trị có thể giúp ngăn ngừa tái phát hoặc trầm trọng hơn các triệu chứng tâm thần phân liệt. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu hy vọng rằng việc học thêm về yếu tố nguy cơ tâm thần phân liệt có thể dẫn đến chẩn đoán sớm và điều trị trước đó.

Đối với những người có nguy cơ tâm thần phân liệt, chủ động thực hiện các bước như tránh sử dụng ma túy bất hợp pháp, giảm stress, ngủ đủ giấc và bắt đầu dùng thuốc chống loạn thần ngay khi cần thiết có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng hoặc ngăn không cho xấu đi.

Căn nguyên của bệnh tâm thần phân liệt chưa rõ ràng nên phương pháp phòng bệnh tuyệt đối chưa có cơ sở chắc chắn. Tuy nhiên vẫn cần phải phòng bệnh tương đối, chú trọng vào các điểm sau đây:

- Rèn luyện cho trẻ em tính tập thể, biết cách thích ứng với môi trường và các điều kiện khó khăn của cuộc sống.

- Theo dõi những người có yếu tố di truyền (bố, mẹ, ông bà, anh chị em, họ hàng gần của bệnh nhân bị bệnh tâm thần phân liệt) để phát hiện bệnh sớm và điều trị sớm.

- Tiếp tục theo dõi bệnh nhân sau khi ra viện, kiên trì điều trị củng cố và tích cực chữa các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh cơ thể, tránh cho bệnh nhân quá mệt mỏi,lao động quá sức, đề phòng bệnh có thể tái phát.

Đông Y Chữa Tâm Thần Phân Liệt
(精神分裂)

Đông y chữa tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là một trong những bệnh thường gặp ở bệnh tâm tâm thần không có biểu hiện bệnh lí cơ sở ở đại não biểu hiện ở tư duy tình cảm tình chí hành vi bị chướng ngại mà hoạt động tinh thần xuất hiện đột ngột căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng để phân thành các thể. Đa phần hay phát bệnh ở tuổi thanh thiếu niên đặc biệt ở thanh niên gặp nhiều , hay phát bệnh vào mùa xuân . Tâm thần phân liệt thuộc phạm vi điên chứng của đông y xếp vào loại “Điền cuồng”, “Bách Hợp Bệnh”. Điên thuộc Âm chứng, Cuồng thuộc Dương chứng.

Tâm thần phân liệt có nguyên nhân là do tình chí bat toại làm tổn thương can tỳ hoặc do tư lự quá mà dẫn đến làm tổn thương tâm thần ngoài ra phát bệnh còn do một số nguyên nhân như thể chất suy nhược mà gây nên thay đổi bệnh lí là do suy nghĩ quá độ lao thương tâm tỳ mà dẫn đến tâm tỳ lưỡng thương. Huyết bất dưỡng tâm xuất hiện mất ngủ mất sự tập trung tinh thần hốt hoảng dễ cáu gắt dễ buồn dễ khóc người mệt mỏi không có lực hoặc nguyên nhân do uất quá làm tổn thương can, can khí uất kết làm tổn thương đến tỳ vị làm tỳ vị mất vận hoá sinh thấp sinh đàm đàm khí thượng nghịch kết lại trong tâm não làm mê mộng tâm khiếu thần minh xuất hiện tinh thần điên cuồng , nói lung tung vui buồn thất thường mà dẫn đến phát bệnh.

Biện chứng phân thể trị liệu:

Thực nhiệt đàm hỏa, nhiễu đoạn tâm khiếu.

Pháp điều trị: Thanh tâm tả hỏa, bình can chỉ kinh, trừ đàm khai khiếu.

Dùng bài: Đại hoàng cửu long thang.

Đại hoàng cửu long thang Cửu thái chấp (nước lá hẹ - BT) 100ml
Đại hoàng 30-60g Đại long (sống) 50-70 con

