Cảm giác hoang tưởng hay ảo giác về cử động của cơ thể hay môi trường: thường nhất là cảm giác xoay tròn. Thường kèm buồn nôn, tư thế không vững, và thất điều dáng đi.Có thể khởi phát hay nặng lên khi cử động đầu.Khi tổn thương tiền đình sẽ gây rối loạn thăng bằng, rung giật nhãn cầu, chóng mặt và buồn nôn. .
Do viêm tai xương chũm, vỡ xương đá, mất máu, nhiễm độc streptomycine, quinine, u góc cầu tiểu não, tổn thương dây thần kinh tiền đình. . do vữa xơ động mạch, do thiếu máu, nhồi máu, thiểu năng sống-nền, hội chứng tăng áp nội sọ gây phù nề hệ thống ống tai trong, xơ cứng rải rác, rỗng hành não.
Chẩn đoán lâm sàng bao gồm chẩn đoán chóng mặt và các bệnh đồng diễn.
Nguyên nhân ngoại vi (chóng mặt thường kèm theo ù tai hoặc điếc).
- Bệnh tiền đình ngoại vi: viêm mê đạo, viêm tế bào thần kinh tiền đình, bệnh dây thần kinh tiền đình, viêm dây thần tiền đình do virut (herpes).
- Chóng mặt theo tư thế kịch phát lành tính.
- Chóng mặt sau chấn thương
- Chóng mặt do dây tiền đình bị nhiễm độc và do thuốc.
- Bệnh/hội chứng Ménière ( phù nội dịch).
-Các bệnh ngoại vi khác: nhiễm khuẩn khu trú, thoái hóa tế bào lông, bất thường di truyền của mê đạo, u dây VIII, sơ hóa tai, rò mê đạo, thiếu máu não cục bộ.
(Chóng mặt thường ít khi có giảm thính lực, trừ khi có tổn thương trực tiếp dây VIII).
- Thiếu máu não cục bộ.
- Bệnh mất myelin của hệ thần kinh trung ương (sau nhiễm khuẩn, xơ cứng rải rác, hội chứng cận ung thư).
- U góc cầu – tiểu não.
- Bệnh dây VIII cục bộ hoặc trong bệnh hệ thống.
-Tổn thương thân não ( u, dị dạng động – tĩnh mạch).
- Các tổn thương của hố sau ( u não, tai biến mạch não).
- Động kinh.
- Bệnh di truyền ( ví dụ thoái hóa gai –tiểu não).
- Đau nửa đầu tiền đình.
Trong thực hành, khi bị chóng mặt phần lớn bệnh nhân thường tìm đến các chuyên khoa Tai – mũi – họng hoặc Thần kinh. Tuy nhiên triệu chứng chóng mặt có thể xuất phát từ các bệnh tiêu hóa, tim – mạch, nội tiết, thận – tiết niệu hay hô hấp. Nhiều trường hợp xẩy ra sau chấn thương sọ não, mắt, răng – hàm – mặt; một số bệnh nhân có thoái hóa cột sống cổ. Giai đoạn đầu của nhiễm khuẩn thường có thể có biểu hiện sốt, nhức đầu, chóng mặt, nôn. Nhiễm độc hóa chất dùng trong nông nghiệp cũng có thể ảnh hưởng tới thính lực gây rối loạn thăng bằng. Đặc biệt chóng mặt có thể gặp ở các bệnh nhân có rối loạn tâm căn hoặc rối loạn cảm xúc. Ngoài ra một số thuốc có khi gây tác dụng không mong muốn là chóng mặt không đặc hiệu.
Chóng mặt là triệu chứng chủ yếu. BN có cảm giác bị dịch chuyển, mọi vật xung quanh xoay tròn, hoặc chính bản thân BN xoay tròn so với những vật xung quanh. Trong những trường hợp rõ ràng, cảm giác bị dịch chuyển rất rõ, có thể xảy ra trên mặt phẳng đứng dọc hoặc mặt phẳng đứng ngang. Tuy nhiên trong một vài trường hợp chóng mặt không rõ ràng, BN chỉ có cảm giác dịch chuyển hoặc lắc lư thân mình, hoặc cảm giác bay lên, rớt xuống hoặc cảm giác mất thăng bằng.
Các dấu hiệu đi kèm thường hằng định: BN thường có cảm giác khó chịu, thường là sợ hãi, mất thăng bằng. Té ngã có thể xảy ra lúc chóng mặt, lúc này BN không thể đứng được. Ngoài ra BN có thể có rối loạn dáng đi. Buồn nôn, ói mửa xuất hiện khi làm những cử động nhẹ nhàng và thường đi kèm các rối loạn vận mạch như da tái xanh, vã mồ hôi, giảm nhịp tim.
Cần lưu ý tất cả những đặc điểm của chóng mặt:
- Kiểu xuất hiện của chóng mặt: có thể xuất hiện đột ngột và có tính chất xoay tròn, hoặc có thể xuất hiện từ từ với những cơn chóng mặt nhỏ nối tiếp nhau hoặc chỉ mất thăng bằng nhẹ lúc đi lại và sau đó triệu chứng này trở thành mãn tính.
- Chóng mặt xảy ra lúc thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi không, chóng mặt có lệch về một bên nào không?
- Các dấu hiệu đi kèm: quan trọng nhất là các dấu hiệu về thính lực (giảm thính lực, ù tai, cảm giác tai bị đầy, điếc đặc), kế đến là các dấu hiệu về thần kinh thực vật (buồn nôn, nôn ói, lo lắng). Lưu ý là bệnh nhân hoàn toàn không mất ý thức.
- Tiền sử của bệnh nhân về tai mũi họng (viêm tai kéo dài), về thần kinh, chấn thương (chấn thương sọ não), về ngộ độc (ngộ độc thuốc, đặc biệt là các khgáng sinh độc với tai), về mạch máu, về dị ứng.
- Đặc điểm diễn tiến và tần số cơn chóng mặt
Xảy ra khi não có sự mất cân đối trong ba hệ thống giữ thăng bằng (hệ tiền đình, hệ thị giác, hệ thống cảm giác bản thể hay còn gọi là hệ cảm giác sâu). Ví dụ như chóng mặt do đi xe, chóng mặt do độ cao, chóng mặt thị giác khi nhìn một loạt cảnh chuyển động nối tiếp nhau (do cảm giác thị giác ghi nhận những cử động của môi trường bên ngoài không được đi cùng với những biến đổi kế tiếp của hệ tiền đình và hệ cảm giác bản thể) hệ tiền đình gặp những vận động đầu mà nó chưa thích nghi cả, ví dụ như say sóng tư thế bất thường của đầu và cổ, ví dụ như ngửa đầu ra quá mức khi sơn trần nhà.