Trước hết mang địa long (giun đất) rửa sạch rồi thái thành đoạn nhỏ, cho vào nồi đun nhỏ lửa 1-2 giờ, lấy độ 350 ml nước thuốc. Đại hoàng mang bỏ vào ngâm trong nước này 2 giờ, sau đó sắc một lát, để hơi nguội thì đổ tất cả vào trong nước lá hẹ, chia uống làm 2-3 lần. Mỗi ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng: Sau khi uống “Đại hoàng cửu long thang”, phần lớn các bệnh nhân tinh thần phân liệt đều thấy tâm thầm được yên tĩnh, các triệu chứng đều giảm, dần dần ngủ được, từ đó càng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hỗ trợ điều trị, phối hợp với các thuốc đông tây y khác, có thể thu được kết quả điều trị khá tốt. Cù X X, nam, 26 tuổi, nông dân. Một tháng trước, vì bị lang nhục nên bệnh nhân trở nên tinh thần hoảng hôt, đi lang thang kêu gào chửi bới, cả đêm không ngủ, nói năng lung tung, tâm thần hoảng hốt, không sợ cường bạo, phá phách, đánh người. Ngày 1-3 vào điều trị tại một bệnh viện, chuẩn đoán là tinh thần phân liệt (thể thao cuồng), điều trị không thấy kết quả rõ rệt. Người nhà dẫn về, sau đó bệnh nặng thêm, tới viện chúng tôi xin chữa chạy. Khám thấy hai mắt mở trừng trừng, mặt mày giữ tợn, người cứng đờ, mắt đỏ, đái ít, đại tiện táo bón, đầu lưỡi đỏ, gốc rêu vàng, mạch huyền hoạt sác (126 lần/phút) chứng này thuộc chứng thực nhiệt đàm hỏa, nhiều loạn tâm khiếu. Cho dùng “Đại hoàng cửu long thang” để an tĩnh tâm thần, uống được 4 thang bệnh đã chuyển, uống 8 thang đã thấy tâm thần yên tĩnh, tỉnh táo, hỏi đáp không nhầm lẫn, tuy đại tiện đã thấy phân lỏng, nhưng lúc này vẫn thấy phản ứng rất chậm, nói năng khó khăn, tay run, tự cảm thấy tức ngực như nghẽn, cổ họng không thông, tuy có thể ngủ được, nhưng giấc ngủ không sâu, đái ít, mạch sác (120 lần/phút). Như vậy là thực hỏa tuy đã lui, nhưng dư nhiệt chưa hết. Do đó cho dùng bài thuốc phỏng theo bài “Sinh thiết lạc ẩm” để tiếp tục điều trị, bài này gồm: Sinh thiết lạc 300g, Trân châu mẫu 40g, Từ thạch 30g (sắc 3 vị này trước một giờ), Mạch đông 20g, Quất hồng 10g, Đảm tinh 10g, Xương bồ 9g, Viễn chí 6g, Uất kim 12g, Đan sâm 24g, Chu phục thần 24g, Chích cam thảo 9g, Tiểu mạch 30g. Uống được 3 thang đã có thể ngủ say, các triệu chứng đều lui thêm được một bước, uống hết 8 thang, cơ bản đã khỏi bệnh. Sau đó lại dùng bài thuốc gồm Bách hợp 30g, Tri mẫu 15g, Tiểu mạch 30g, Chích thảo 9g, Đan sâm 21g, Trân châu mẫu 40g, để củng cố kết quả điều trị. Theo dõi không thấy tái phát.

Đàm nhiệt nội kết, nhiều loạn tâm thần.

Pháp điều trị: Thanh nhiệt hóa ứ, ninh tâm an thần.

Dùng bài: Long mẫu bạch vi quất diệp thang.

Long mẫu bạch vi quất diệp thang. Quất diệp 12g Sinh địa 12g Sinh bạch thược 12g
Sinh long cốt 30g Huyền sâm 9g Mạch đông 9g Sao chỉ xác 6g
Sinh mẫu lệ 30g Xuyên ngưu tất 12g Sinh cam thảo 3g Trúc nhự 9g
Bạch vi 12g Sơn chi tử 9g    

Mỗi ngày uống 1 thang. Sắc lần thứ nhất với 600ml nước, đun nhỏ lửa, để sôi 30 phút, lấy khoảng 400ml nước thuốc; sắc lần thứ 2 cho khoảng 500ml nước lấy 300ml. Trộn đều, chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và buổi tối.

Hiệu quả lâm sàng: Quách X X, nữ, 38 tuổi. Vì bị kích thích mà sinh bênh. Có các triệu chứng bồn chồn, đứng ngồi không yên, khí nghịch, ngực tức, tinh thần u uất, không ăn không uống, có lúc khóc thảm thương, không tự chủ được, có khi còn chạy ra ngoài đường, nói một mình, hoặc gào thét điên dại, có lúc lại thấy khi nóng khi lạnh, ngực nóng như rang, váng đầu, nhức đầu, khạc ra đờm dính, miệng khát cổ khô. Đã điều trị tại một bệnh viện, chuẩn đoán là bệnh tâm thần phân liệt. chữa đã lâu mà không khỏi. Tới viện chúng tôi, khám thấy mạch trầm tế huyễn, rêu lưỡi mỏng trắng, chứng này thuộc về can uất khí trệ, uất mà thành hỏa, hỏa đốt nóng làm tổn thương tân dịch, liễm tân dịch thành đờm, đờm nhiệt lên nhiễu loạn tâm thần khiến tâm thần bất an. Cần trị bằng phép thanh nhiệt hóa đàm, ninh tâm an thần. Chúng tôi cho dùng “Long mẫu bạch vi quất diệp thang” phối hợp cho uống “Chu phách tán”, Chu sa 12g, Hổ phách 18g, trộn đều, tán mịn, chia thành 12 gói, mỗi tối trước khi đi ngủ uống 1 gói, bằng nước ấm, cứ 4 tối lại ngừng uống 1 tối, uống liên tục hơn 30 thang thuốc trên, 2 liều “Chu phách tán” các triệu chứng bệnh lần lượt lui hết, bệnh khỏi.

Đàm ẩm úng phục ở cơ hoành ngực, nỗi nhiễu tâm thần.

Pháp trị: Khứ đàm trục ẩm, giáng khí bình nghịch, trấn tâm an thần.

Dùng bài: Gia vị không diên đan (tán).

Gia vị không diên đan (tán). Thạch xương bồ 6g Xuyên quân 6g
Từ thạch (nung) 9g Bạch giới tử (sao nhỏ lửa) 9g Trầm hương 4,5g
Hồng đại kích (chế) 3g Uất kim 6g Trầm hương 4,5g
Cam toại (chế) 2,4g Thần sa 9g Quất hồng 6g

Tất cả đem tán mịn, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6g, uống với nước cơm. Dùng cho người mạch chứng đều thực, cấm dùng cho phụ nữ có thai

Can khí uất kết

Tức giận thương tổn đến can, khí uất hóa hỏa, nung đốt tan dịch thành đờm, đờm nhiệt nhiễu loạn, che khuất tâm khiếu.

Pháp điều trị: Bình can tả hỏa, khoát đờm trấn tâm.

Dùng bài: Khoát đàm định cuồng thang.

Khoát đàm định cuồng thang Kim mông thạch 30g Trầm hương 5g Đại hoàng 6g
Sinh long cốt 30g Trân châu mẫu 30g Long đảm thảo 9g Thiên trúc hoàng 9g
Thạch quyết minh 30g Phàn uất kim 9g Đại giả thạch 9g Toàn phục hoa 9g
Sinh mẫu lệ 30g Hoàng cầm 9g    

Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Cam toại 1,5g, đem tán mịn, uống bằng nước thuốc, cách 1 ngày uống một lần. Với người bệnh cuồng lúc không lên cơn, có thể giảm bớt Cam toại.

Hiệu quả lâm sàng: Trương X X, nam, 20 tuổi, xã viên nông nghiệp. Do bị tai nạn lao động nên bị kích thích, tinh thần trở nên thất thường, thao cuồng không yên, sức lực tăng lên gấp bội, lúc lúc lại nói năng lung tung. Máy kéo của đội sản xuất chở bệnh nhân đến khám, bảy tám thanh niên giữ bệnh nhân, mà vẫn không chịu, vùng vẫy điên cuồng. Phải giữ chặt bệnh nhân để bắt mạch, thấy mạch huyền hoạt hữu lực, không xem được lưỡi. Chuẩn đoán kỹ mạch chứng, dựa vào kinh nghiệm chúng tôi cho uống “Khoát đàm định cuồng thang”. Bệnh nhân uống được 5 thang, các triệu chứng cơ bản đã lui hết. Nghe kể lại rằng sau mỗi lần uống thuốc lại thấy bệnh nhân đại tiện 2-3 lần, phân lầy nhầy dính và bẩn. Khi khám lại bệnh nhân được bố và một người giới thiệu dắt đến (người giới thiệu này trước cũng bị bệnh tương tự, cũng đã dùng bài thuốc này mà chữa khỏi bênh. Trường hợp này lần đầu tới khám cũng do người ấy giới thiệu và đưa đến). Sau khi khám lại cũng cho dùng bài thuốc trên, bỏ vị Cam toại. Bệnh nhân uống tiếp 5 thang, bệnh khỏi.

Thể hư, phong đàm tích tụ bên trong, nhiễu loạn thần minh, làm thần không ở được.

Pháp điều trị: Bổ hư phù chính, hóa đàm tức phong, an thần định chí.

Dùng bài: Bổ hư an thần thang.

Gia giảm long đảm tả can thang Pháp bán hạ , , 6g Đương quy 6g Nhục quế 2g
Tây đảng sâm 15g Chỉ xác 4,5g Bá tử nhân 10g Trân châu mẫu 30g
Phục linh 10g Trần bì 4,5g Toàn yết 3g Hoàng kì 12g
Trư khổ đảm (mật lợn) 1cái       Táo nhân 15g

Trư khổ đảm (trong nhồi bột Xuyên khung 1,5g, buộc chặt miệng túi mật đề phòng mật chảy ra ngoài). Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Can đởm thực hỏa, hiệp đờm trọc che mờ tâm khiếu.

Pháp điều trị: Thanh tả can đởm, khoát đàm khai khiếu.

Dùng bài: Gia giảm long đảm tả can thang

Gia giảm long đảm tả can thang Sao sài hồ 3g Uất kim 9g Hoàng liên 3g
Long đảm thảo 9g Sinhđ hoàng 12 g Sinh đại hoàng 15g Sinh thiết lạc 30g
Sơn chi tử 9g Trần đảm tinh 6g Thục đại hoàng 15g
Hoàng cầm 9g Xương bồ 6g Huyền minh phấn 12g

Sắc uống thay nước, nhiều lần trong 2 ngày một thang.

Hiệu quả lâm sàng: Hứa XX, nữ, 21 tuổi. Mới kết hôn được nửa tháng, không toại nguyện, buồn rầu ảo não, phát bệnh cuồng, cả đêm không ngủ, nói nǎng lung tung, có lúc kêu gào la hét. Khi khám, bệnh nhân cười sằng sặc không ngớt, trèo lên bàn nhảy múa, mặt đỏ, thể thực, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hoạt sác hữu lực. Bệnh thuộc về can đởm xuất hỏa hiệp đờm che mờ tâm khiếu. Cho dùng "Gia giảm long đảm tả can thang". Uống trong 2 ngày hết 1 thang, ngày thứ ba khám lại thấy thần sắc đã chuyển biến rõ rệt, tự kể rằng sau khi uống thuốc có đại tiện mấy lần, đi ra phân nâu đen, chất như keo dính, ban đêm đã ngủ yên, tỉnh táo, nói nǎng rành mạch. Lại cho dùng: Gia giảm đan chi tiêu dao tán" (thang) để củng cố kết quả. Uống 5 thang, gồm: Đan bì 9g, Sơn chi tử 9g, Hoàng cầm 9g, Đương quy 10g, Bạch thược 9g, Phục linh 9g, Bạch truật 9g. Cam thảo 3g, Bạc hà 3g (cho sau), Uất kim 9g, theo dõi hơn 4 nǎm, không thấy tái phát.