Chóng mặt không gian (space sickness) là chóng mặt thoáng qua thường gặp, do vận động chủ động của đầu trong môi trường không có trọng lực là một ví dụ của chóng mặt sinh lý.
Do tổn thương hệ thị giác, hệ cảm giác bản thể hoặc hệ tiền đình.
- Chóng mặt thị giác là do thấy những hình ảnh mới hoặc hình ảnh không thích hợp, hoặc do xuất hiện liệt đột ngột cơ vận nhãn kèm theo song thị; trong trường hợp này hệ thần kinh trung ương sẽ nhanh chóng bù trừ tình trạng chóng mặt này.
- Chóng mặt do rối loạn cảm giác sâu hiếm khi là triệu chứng đơn độc. Chóng mặt lúc này thường do bệnh lý thần kinh ngoại biên (có rối loạn cảm giác sâu) làm giảm những xung động cảm giác cần thiếtđến hệ thống bù trừ trung ương kèm với rối loạn chức năng của hệ tiền đình hoặc hệ thị giác.
- Chóng mặt do rối loạn chức năng hệ tiền đình là nguyên nhân thường gặp nhất, chóng mặt thường kèm theo buồn nôn, rung giật nhãn cầu, thất điều dáng đi. Do chóng mặt tăng lên khi cử động đầu nhanh, bệnh nhân thường có khuynh hướng giữ đầu nằm yên không nhúc nhích.
Rung giật nhãn cầu nhãn cầu là triệu chứng chủ yếu có nguyên nhân do tiền đình thường đánh theo nhịp. Đó là cử động của nhãn cầu theo nhịp gồm sự nối tiếp nhau giữa hai pha: pha chậm đưa nhãn cầu sang một phía (do tác động của hệ tiền đình), kế đến là pha nhanh đưa nhãn cầu theo chiều ngược lại, đưa mắt về vị trí nghỉ ngơi (do tác động của chất lưới cầu não).
Khi có triệu chứng rung giật nhãn cầu, chúng ta cần xác định hướng, chiều và mức độ của nó.
- Hướng (direstion): Rung giật nhãn cầu tiền đình được gọi tên theo hướng đánh nhanh vì chiều này được thấy rõ nhất khi khám lâm sàng. Có thể là rung giật nhãn cầu ngang, dọc hoặc xoay tròn (cùng chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ), hoặc rung giật nhãn cầu hỗn hợp (ngang –xoay tròn).
Hướng của rung giật nhãn cầu phụ thuộc vào vòng bán khuyên bị kích thích, tức là phụ thuộc vào vị trí của đầu trong lúc khám bệnh. Rung giật nhãn cầu được tạo ra lúc đầu là do sự di chuyển của nội dịch: pha chậm của rung giật nhãn cầu đánh theo hướng của dòng nội dịch.
Chóng mặt là hiện tượng bù trừ theo hướng ngược lại: hướng pha nhanh của rung giật nhãn cầu
- Chiều (sens): sang (P), sang (T) đối với nystagmus ngang, lên trên, xuống dưới đối với nystagmus dọc, cùng chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ đối với nystagmus xoay tròn.
- Mức độ:
Độ I: xuất hiện nystagmus có chiều đánh cùng chiều với phía mà mắt liêc sang bên đó. Ví dụ nystagmus đánh sang (P) khi mắt liếc sang (P).
Độ II: nystagmus xuất hiện cả khi mắt ở đường giữa.
Độ III: nystagmus đánh sang chiều ngược lại với phía mà mắt liếc sang. Ví dụ nystagmus đánh sang (T) khi mắt liếc sang (P).
* Các rối loạn tĩnh trạng:
Chú ý đến sự di lệch của thân, trục cơ thể: sự di lệch này đi theo hướng của dòng nội dịch.
Dấu Romberg: khi BN đứng, hai chân khép lại, ta sẽ thấy thân mình BN nghiêng về một bên, hiếm hơn là nghiêng ra phía trước hoặc phía sau nhưng thuờng là cùng một phía đối với một BN. Rối loạn này tăng lên khi BN nhắm mắt (dấu Romberg tiền đình). Nếu nặng hơn, BN có thể bị té ngã, đôi khi xảy ra đột ngột, lúc này đứng và đi không thể thực hiện được.
Nghiệm pháp đi bộ (Unterberger test): bệnh nhân đi bộ trên một điểm trong một phút, hai tay đưa thẳng ra trước mặt, đầu gối chân co lên phải đưa lên cao, nếu cần thiết cho bệnh nhân đếm cùng lúc để tránh tập trung, nếu có tổn thương tiền đình bệnh nhân sẽ khởi đầu quay trục của mình theo một hướng đặc biệt, quay hơn 450 trong 50 bước là bệnh lý.
Nghiệm pháp giơ thẳng hai tay: Bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng, hai mắt nhắm, hai tay đua thẳng ra trước, hai ngón trỏ nhắm vào hai ngón trỏ tương ứng của người khám, ta ghi nhận có sự di lệch chậm trên mặt p[hẳng ngang theo hướpng bên tiền đình bị bệnh đối với bênh lý tiền đình ngoại biên.
*Rối loạn động trạng:
Sự di lệch của các chi theo hướng của dòng nội dịch
Nghiệm pháp bước đi hình sao (Test Babinski-Weil): yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt, bước tới 5 bước sau đó lùi lại 5 bước lập lại nhiều lần khoảng 30 giây. Nêu giảm chức năng tiền đình một bên bệnh nhân có khuynh hướng lệch về một bên (bên bệnh) khi tiến lên và lệch theo hướng ngược lại khi lùi ra sau vẽ nên hình ngôi sao.
Nghiệm pháp past pointing: Bệnh nhân giơ thẳng hai tay ra trước, ngón trỏ chạm vào ngón trỏ của người khám, sau đó yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt, đưa tay lên và hạ xuống chạm vào tay người khám lần nữa. Đối với người có rối loạn tiền đình hai ngón trỏ không chạm tay người khám mà bị di lệch sang một bên, chúng ta ghi nhận độ di lệch đó. Càng làm nhiều lần, góc độ di lệch có thể càng tăng.
Trong khi khám luôn chú ý chiều của hướng đi lệch, hướng tay lệch và chiều chậm của nystagmus xem có sự tương hợp, sự hài hòa hay không.