Đàm hỏa thượng viêm, bế tắc tâm khiếu.

Pháp điều trị: Hóa dàm khai khiếu, thanh hỏa an thần.

Dùng bài: Thiết lạc ẩm.

Thiết lạc ẩm. Đan sâm 12g Câu đằng 12g Liên kiều 12g
Mạch đông 12g Huyền sâm 12g Trần bì 5g Viễn chí 5g
Thiên đông 12g Phục linh 12g Đảm nam tinh 5g Chu sa 3g
Chiết bối mẫu 12g Phục thần 12g Thạch xương bồ 5g Sinh thiết lạc 200g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, (với bệnh nhân tạng âm hư, có thể tùy tình hình mà giảm bớt lượng Sinh thiết lạc hoặc bỏ hẳn).

Hiệu quả lâm sàng: Hồ XX, nam, 30 tuổi, nông dân, tới khám ngày 10-3-1963. Tháng trước, gia đình bất hòa, lại bị cảm phong hàn, uống Lộc tiên quá nhiều. Sau đó đột nhiên đập phá, đánh người bất kể thân sơ, trèo lên cao cởi bỏ quần áo, sức lực tǎng lên bội phần, không phân biệt bẩn sạch, không biết đói khát. Chẩn đoán lâm sàng là bệnh tâm thần phân liệt, điều trị gần 1 tháng mà hiệu quả chưa thấy rõ. Khám thấy sắc mặt đỏ sẫm, chất lưỡi đỏ tím, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch huyền đại, chứng này thuộc về đàm hỏa thượng viêm, bế tắc tâm khiếu. Cần trị bằng phép hóa đàm khai khiếu, thanh hỏa an thần. Cho dùng "Thiết lạc ẩm", uống liền hai ngày các triệu chứng giảm hẳn. Ngày 12-3 khám lại thấy bệnh nhân ǎn nói đã mạch lạc, tâm thần đã ổn. Lại cho dùng tiếp 4 thang nữa, bỏ Sinh thiết lạc. Uống hết thì bệnh khỏi. Theo dõi mười nǎm không thấy tái phát.

Khí hỏa giao uất, nhiệt kết với huyết, khí trong phủ không thông, ứ nhiệt nung nấu.

Pháp điều trị: Thông phủ tả nhiệt, hành ứ tán kết.

Dùng bài: Cuồng tỉnh thang.

Cuồng tỉnh thang. Đan bì 12g Trúc nhự 9g Trần bì 9g
Sài hồ 12g Đào nhân 12g Sinh khương 12g
Đại hoàn 9g Xích thược 9g Uất kim 9g
Chỉ thực 9g Bán hạ 9g Chi tử 9g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng: Lý XX, nữ, 20 tuổi. Bệnh nhân mới sinh con được 20 ngày. Do chuyện vặt mà cãi nhau với hàng xóm, tức giận sinh ra tâm thần thất thường, chửi bới mọi người, quǎng hết mọi đồ dùng, có lúc trợn mắt hoa chân múa tay như muốn đánh nhau, nhưng không làm gì mọi người, suốt ngày hò hát kêu gào, bồn chồn không ngủ, đã bảy đêm liền không chợp mắt, tinh thần hưng phấn quá mức. Tây y chẩn đoán là bệnh tâm thần phân liệt. Đã cho uống aminazin, nhưng vô hiệu. Bệnh nhân hai mắt mở trừng trừng, hỏi người nhà thì được biết bệnh nhân đã mấy ngày không đại tiện, đau bụng dưới, cự án, khi phát bệnh thì đã hết máu hôi, mạch huyền hoạt hữu lực, môi đỏ thẫm, rêu lưỡi vàng bẩn. Sau khi khám, cho dùng "Cuồng tỉnh thang". Uống được 1 thang, đại tiện lỏng, tháo ra rất nhiều, đều là phân nhầy thối khẳm, đêm ấy ngủ được, gọi không tỉnh dậy, sau một đêm ngủ say, khi tỉnh dậy tinh thần đã tỉnh táo, như vừa trải qua một cơn mê, lại có máu hôi, bệnh khỏi.

Can uất khí trệ, khí hỏa đàm thǎng nhiễu loạn thần minh.

Pháp điều trị: Bình cao giải uất, tả nhiệt hóa đàm lý khí tán kết.

Pháp điều trị: Bình cuồng thang.