Nghiệm pháp nhiệt: Đây là một nghiệm pháp dễ thực hiện, giúp chúng ta đánh giá được hoạt động của từng cơ quan tiền đình riêng biệt. Cho BN nằm ngửa, đầu nâng cao ở góc 300 độ, giữ ống bán khuyên bên ở vị trí thẳng đứng, bơm vào tai BN nước lạnh 330 hoặc nước nóng 440 trong thời gian khoảng 40 giây, thời gian tối thiểu giữa hai lần thử là 5 phút, nước ấm ít gây khó chịu hơn nước lạnh. Chú ý khám xem màng nhĩ có bị tổn thương trước khi làm nghiệm pháp nhiệt (thủng màng nhĩ là chống chỉ định).
Ở BN tiền đình bình thường, kích thích nước lạnh xuất hiện rung giật nhãn cầu với chiều chậm hướng về tai kích và chiều nhanh theo hướng ngược lại.
Ở BN tổn thương tiền đình một bên: kích thích không có rung giật nhãn cầu, hay xuất hiện rung giật nhãn cầu chậm, có biên độ yếu và thời gian ngắn hơn so với bên lành.
Nghiệm pháp ghế quay (Bárány) : cho BN ngồi trên một ghế quay, đầu cúi ra phía trước một góc 30 độ, cho ghế quay 10 vòng trong 20 giây, sau đó ngưng lại, quan sát các phản ứng xuất hiện. Nếu chiều quay của ghế là sang bên phải thì sau khi ngưng quay BN có rung giật nhãn cầu đánh ngang sang trái, khi đứng ngã về bên trái, ngón tay lệch về bên trái.
Thường nghiệm pháp này dùng để khảo sát chức năng tiền đình hai bên ở những BN bị điếc hoàn toàn.
Nghiệm pháp Nylen-Bárány : khi BN có chóng mặt tư thế lành tính, nghiệm pháp này có mục đích làm tăng triệu chứng. Cho BN ngồi quay đầu sang phải, nhanh chóng cho BN nằm ngửa đầu thấp hơn mặt phẳng ngang một góc 300, quan sát có rung giật nhãn cầu và chóng mặt. Sau đó đưa bệnh nhân ngồi dậy đầu vẫn tiếp tục dược giữ ở tư thế quay (P) quan sát xem bệnh nhân có chóng mặt và rung giật nhãn cầu. Nghiệm pháp được lập lại với đầu và mắt quay sang trái nằm xuống và nhìn thẳng nằm xuống.
Ngoài ra còn phải khám thêm về thần kinh xem bệnh nhân có tổn thương dây VIII thính lực, dây VII, dây V, tổn thương tiểu não, và các tổn thương về vận động, cảm giác.
Tổn thương bộ phận cảm nhận hoặc dây TK tiền đình.
Triệu chứng chủ quan: chóng mặt dữ dội, xảy ra từng cơn
Triệu chứng khách quan mang tính chất toàn diện và hòa hợp :
Toàn diện: tất cả các rối loạn tiền đình đều hiện diện như rung giật nhãn cầu (ngang-xoay tròn), lệch các ngón tay, rối loạn tĩnh trạng, rối loạn dáng đi.
Hòa hợp : các triệu chứng đều cùng về một phía thường là bên bệnh
Thường kèm theo các rối loạn thính giác như ù tai, giảm thính lực.
Tổn thương nhân tiền đình hoặc các đường liên hệ nhân tiền đình với hệ TK trung ương.
Triệu chứng không điển hình như trong tổn thương tiền đình ngoại biên, có sự khác biệt rõ rệt so với hội chứng tiền đình ngoại biên.
· Trước hết là do tổn thương nằm xa đường ốc tai và dây VII nên không có ù tai, điếc tai hay tổn thương dây VII đi kèm. Thêm vào đó chóng mặt không là triệu chứng chủ yếu mà chỉ là triệu chứng thứ yếu: chóng mặt ít hơn, không rõ như trong hội chứng tiền đình ngoại biên. Trong khi đó mất thăng bằng mới là triệu chứng quan trọng nhất.
- Các dấu hiệu khách quan thường là hằng định: rung giật nhãn cầu thường tự phát và đơn thuần: đứng dọc trong tổn thương cuống não, ngang trong tổn thương cầu não và xoay tròn trong tổn thương hành não.
- Triệu chứng không toàn diện vì không có đủ cùng lúc các dấu hiệu.
- Cuối cùng là sự mất hòa hợp rất ro vì rung giật nhãn cầu có thể có nhiều hướng (multidirectionnel: đưa mắt sang (P), rung giật nhãn cầu đáng sang (P), : đưa mắt sang (T), rung giật nhãn cầu đáng sang (T), : đưa mắt lên trên, rung giật nhãn cầu đáng lên trên) chiều chậm của rung giật nhãn cầu có thể không cùng chiều với ngón tay chỉ lệch, với chiều ngã về một bên trong nghiệm pháp Romberg.
- Ngoài ra còn có hiện diện các tổn thương thần kinh như dấu hiệu tiểu não, tổn thương thân não (dấu hiệu tháp: yếu liệt, tổn thương vận nhãn)
Cách tiếp cận lâm sàng chóng mặt là một triệu chứng liên quan đến nhiều nguyên nhân lâm sàng khác nhau. Vì hoạt động của bản thân hệ tiền đình luôn cần tiêu thụ một năng lượng đặc biệt, do đó bất kỳ rối loạn hệ thống nào gây suy giảm năng lượng cung ứng cho các tế bào đều có thể phát sinh các triệu chứng tác động trước tiên tới hệ tiền đình. Vì vậy, việc tiếp cận bệnh nhân chóng mặt cần phải theo phương pháp và có hệ thống. Nguyên tắc này không chỉ ứng dụng cho thần kinh học, tai – mũi – họng mà cần được thực hiện cho mọi thăm khám lâm sàng.
- Quá trình khởi phát và diễn biến.
- Tiền sử sức khoẻ của bản thân bệnh nhân và gia đình bệnh nhân.
- Điều kiện sinh họat, lao động, học tập, giải trí, nghỉ ngơi, các thói quen… của bệnh nhân.
Cần chú ý khai thác các yếu tố liên quan đến chóng mặt như:
- Thời điểm xẩy ra chóng mặt.
- Nhịp độ tiến triển: một cơn, tái phát…
- Khoảng thời gian: thoáng qua, vài phút…
- Tính chất của cảm giác xoay: Hướng từ phải sang trái hay ngược lại; xoay tròn, dọc hay ngang; không xác định được rõ.
- Tính chất của mất thăng bằng: như đứng trên thuyền, trên đệm hoặc choáng váng hay lảo đảo hoặc đổ về một hướng nhất định…
- Ảnh hưởng của tư thế đầu hoặc cơ thể, xuất hiện khi nằm hay ngồi, hoặc khi chuyển thế từ ngồi sang đứng, từ đứng sang đi hoặc chuyển nghiêng mình sang bên đối diện ….
- Những biểu hiện khác kèm theo như sợ hãi, lo âu, mệt nhọc, toát mồ hôi, thay đổi huyết áp…
Ở đây phải nhấn mạnh là cần xác định chóng mặt hay choáng váng, choáng váng hay nặng đầu hoặc nhức đầu, chóng mặt đơn thuần hoặc đồng thời cả nhức đầu, mất thăng bằng hoặc yếu cử động hay liệt vận động.
Toàn diện về nội khoa, thần kinh, tâm trí cũng như cần kiểm tra sâu về chuyên khoa tai – mũi – họng, mắt, răng – hàm – mặt, tim mạch… Khi thăm khám thần kinh cần lượng giá một cách hệ thống các chức năng vận động, cảm giác, phản xạ, dây sọ não, thực vật và trí tuệ.
Tại các chuyên khoa nói trên bao giờ cũng kết hợp khám lâm sàng với thăm dò chức năng và xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết giúp cho chẩn đoán như:
- Sinh hóa, huyết học, vi sinh y học. - XQ cột sống cổ đánh giá hẹp khe khớp.
- Siêu âm hệ mạch cảnh đốt sống: xác định mảng xơ vữa, bóc tách động mạch gây hẹp mạch, tắc mạch…
-Thăm dò chức năng: ghi điện não, ghi điện tim, ghi điện cơ…
-Siêu âm Doppler.
-Hình ảnh học: Chụp CLVT, chụp CHT, chụp mạch số hóa xóa nền, v.v…
-Trắc nghiệm thần kinh – tâm lý.
Chủ yếu chẩn đoán phân biệt với cảm giác sợ té, cảm giác mất thăng bằng, cảm giác choáng váng do nguyên nhân tâm lý.
Dưới danh từ “chóng mặt” bệnh nhân có thể mô tả một số biểu hiện về tâm lý mà chúng ta dễ dàng chẩn đoán phân biệt với rối loạn tiền đình.
- Khi cảm giác bất thường là cảm giác sợ té ngã, bệnh nhân sợ ngã nhưng không bao giờ bệnh nhân bị té ngã cả. Ngược lại, bệnh nhân có tổn thương tiền đình thật sự cũng có cảm giác sợ té ngã và thực tế đã té ngã một hoặc nhiều lần.
- Khi cảm giác bất thường đi kèm với rối loạn tri giác: choáng váng, hoa mắt, xỉu à có thể là nguyên nhân tâm lý.
Hoa mắt gồm những cảm giác bệnh nhân thường mô tả như đầu óc quay cuồng, xỉu, hay choáng váng, không kết hợp ảo giác vận động (trái ngược với chóng mặt). Những cảm giác này xảy ra trong điều kiện não bị rối loạn cung cấp máu, ví dụ: như kích thích thần kinh X quá mức, hạ huyết áp tư thế, rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, hạ oxy máu, hạ đường máu và có thể lên đến cực điểm là mất ý thức, choáng.
sẽ gặp khó khăn hơn khi phải chẩn đoán phân biệt chóng mặt với cảm giác mất thăng bằng, đứng không vững, cảm giác đầu trống rỗng.
Các yếu tố giúp chúng ta nghĩ đến nguyên nhân tâm lý là:
- Xảy ra nơi công cộng, đông người, không bao giờ xảy ra khi chỉ có một mình.
- Không có sự thay đổi gì cả khi làm các động tác xoay đầu.
- Khi làm nghiệm pháp Romberg, xuất hiện ngay lập tức sau khi cho bệnh nhân nhắm mắt hiện tượng chao đảo lắc lư.
Những biểu hiện này thường xảy ra trong tình trng lo lắng, căng thẳng thần kinh hoặc có thể đi kèm với một bệnh tâm thần (loạn thần …).
Những thay đổi nhất định trong chế độ ăn uống có thể có ích trong việc quản lý chứng rối loạn
tiền đình của bệnh nhân. Tránh những chất như nicotine và một số loại thuốc cũng có thể làm giảm hiệu quả của quá trình chữa bệnh.Các triệu chứng rối loạn tiền đình khó có thể nhìn thấy hay đoán trước. Điều này không có nghĩa rằng không có khả năng để nhận biết một vài triệu chứng, mà chúng thường gây ra một vài vấn đề tâm lý. Những người bị rối loạn tiền đình thường cần hỗ trợ tư vấn để đối phó với những thay đổi lối sống, có thể là trầm cảm, cảm giác tội lỗi và đau khổ đến từ việc không đáp ứng được kì vọng của bản thân.
Huyễn là
hoa mắt, vựng là chóng mặt, chòng chành mọi vật xoay chuyển,
nghiêng ngả không yên người như muốn ngã. Dân gian thường
gọi chung là hoa mắt chóng mặt. Nhẹ thì hết ngay khi nhắm
mắt, nặng thì kèm thêm buồn nôn, nôn, toát mồ hôi, ngã lăn
ra. . .
Tố vấn chí chân yếu đại luận viết : "Chư phong tác huyễn giai vu thuộc can" ý nói các loại phong gây huyễn vựng đều do can phong nội động sinh ra, chữa can là chính
Hà gian lục thư ghi: "Phong hoả giai dương, dương đa kiêm hoả, dương chủ hô động, lưỡng dương tương bác tắc vi tuyền chuyển" ý nói phong và hoả đều thuộc dương, dương thường kiêm hoả, dương chủ về động, hai dương ( phong và hoả ) tương bác với nhau tất gây ra huyễn vựng, chữa hoả là chính
Đan khê tâm pháp viết: "Vô đờm bất tác huyền" nghĩa là không có đờm thì không gây huyễn vựng cho nên ông chủ trương chữa đờm là chính.