Bình cuồng thang Nga truật 10g Chỉ xác 10g
Kim mông thạch 25g Mộc hương 5g Sinh đại hoàng 15g
Uất kim 15g Nhị sửu 15g Can khương 5g
Tam lăng 10g Sinh đào nhân 15g Mang tiêu
(chia uống với nước thuốc).
30g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Đối với bệnh nhân nữ, mỗi khi tới kỳ kinh nguyệt bệnh tình thêm nặng, kèm theo chứng ứ huyết, có thể phối hợp uống thêm "Hoạt huyết tán": Tam thất 50g, Huyết kiệt 50g, Hổ phách 50g, Tây hồng hoa 30g, Chu sa 20g, Xạ hương 2g, Bǎng phiến 10g, tất cả đem tán mịn, cho vào lọ kín, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3g.

Hiệu quả lâm sàng:

Ca thứ nhất: nữ, 16 tuổi. Vì uất giận không nguôi mà dẫn tới tinh thần thất thường, khi khóc khi cười, không ǎn không ngủ, nói nǎng lung tung, mỗi kỳ kinh nguyệt bệnh lại nặng thêm, đã nằm điều trị mấy lần ở một bệnh viện tâm thần, vẫn chưa chữa khỏi. Khám thấy đúng là bệnh tâm thần phân liệt, cho dùng "Bình cuồng thang", phối hợp với uống "Hoạt huyết tán", uống được mấy thang, các triệu chứng đều lui, bệnh khỏi. Sau đó đã đi làm, theo dõi mấy nǎm cũng không thấy bệnh tái phát.

Ca thứ hai: nữ, 23 tuổi. Do bị kinh hãi quá mức, lại thêm cãi nhau mà tức giận, dẫn tới tinh thần thất thường, lúc khóc lúc cười, cả đêm kêu khóc không ngủ, chỉ ǎn một ít hoa quả, không cơm cháo, người nhà vô cùng lo lắng thương xót. Khám xong cho dùng "Bình cuồng thang", uống được 1 thang, các triệu chứng lui được quá nửa, bệnh đã thấy chuyển biến nhiều, uống liền 3 thang, các chứng lui hết, bệnh khỏi hẳn.

Châm cứu điều trị tâm thần phân liệt

Châm Cứu Học Thượng Hải: Thanh Tâm, thông khiếu, khoát đờm, giáng trọc làm chính.

. Điên: tiềm dương, tả Hoả.

. Cuồng: lý khí, khai uất.

. Bách Hợp bệnh: dựa theo chứng trạng mà chọn huyệt.

Huyệt chính:

Nhóm 1: Đại Chùy (Đc.14) + Định Thần + Phong Trì (Đ.20) + Cưu Vỹ (Nh.15) thấu Thượng Quản (Nh.13) + Gian Sử (Tb.5) thấu Chi Câu (Ttu.6) .

Nhóm 2: Á Môn (Đc.15) + Bá Hội (Đc.20) thấu Tứ Thần Thông + Ấn Đường thấu điểm giữa mũi + Kiến Lý (Nh.11) + Nội Quan (Tb.6) + Thông Lý (Tm.5) + Tam Âm Giao (Ty.6) .

Huyệt phụ: Thính Cung (Ttr.19) + Ế Phong (Ttu.17) + Tinh Minh (Bq.1) + An Miên + Thần Đường (Bq.44) + Can Du (Bq.18) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Hổ Biên + Dương Lãng Tuyền (Đ.34) + Lãi Câu (C.5) + Thái Xung (C.3) + Thiếu Thương (P.11) + Lao Cung (Tb.8) + Đại Chung (Th.4) + Thần Môn (Tm.7) .

Cách châm:

+ Cuồng: Dùng nhóm I, đồng thời có thể thêm Lao Cung (Tb.8), Thiếu Thương (P.11), Hợp Cốc (Đtr.4), Thái Xung (C.3), An Miên.

+ Điên: Dùng nhóm II, có thể phối hợp Đại Chung (Th.4), Dương Lăng Tuyền (Đ.34), Lãi Câu (C.5), Thần Môn (Tm.7) .

+ Bách Hợp: Tùy chứng mà chọn huyệt.

Thí dụ như ảo thính thêm Thính Cung (Ttr.19); ảo giác thêm Tinh Minh (Bq.1) ... Huyệt Định Thần có thể châm xiên, hướng mũi kim lên, sâu đến 1, 5 thốn, Đại Chùy châm sâu 1, 5 thốn; Á Môn sâu 1, 5 thốn (huyệt này pHải lấy huyệt cho chính xác, khi châm pHải thận trọng).

Thập Tam Quỷ Huyệt:

Nhân Trung (Đc.26) + Thiếu Thương (P.11) + Ẩn Bạch (Ty.1) + Đại Lăng (Tb.5) + Thân Mạch (Bq.62) [cứu châm] + Phong Phủ (Đc.16) + Giáp Xa (Vi.6) [ôn châm] + Thừa Tương (Nh.24) + Lao Cung (Tb.8) + Thượng Tinh (Đc.23). Nam dùng Hội Âm, Nữ dùng Ngọc Môn Đầu (huyệt ở tại phía trước miệng âm đạo) + Khúc Trì (Đtr.11) (Hoả châm) + Hải Tuyền (châm ra máu).

13 huyệt trên cứ theo thứ tự mà châm (Thiên Kim Phương).