Hải Thượng Lãn Ông trong y trung quan kiện viết: "Bệnh chóng mặt trong phương thư đều chia ra phong , hàn, thử, thấp, khí, huyết, đờm để chữa, đại ý không ngoài chữ hoả. Âm huyết hậu thiên hư thì hoả động lên, chân thuỷ tiên thiên suy thì hoả bốc lên, bệnh nhẹ thì chữa hậu thiên, bệnh nặng thì chữa tiên thiên". Cảnh Nhạc toàn thư viết : "Vô hư bất tác huyễn, vô hoả bất tác vựng", nghĩa là không hư thì không hoa mắt, không có hoả thì không gây chóng mặt vậy huyễn vựng là do hư hợp với hoả gây nên, phép chữa bổ hư giáng hoả
Theo YHHĐ huyễn vựng (hội chứng Meniere) có thể do rất nhiều bệnh khác nhau như cao huyết áp, xơ cứng động mạch não, thiếu máu, suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình, bệnh ở não, bệnh ở tai trong . . .
Tóm lại người xưa cho rằng bệnh này thường do phong, hoả, đờm và hư gây nên. Trên lâm sàng gia đình tôi chia bệnh làm 5 thể là can dương thượng kháng, đờm Biện chứng yếu điểm Trọc trung trở, thận tinh bất túc, khí huyết hư, thuỷ ẩm ứ đọng.
- Can dương vốn thịnh, dương khí bốc lên gây chóng mặt.
- Tình chí uất ức lâu ngày, uất lâu hoá hoả làm can âm hao tổn, can dương thượng kháng, nhiễu loạn thanh không gây chóng mặt
- Thận thuỷ hư không nuôi dưỡng được can mộc, làm can âm hư , can dương thượng kháng gây chóng mặt.
- Ba nguyên nhân này có thể là nhân quả lẫn nhau như can dương thịnh sẽ làm can âm hư tổn, can âm hư tổn lâu ngày sẽ làm thận âm cũng hư tổn, thận âm hư tổn ngược lại sẽ làm cho can âm càng hư tổn thêm mặt khác can dương thịnh can âm suy sẽ làm cho người ta tình chí hay cáu giận uất ức, uất lâu lại hoá hoả..vì vậy trong khi điều trị nên đồng thời chú ý dự phòng cả 3 nhân tố trên ( trị vị bệnh )
Huyễn vựng, ù tai, đau đầu, căng mắt, mặt lúc đỏ lúc không, cáu gắt, ngủ ít mơ màng, miệng đắng, lưỡi đỏ rêu vàng hoặc ít rêu, mạch huyền, huyền tế đới sác, khi giận dữ thì bệnh nặng lên
Huyễn vựng, ù tai, đau đầu căng mắt là do can dương thượng cang nhiễu loạn thanh khiếu, dương thăng bập bùng nên mặt lúc đỏ lúc không, mạch huyền, miệng đắng, lưỡi đỏ rêu vàng, là biểu tượng của can dương vượng, lưỡi đỏ ít rêu, ít ngủ mơ màng mạch huyền tế đới sác là âm hư hoả viêm, khi giận dữ thì bệnh nặng lên là vì khi giận thì can khí nghịch lên trợ hoả thượng cang
Tư âm thanh nhiệt, bình can tức phong
Dùng "HUYỄN VỰNG CAN DƯƠNG (HUYỄN VỰNG 1)"
Sinh địa | 16-20 | Đan bì | 8-10 | Bạch thược | 10-12 | ||
Sài hồ | 8-12 | Kỉ tử | 12 | Câu đằng | 12 | Qui đầu | 8 |
Thiên ma | 12 | Lá vông | 8-12 |
Nếu mắt đỏ mạch huyền sác, huyết áp cao là can hoả quá mạnh gia thêm long đởm thảo, hạ khô thảo, Hoàng Cầm để thanh can tiết nhiệt, Mộc thông, Sa tiền, trạch tả để lợi tiểu giải nhiệt hạ huyết áp
Chân tay máy động là phong quá thịnh gia qui bản, Mẫu lệ để chấn can tức phong
Nên tập nằm thư giãn để tăng cường khả năng ức chế ( bổ âm )
Giữ cho tâm tình được thư thái, tránh những kích thích về tâm lý, như cáu giận, căng thẳng, đối địch, cố chấp.. . Người bệnh có thể thay đổi hoàn cảnh công tác, không nên đòi hỏi quá cao, mở rộng xã giao, cởi mở tâm tình, đi du lịch, nghe nhạc nhẹ nhàng . . .
Không nên ăn các đồ ăn kích thích như ớt, thịt chó, đồ nướng cháy, uống rượu, cà phê, thuốc lá . . .
Nên ăn thanh đạm, nhiều rau tươi, hoa quả mát như lê, táo. . .
Người bị bệnh lâu ngày không khỏi, hoặc mới bị bệnh nặng, hoặc mới mổ, mới sinh con khí huyết bị hao tổn hoặc mất máu, hư không hồi phục, hoặc tỳ vị hư nhược không sinh được khí huyết làm khí huyết đều hư. Khí hư thì thanh dương không lên được não, huyết hư thì não không được nuôi dưỡng đều gây nên huyễn vựng
Sắc mặt xanh hoặc vàng úa, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên ăn kém, lưỡi nhạt ít rêu, móng tay móng chân không tươi, chóng mặt hoa mắt, mệt mỏi, tiếng nói nhỏ, ngại nói, kinh nguyệt không đều, lượng ít, sắc nhạt mạch tế nhược.
Bổ dưỡng khí huyết kiện tỳ vị
Dùng HUYỄN VỰNG 2 Hoặc có thể dùng Bát trân thang gia giảm
Châm các huyệt Bách hội, Phong trì, Định huyễn, Cách du, Huyết hải, Túc tam lý, Nội quan, Tam âm giao
Tránh lo nghĩ, vì lo nghĩ sẽ làm hại đến tỳ, làm tiêu hao khí huyết, mất ngủ. Bệnh càng thêm nặng
Do ăn nhiều thứ béo ngọt làm tỳ vị bị tổn thương không vận hoá được đồ ăn thành tinh chất để nuôi cơ thể mà đọng tụ lại thành đờm thấp. Đờm thấp ngăn trở làm thanh dương không thăng, trọc âm không giáng gây huyễn vựng
Người béo trệ, chóng mặt, lợm giọng buồn nôn, ngực bụng đầy buồn, đầu nặng, ngủ li bì, ăn kém, sáng dậy khạc đờm, miệng nhạt, Lưỡi non bệu rêu dính, mạch nhu hoạt
Kiện tỳ trừ thấp, hoá đờm tức phong
Dùng bài HUYỄN VỰNG ĐỜM THẤP ( HUYỄN VỰNG 3)
Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm và kinh nghiệm
Bán hạ B truật th ma thang | Bán hạ | 12 | Bạch truật | 8 | Trần bì | 8 | |
Bạch linh | 8 | Thiên ma | 8 | Cam thảo | 4 | Sinh khương | 4 |
Nhân sâm | 1,5g | Táo | 4q | Trạch tả | Hoàng bá | ||
Mạch nha | Thần khúc | Can khương |
Nếu chóng mặt nhiều gia thêm Cương tàm, Đởm nam tinh, để tăng thêm tác dụng tức phong, Nôn mửa gia Sinh khương, Nếu khí hư gia Đẳng sâm, Hoàng kì để bổ khí. Nếu ăn kém gia Bạch đậu khấu để tăng tác dụng tiêu đờm, tiêu thực. Nếu đờm uất hoá hoả ( miệng đắng, rìa lưỡi đỏ, cáu gắt. . .) gia Trúc nhự, Chỉ thực, Hoàng liên để thanh hoá nhiệt đờm và giáng nghịch
Châm các huyệt Bách hội, Phong trì, Định huyễn, Túc tam lý, Phong long
Nên tập các động tác xoay mình vặn sườn qua lại, xoa lườn, xoa bụng . . . có tác dụng kiện tỳ tiêu đờm
Nên ăn bí đao, dứa, khoai sọ, sứa biển, lươn, trạch, ý dĩ, có tác dụng lợi thuỷ, long đờm
Nên ăn uống thanh đạm, kiêng các loại đồ ăn quá béo, quá ngọt dễ sinh đờm
Huyễn vựng, tinh thần mệt mỏi, hay quên, lưng mỏi chân yếu, di tinh, ù tai, mất ngủ, nhiều mộng
Nếu thiên về dương hư thì chân tay lạnh, lưng lạnh, tinh thần uỷ mị, lưỡi nhạt, mạch trầm tế
Nếu thiên về âm hư thì ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền tế
Nếu thiên về dương hư thì sinh hàn nên chân tay lạnh, lưỡi nhạt, mạch trầm tế
Nếu thiên về âm hư thì sinh nội nhiệt nên ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ, mạch huyền tế
Dương hư: bổ thận trợ dương
Âm hư: bổ thận tư âm
A/ Bổ dương:
Phế thận hoàn, hoặc Bổ dương hoàn (phòng khám đông y Nguyễn Hữu Toàn)
hoặc Hữu qui hoàn ( Cảnh Nhạc toàn thư )
HỮU QUI HOÀN | Qui đầu | 12 | Lộc giác | 16 | Đỗ trọng | 16 | |
Nhục quế | 8-16 | Thục địa | 30 | Kỉ tử | 16 | Thỏ ti tử | 16 |
Phụ tử | 8-16 | Hoài sơn | 15 | Sơn thù | 15 |
Tất cả tán mịn, Thục địa giã nát chưng lấy cao luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 15g uống lúc đói, ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần 1 hoàn
Châm cứu : Bách hội, Phong trì, Định huyễn, Tam âm giao, Thận du, Mệnh môn
B/ Bổ âm : dùng BỔ ÂM HOÀN (Phòng khám đy Nguyễn Hữu Toànhợp với kỉ cúc địa hoàng hoàn (Y cấp)
Kỷ cúc địa hoàng hoàn | Đan bì | 12 | Bạch linh | 12 | Trạch tả | 12 | |
Thục địa | 32 | Sơn thù | 16 | Hoài sơn | 16 | Kỉ tử | 12 |
Cúc hoa | 12 |
Bách hội, Phong trì, Định huyễn, Tam âm giao, Thận du
xoa xát vận động vùng đầu và lưng mông và bụng dưới ( các huyệt Thận du, Mệnh môn, Chí thất, Quan nguyên, Khí hải ...)
Giảm bớt tình dục để bảo tồn tinh khí . .
Huyễn vựng đầu đau kiện vong mất ngủ tim đập nhanh tinh thần không dao động, tai u tai điếc,miệng môi tím tối lưỡi có điểm ứ huyết hoặc ứ ban mạch huyền sáp hoặc tế sác .
Hoạt huyết hoá ứ thông khiếu hoạt lạc
Dùng bài thông khiếu hoạt ứ thang
Thông khiếu hoạt ứ thang | Xuyên khung | 12g | Đào nhân | 10g | Xạ hương | 10g | |
Xích thược | 15g | Hồng hoa | 10g | Đại táo | 3 quả | Phòng phong | 12g |
Bạch chỉ | 12g | Kinh giới tuệ | 10g |
Huyết hải, lương khâu, túc tam lý, dương lăng tuyền, phục lưu, tam âm giao, can du, đởm du.
Tránh lo nghĩ, vì lo nghĩ sẽ làm hại đến tỳ, làm tiêu hao khí huyết, mất ngủ. Bệnh càng thêm nặng. Nên ăn các loại thực phẩm có tác dụng bổ huyết như thịt bò thịt dê tôm cua cá .. Ăn nhiều rau và hoa quả.
Triệu chứng
Đầu vựng nhưng đau, có xu thế ngày càng gia tăng mặt đỏ miệng đắng ngực sườn chướng đau phiền táo dễ nộ ngủ ít mơ nhiều tiểu tiện vàng đại tiện táo kết lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng mạch huyền sác.
Thanh can tả hoả thanh lợi thấp nhiệt
Dùng bài Long đởm tả can thang
Long đởm tả can thang | Long đởm thảo | 12g | Kỷ tử | 10g | Hoàng cầm | 10g | |
Sài hồ | 12g | Cam thảo | 6g | Mộc thông | 6g | Trạch tả | 6g |
Sinh địa | 10g | Đương quy | 10g |
Châm: Thái xung, thái khê, dương lăng tuyền, phong trì, nội quan, thần môn, tam âm giao.
Tại chỗ: Nhức đầu châm huyệt: đầu duy, thái dương, bách hội.
Nhĩ châm: Điểm hạ áp, can thận
Nên tập nằm thư giãn để tăng cường khả năng ức chế
Giữ cho tâm tình được thư thái, tránh những kích thích về tâm lý, như cáu giận, căng thẳng, đối địch, cố chấp...
Người bệnh có thể thay đổi hoàn cảnh công tác, không nên đòi hỏi quá cao, mở rộng xã giao, cởi mở tâm tình, đi du lịch, nghe nhạc nhẹ nhàng ...