Cự Khuyết (Nh.14), cứu 20 - 30 tráng + Tâm Du (Bq.15) 2 bên mỗi bên 5 tráng (Biển Thước Tâm Thư).

4- Khúc Trì (Đtr.11) + Tuyệt Cốt (Đ.39) + Bá Lao + Dũng Tuyền (Th.1) (Châm Cứu Đại Thành).

5- Thiếu Hải (Tm.3) + Gian Sử (Tb.5) + Thần Môn (Tm.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Hậu Khê (Ttr.3) + Phục Lưu (Th.7) + Ty Trúc Không (Ttu.23).

. Kèm si ngốc, dại khờ thêm Thần Môn (Tm.7), Thiếu Thương (P.11), Dũng Tuyền (Th.1), Tâm Du (Bq.15) (Thần Ứng Kinh).

6- Phi Dương (Bq.58) + Thái Ất (Vi.23) + Hoạt Nhục Môn (Vi.24) (Phổ Tế Phương).

7- Huyệt chính: Đại Chùy (Đc.14) + Đào Đạo (Đc.13) .

Huyệt phụ chia làm 2 nhóm:

a - Phong Nham + Nhân Trung (Đc.26) +Tam Âm Giao (Ty.6) .

b- Ế Minh + Hợp Cốc (Đtr.4) thấu Lao Cung (Tb.8) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).

8- Nhóm 1: Thiên Xung (Đ.9) + Phong Trì (Đ.20) + Bá Hội (Đc.20) + Công Tôn (Ty.4) + Đầu Duy (Vi.8).

Nhóm 2: Thân Mạch (Bq.62) + Bá Hội (Đc.20) + Phong Trì (Đ.20) + Tâm Du (Bq.15) + Hậu Khê (Ttr.3) .

Nhóm 3: Ty Trúc Không (Ttu.23) + Nhân Trung (Đc.26) + Bá Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) .

Nhóm 4: Côn Lôn (Bq.67) + Bá Hội (Đc.20) + Phong Trì (Đ.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Hậu Khê (Ttr.3) + Thân Mạch (Bq.62) (Châm Cứu Học Giản Biên).

9- Châm tả Tâm Du (Bq.15) + Thần Môn (Tm.7) + Nhân Trung (Đc.26) + Nội Quan (Tb.6) + Phong Long (Vi.40) + Kiến Lý (Nh.11) + bổ Thái Xung (C.3) (Châm Cứu Trị Liệu Học).

10- Nhóm 1: Bá Hội (Đc.20) + Thuỷ Câu (Đc.26) + Bản Thần (Đ.13) + Phong Trì (Đ.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Thân Trụ (Đc.12) + Thiên Xu (Vi.25) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Hành Gian (C.2) + Thân Mạch (Bq.62) + Côn Lôn (Bq.67) + Đại Lăng (Tb.7).

Nhóm 2: Đại Chùy (Đc.14) + Bá Hội (Đc.20) + Thần Đình (Đc.24) + Dũng Tuyền (Th.1) + Thiếu Thương (P.11) + Gian Sử (Tb.5) + Thân Trụ (Đc.12) + Cự Khuyết (Nh.14) + Phong Thị (Đ.31) + Phong Phủ (Đc.16) + Suất Cốc (Đ.8) + Nhân Trung (Đc.26) + Ẩn Bạch (Ty.1) + Đại Lăng (Tiết.7) + Cưu Vĩ (Nh.15) + Trung Quản (Nh.12) + Lao Cung (Tb.8) + Thân Mạch (Bq.62) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).

Điều Trị Bệnh Tâm Thần Phân Liệt Theo Tây Y

Điều trị nội khoa

Nguyên tắc điều trị:

Bệnh tâm thần phân liệt

- TTPL là một bệnh chưa rõ nguyên nhân, điều trị triệu chứng là chủ yếu.

- Hóa dược liệu pháp có vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với các triệu chứng dương tính.

- Cần phối hợp nhiều liệu pháp điều trị (thuốc, sốc điện, tâm lý, lao động và phục hồi chức năng tái thích ứng xã hội ...)

- Cần phát hiện sớm và can thiệp sớm, điều trị tích cực sẽ đem lại hiệu quả tốt.

- Điều trị duy trì sau cơn loạn thần đầu tiên, quản lý và theo dõi phòng tái phát.

- Phục hồi chức năng cho bệnh nhân, đặc biệt quan trọng đối với các triệu chứng âm tính.

- Phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc, gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc bệnh nhân.

- Phát hiện và giải quyết kịp thời các yếu tố thúc đẩy bệnh tái phát.

- Giáo dục gia đình và cộng đồng thay đổi thái độ đối với bệnh TTPL (tránh mặc cảm, xa lánh, sỉ nhục người bệnh).

- Chăm sóc bệnh nhân lâu dài, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.

Điều trị cụ thể:

1. Điều trị tại Bệnh viện:

a. Hóa dược :

- Tùy theo triệu chứng lâm sàng, từng thể bệnh, từng cá nhân mà chọn lựa thuốc cho phù hợp.