Tuy bệnh vị là do thanh khiếu nhưng còn liên hệ mật thiêt đến sự thất thường công năng của ba tạng can tỳ thận. Can âm bất túc can uất hoá hoả đa phần dẫn đến can dương thượng khang các chứng trạng hay gặp hoa mắt chóng mặt đầu chướng đau mặt triều đỏ. Tỳ là cội nguồn sinh hoá khí huyết tỳ hư thì chức năng này bị suy giảm có thể gặp chứng trạng ăn uống không ngon miệng người mệt mỏi không có lực sắc mặt trắng sáng. Tỳ mất kiện vận đàm thấp trung trở thường gặp các chứng trạng sau hoa mắt chóng mặt , ăn không ngon miệng buồn nôn đầu nặng tai ù. Thể thận tinh bất túc trong huyễn vựng đa phần gặp lưng gối đau mỏi tai ù di tinh.
Phần nhiều là do hư đàm hoả thượng nhiễu thông thường lúc bệnh mới mắc là thuộc thực chứng bệnh lâu ngày là hư chứng, cơ thể khoẻ mạnh cường tráng là thực cơ thể suy nhược ốm yếu là hư, cảm giác buồn nôn mặt đỏ đầu chướng đau là thưc, cơ thể mệt mỏi không có lực tai ù nghe thấy tiếng ve kêu là hư , thời kì bệnh mới phát là thực , thời kì bệnh hoà hoãn là hư. Bệnh lâu ngày là hư trung hiệp thực hay hư thực phức tap.
Sắc mặt trắng nhưng to và trệ đa phần là do khí hư nhiều đàm , mặt đen nhưng ốm đa phần là do huyết hư có hoả
Gốc là do can thận âm hư khí huyết bất túc ngọn là phong hoả đàm nghẽn tắc. Trong đó âm hư đa phần thường gặp miệng khô họng táo, ngũ tâm phiền nhiệt triều nhiệt chiến hãn, lưỡi đỏ ít rêu mạch huyền tế sác; khí huyết không đầy đủ đa phần hay gặp thần sắc mệt mỏi sắc mặt nhợt nhạt không nhuận ăn í cảm giác không ngon miệng lưỡi đạm mạch tế nhược. Nguyên tắc điều trị nguyên tắc điều trị chủ yếu của huyễn vựng là bổ hư tả thực điều hoà âm dương. Hư chứng là do thận tinh khuyu hư khí huyết suy kiệt mà dẫn tới, tinh hư cần trấn kinh sinh tuỷ tư bổ can thận khí huyết lưỡng hư cần ích khí dưỡng huyết điều bổ tỳ thận . Thực chứng nguyên tắc điều trị tiềm dương tả hoả hoá đàm trục ứ.
Biện chứng trị liệu chứng huyễn vựng đối với bệnh nhân 60-76 tuổi trên 165 bệnh nhân can dương thượng khang dùng “ thiên ma câu đằng ẩm gia giảm” đàm trọc trung trở dùng “bạch truật thiên ma thang gia giảm” thận tinh bất túc dùng “hữu qui hoàn” hay “tả quy hoàn gia giảm” ứ huyết trở lạc dùng thông khiếu hoạt huyết thang gia giảm liệu trình từ 4-6 tuần đạt tỉ lệ 92,46% đồng thời cho rằng chứng huyễn vựng ở người già gốc hư ngọn thực hư thực phức tạp trị liệu cần đồng thời điều can , kiện tỳ , ích khí, dưỡng huyết, hoá đàm bổ thận trấn tinh hoạt huyết hoá ứ ( tân trung y 1998;(1):184)
Dùng bài trấn can tức phong thang điều trị các chứng của cao huyết áp như đau đầu hoa mắt chóng mặt tai ù tai điếc..trên 100 bệnh nhân lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng dính đàm nhiều gia đởm nam tinh qua lâu hoàng cầm.. Dương minh nhiệt chứng tiện bí gia đại hoàng đầu chướng đau mặt đỏ gia câu đằng cúc hoa,khí hư tim đập nhanh gia hoàng kì thái tử sâm toan táo nhân , đau tim gia nguyên hồ đan sâm , mỡ trong máu cao gia uy linh tiên, trach tả , âm hư phong đông gia giảm huyền sâm sinh địa 1 tháng 1 liêu trình hiệu quả cao tỉ lệ 97%( tạp chí đông y triết giang 1997(5):197)
Trương thị chủ trương điều trị huyễn vựng ở thời kì bệnh mới phát cấp tính cần tức phong hoá đàm tiết hoả.dùng bài ôn đởm thang gia vị ( trúc nhự bán hạ trần bì phục linh cam thảo chỉ thực cát căn đan sâm câu đằng) thời kì hoà hoãn dùng bài sâm kì nhị trần gia vị điều trị củng cố.(học báo trường trung y dược an huy 1994(1):21) ....
Tâm trương thị dùng Linh quế thông khiếu thang ( phục linh, quế chi, bạch truật , trạch tả, bán hạ, trần bì , sinh long cốt, uất kim, thạch xương bồ ) điều trị trên 38 bệnh nhân cơ thể hư nhược gia quảng minh sâm, tần suất ói mửa nhiều gia trúc nhự sinh khương, can dương thượng khang gia thạch quyết minh mang lại kết quả điều trị rất tốt (tạp chí thực dụng đông y 1998(2):7)
Rối loạn tiền đình là bệnh chứng thường gặp nhiều ở những người thuộc lứa tuổi trung niên hay người già. Bệnh xảy ra thường không có dấu hiệu báo trước. Chứng rối loạn tiên đình, đông y gọi là. Là một chứng chứ không phải là một tên bệnh. Rối loạn tiền đình do nhiều nguyên nhân gây ra và biểu hiện của bệnh thường thấy là đầu quay cuồng, hoa mắt chóng mặt, hoặc cảm thấy trong ngực muốn nôn, thậm chí tim đập nhanh, có cảm giác chóng mặt như người bị say sóng, nhìn mọi vật xung quanh bị chao đảo, có khi bị lộn ngược.
Phân loại
Dựa trên nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh mà chứng huyễn vựng được chia làm 2 loại chính là:
Thực chứng: Chứng huyễn vựng – rối loạn tiền đình là do can hỏa hóa phong rồi bốc lên mà sinh bệnh là chủ yếu. Cũng có thể do đờm thấp đình trệ, mà làm khí thanh dương không đưa lên được sinh ra bệnh. Một số biểu hiện của chứng này là nóng khát, đại tiện táo bón, nước tiểu vàng, đầu óc quay cuồng, buồn nôn, khi bắt mạch thấy có lực, và bệnh nhân nếu thuộc chứng này thì vẫn ăn uống được.