- Đối với các triệu chứng dương tính (hoang tưởng, ảo giác, rối loạn hành vi):

+ Sử dụng thuốc đường tiêm trong giai đoạn cấp tính, BN chống đối, không hợp tác khám chữa bệnh:

Cố định, quản lý người bệnh tại giường, buồng riêng.

Haloperidol 5 mg x 5 - 20 mg/ngày, tiêm bắp.

Aminazin 25 mg x 25 - 100 mg/ngày, tiêm bắp.

Seduxen 10 mg x 10 - 20 mg/ngày, tiêm bắp.

+ Sau giai đoạn cấp tính chuyển sang thuốc đường uống:

Haloperidol 1,5mg, 5 mg x 1,5 - 15 mg/ngày.

Aminazin 25 mg x 50 - 250 mg/ngày.

Levomepromazin 25 mg x 50 - 250 mg/ngày.

Risperidon 2mg x 2 - 6mg/ngày.

Clozapin 25 mg x 25 - 100 mg/ngày.

Olanzapine 5mg, 10mg x 5 - 20mg/ngày.

Quetiapin (Seroquel) x 200 - 600 mg/ngày

Amisulpride (Solian) x 100 - 600 mg/ngày

- Đối với các triệu chứng âm tính (thiếu hòa hợp, tự kỷ và giảm sút thế năng tâm thần): sử dụng thuốc an thần kinh thế hệ mới hoặc an thần kinh cổ điển với liều thấp.

Risperidon 2mg x 1 - 6 mg/ngày.

Clozapin 25 mg, 50 mg x 25 - 100 mg/ngày.

Olanzapine 5mg, 10mg x 5 - 20 mg/ngày.

Amisulpride (Solian) x 100 - 400 mg/ngày.

Haloperidol 1,5mg, 5 mg x 1,5 - 6 mg/ngày.

- Đối với thể trầm cảm sau phân liệt: kết hợp thuốc chống trầm cảm thế hệ mới (SSRI) với thuốc an thần kinh thế hệ mới. Không dùng ATK cổ điển.

- Có thể sử dụng thêm thuốc chỉnh khí sắc:

Carbamazepin 200 mg x 400 - 800 mg/ngày.

Valproat 200, 500mg x 400 - 2000 mg/ngày.

- Điều trị các rối loạn tâm thần và bệnh cơ thể kết hợp (nếu có).

b. Liệu pháp tâm lý - PHCN:

- Liệu pháp tâm lý cá nhân: huấn luyện người bệnh các kỹ năng xã hội nhằm hạn chế suy giảm các kỹ năng của họ.

- Liệu pháp gia đình: Hỗ trợ gia đình xử lý các Stress, hướng dẫn cách chăm sóc, quản lý và điều trị cho bệnh nhân tại nhà.

- Liệu pháp nhóm

- Liệu pháp lao động: phù hợp với khả năng của từng bệnh nhân.

- Liệu pháp vui chơi giải trí, thể thao, âm nhạc,…

- Phục hồi chức năng: Tập các chức năng sinh hoạt hàng ngày, tập vận động, giao tiếp, …

- Dinh dưỡng, chăm sóc: Ăn uống đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân.

c. Liệu pháp Shock điện (ECT):

- Áp dụng cho người bệnh không đáp ứng với thuốc ATK;

- Trạng thái căng trương lực;

- Chống đối không ăn uống;

- Các trường hợp kháng thuốc;

- Các trường hợp chống chỉ định dùng thuốc.

Sốc điện mỗi lần trong một ngày và mỗi đợt kéo dài 6 – 8 lần.

2. Điều trị tại cộng đồng:

a. Hóa dược :

- Aminazin 25mg x 100 mg - 200 mg/ngày

- Levomepromazin 25mg x 50 mg - 100 mg/ngày

- Haloperdol 1,5 mg x 1,5 mg - 6 mg/ngày

- Risperidon 2 mg x 2 mg - 6 mg/ngày

b. Liệu pháp tâm lý xã hội:

* Các liệu pháp tâm lý :

- Huấn luyện cho người bệnh kỹ năng xã hội hòa nhập dần với cộng đồng.

- Hỗ trợ gia đình và xử trí Stress.

- Nhóm hỗ trợ: Giúp cho người bệnh và gia đình họ, như quyên góp để gây quỹ, mở rộng các dịch vụ phục vụ và điều trị.

* Chăm sóc tại cộng đồng:

- Quản lý và cho người bệnh dùng thuốc theo hướng dẫn của Bác sỹ.

- Cho người bệnh đến khám theo định kỳ hoặc khi cần thiết.

- Gia đình và xã hội không được bỏ rơi, xa lánh, đối xử phân biệt BN ...

- Nhắc nhở người bệnh vệ sinh cá nhân thường xuyên, cung cấp thói quen hàng ngày.

- Cho họ tham gia vào các hoạt động của xã hội, khuyến khích họ khi có thành tích và giải thích cho họ hàng gia đình phải dùng thuốc.

- Tránh phê bình, chỉ trích không cần thiết, tạo ra không khí hài hòa cho tất cả mọi người.

- Rèn luyện cho người bệnh thích nghi với môi trường và điều kiện sống.

Tham khảo thêm về bệnh tâm thần phân liệt

Thế nào là bệnh tâm thần phân liệt?

- Bệnh tâm thần phân liệt không phải là một bệnh do ma quỉ gây ra, cũng không phải do "đời cha ăn mặn, đời con khát nước", mà là một bệnh lý của não, có những biến đổi sinh học phức tạp, chịu tác động mạnh của môi trường tâm lý xã hội không thuận lợi.

- Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh phổ biến trên thế giới và ở nước ta tỷ lệ từ 0,3 - 1% dân số.

- Bệnh có thể chứa được hoặc thuyên giảm tốt nếu được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, hợp lí.

Bệnh tâm thần phân liệt có những biểu hiện gì?

* Bệnh nhân cho rằng ý nghĩ của mình bị phát thanh, ý nghĩ của mình bị người khác biết, hoặc họ đọc được ý nghĩ của mình.

* Nghi ngờ có người điều khiển chi phối, kiểm tra; bị theo dõi, ám hại hay đầu độc mình, ghen tuông vô lý.

* Cho mình có khả nǎng đặc biệt, có quyền lực như siêu nhân có khả nǎng làm được những việc kỳ lạ, là người nhà trời, điều khiển được mưa gió.

* Nghi ngờ mình mắc bệnh nặng như ung thư, lao, HIV, giang mai, tim mạch, mà thực tế không bị bệnh gì.

* Nghĩ rằng mình có những khuyết điểm lớn, có tội phải bị trừng phạt nặng nề.

* Bệnh nhân nghe, nhìn, ngửi hoặc cảm thấy những gì mà người khác không thấy (không có trong thực tế).

Thí dụ. Nghe thấy tiếng nói trong đầu hoặc tiếng nói phát ra từ một bộ phận nào đó của cơ thể. Tiếng nói bình luận hành vi của bệnh nhân hoặc thảo luậnvới nhau về bệnh nhân.

* Các bất thường về hành vi cảm xúc.

- Kích động, đập phá, hò hét vô cớ, hành hung với người thân hoặc hàng xóm.

- ít nói, hỏi gặng cũng không nói, không ăn, thu mình lại, tính tình khô lạnh không muốn tiếp xúc với người thân.

Tính khí vui buồn, giận dữ thất thường

Dấu hiệucủa bệnh tâm thần phân liệt

Là một bệnh nặng nhưng tâm thần phân liệt có thể điều trị được. Việc chẩn đoán và can thiệp sớm có thể làm giảm tối đa các triệu chứng. Vì vậy, cần cảnh giác với những dấu hiệu sớm của bệnh.

Thuốc lá làm tăng nguy cơ bệnh tâm thần phân liệt

Các nhà khoa học ở Đại học King (Anh) nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc lá và các bệnh loạn thần, trong đó có tâm thần phân liệt, cho rằng hút thuốc có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Tâm thần phân liệt - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Theo các nhà khoa học, bệnh tâm thần phân liệt chiếm tỉ lệ khoảng 0,3 - 1% dân số ở các quốc gia và thường xảy ra ở những người trẻ từ 18 - 40 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay chưa được làm sáng tỏ nên việc xử trí chủ yếu là điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng tâm lý xã hội.

Bệnh tâm thần phân liệt, nguyên nhân và cách phòng tránh

Tâm thần phân liệt là một bệnh lý về não do những biến đổi sinh học phức tạp, do chịu tác động mạnh từ môi trường, do tâm lý xã hội không thuận lợi...

Dự phòng tái phát tâm thần phân liệt

Căn bệnh này có tỷ lệ tái phát cao. Sau một đợt bệnh cấp diễn rầm rộ, nếu được điều trị sớm và hợp lý, bệnh nhân có thể nhanh chóng trở nên gần như bình thường. Trong giai đoạn ổn định

Cần làm gì để giúp đỡ người bệnh tâm thần phân liệt?

Nhà tôi có người mắc bệnh tâm thần phân liệt, đã được uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng cả nhà tôi đang băn khoăn cách chăm sóc cũng như giúp đỡ người bệnh về mặt tâ lý. Xin bác sĩ tư vấn.

Các vị thuốc chữabệnh tâm thần phân liệt

Địa long, Tác dụng của Địa long trị bệnh tâm thần phân liệt...

Huyệt vị chữa bệnh tâm thần phân liệt

Tác dụng huyệt Tâm du trị bệnh tâm thần phân liệt

Tác dụng huyệt Gian sử trị bệnh tâm thần phân liệt

Vị trí huyệt Thông lý, tác dụng huyệt Thông lý chữa bệnh tâm thần phân liệt...

Vị trí huyệt Tiểu hải trị bệnh tâm thần phân liệt ...

Vị trí huyệt Dương cốc trị bệnh tâm thần phân liệt ...

Vị trí huyệt Thiếu thương chữa bệnh tâm thần phân liệt ...

Vị trí huyệt Trúc tân, tác dụng huyệt Trúc tân trị bệnh tâm thần phân liệt...


Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

Tư vấn sức khỏe trực tuyến Tư vấn sức khỏe trực tuyến Chia sẻ facebook Tư vấn sức khỏe trực tuyến


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Tư vấn sức khỏe trực tuyến  Tư vấn sức khỏe trực tuyến   Đầu trang