Hư chứng: Nếu huyễn vựng do nguyên nhân can, thận, tâm, tỳ suy, thận kém nên không nuôi dưỡng được can huyết mà làm cho can dương vượng lên khiến phát sinh bệnh. Bệnh nhân rối loạn tiền đình thuộc chứng hư thì ngoài biểu hiện đau đầu, mặt mày xây xẩm thì mỗi khi lao động thì lại bị hoa mắt, chóng mặt, người xanh xao, ăn kém, ngủ kém, mạch vô lực.
Châm cứu chữa rối loạn tiền đình
Đối với mỗi chứng huyễn vựng khác nhau sẽ châm ở các huyệt vị khác nhau.
1. Huyễn vựng do đờm hỏa: Châm các huyệt: phong trì, thái dương, hợp cốc, phong long, thượng tinh, trung quản, túc tam lý.
2. Huyễn vựng do can phong hỏa động thì châm tả các huyệt: Can du, đởm du, hành gian, hiệp khê, thái dương (nặn máu độc), phong trì, ấn đường, hợp cốc, phong môn, thái xung.
3. Huyễn vựng do khí huyết hư. Châm bổ hoặc cứu bổ các huyệt: quan nguyên, khí hải, huyết hải, can du, bách hội, túc tam lý, trung quản, tỳ du, thiên trụ, ấn đường, hành gian, thái khê.
4. Huyễn vựng do can thận thiếu thốn cần tư bổ can thận cho nhẹ đầu sáng mắt. Các huyệt châm: Cứu bách hội, thần đình, thận du, can du, thái dương, ấn đường, túc tam lý, cứu bổ, quan nguyên, khí hải, huyết hải, tam âm giao, dũng tuyền
Giải thích cách dùng huyệt
Bổ thiên trụ cho nhẹ đầu sáng mắt, tả thiên trụ cho nhẹ đầu khỏi chóng mặt, ấn đường trừ hoa mắt. Các huyệt trên được sử dụng để trừ hoa mắt chóng mặt. Các huyệt như: hành gian bình can tức phong, trung quản phong long tiêu đờm. Bổ thái khê, Hành gian, can du, thận du đế tư bổ can thận. Cứu Dũng tuyền để giáng hỏa. Cứu quan nguyên khí hải, hoặc châm bổ để tăng cường sức khỏe, người xưa thường dùng đê chữa chân khí không đủ và chữa các chứn hư bị tổn hại. Châm bổ hoặc cứu tỳ du, Trung quan, Túc tam lý làm mạnh tỳ hòa… dễ tiêu hóa. Cứu hoặc châm bổ can du, huyết hải trị hoa mắt, chóng mặt, huyễn vựng bổ can tàng chữa huyết; cho máu vượng thịnh. Tả phong môn, phong trì để trừ phong, nhẹ đầu, sáng mắt.
Có thể phân định được các hình thái chóng mặt như:
- Choáng váng và xây xẩm mắt.
- Cơn chóng mặt đơn độc hoặc tái phát.
- Chóng mặt tồn tại kéo dài.
- Chóng mặt theo tư thế.
- Dao động mắt.
- Chóng mặt kèm rối loạn thính giác.
- Chóng mặt kèm các triệu chứng thân não và tiểu não.
- Chóng mặt kèm theo nhức đầu.
- Choáng váng hoặc chóng mặt tái diễn với mất thăng bằng tư thế.
- Chóng mặt tư thế ám ảnh.
Hiện có bốn phương pháp điều trị chính cho các thể chóng mặt khác nhau:
- Liệu pháp vật lý với các bài tập tiền đình hoặc các thủ thuật phóng thích thạch nhĩ. Các thủ thuật Semont, thủ thuật Semont cải tiến, thủ thuật Epley, bài tập Brandt – Daroff thường được ứng dụng đối với chóng mặt kịch phát tư thế lành tính.
- Liệu pháp dược lý.
- Phẫu thuật.
- Liệu pháp tâm lý.
Cần thực hiện chỉ định và hướng dẫn của chuyên khoa liên quan .
Thuốc điều trị chóng mặt
Một số thuốc sau có tác động tốt tới chóng mặt như:
- Thuốc có tính kháng histamin: Flunarizin, Diphenylamin, Cinnarizin Diphenydramin, Betahistin.
- Nhóm Benzodiazepin.
- Một số thuốc chống co giật, động kinh, ví dụ Acid valproic, Carbamazepin, Gabapentin, Topiramat.
- Thuốc chống co cơ: Myolastan, Myonal, Mydocalm, Décontractyl, Neuriplège, Lioresal.
- Thuốc co mạch: Ergotamin, Triptan.
- Thuốc giãn mạch: Piribedil, Vincamin.
- Thuốc điều hòa tuần hoàn não: Piracetam,…
- Thuốc tác động thần kinh trung ương: Tanganil (acetyl – DL – leucin)
- Thuốc chống nôn: Metoclopramid, Ondansetron.
Tùy vào nguyên nhân mà cách điều trị khác nhau.Đối với điều trị triệu chứng chóng mặt, có các nhóm sau:
Antihistamine
Meclizine (Antivert, Bonine): 25-50mg mỗi 4-6 giờ
Dimenhydrinate: 50mg uống, tiêm, bắp mỗi 4-6 giờ
1 Anticholinergic
Scopolamine: 0,6mg uống mỗi 4-6 giờ.
2 Sympathomimetic: Amphetamine, Ephedrine
Khi điều trị vật lý trị liệu không có hiệu quả trong việc kiểm soát chóng mặt hay các triệu chứng khác do rối loạn chức năng hệ thống tiền đình, thì phẫu thuật có thể được là phương án nên được cân nhắc trong việc điều trị rối loạn tiền đình.
Loại phẫu thuật thực hiện phụ thuộc vào việc chẩn đoán của mỗi cá nhân cũng như điều kiện điều kiện vật lý cơ thể. Thủ tục phẫu thuật cho bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên là điều chỉnh hoặc bỏ đi. Mục đích của phẫu thuật điều chỉnh là để sửa chữa hoặc ổn định chức năng của tai trong. Mục đích của phẫu thuật phá bỏ là để ngăn chặn việc sản xuất các thông tin giác quan hoặc dự phòng lây truyền từ tai trong đến não.
Châm cứu chữa khỏi rối loạn tiền đình
Khỏi hẳn bệnh rối loạn tiền đình kéo dài 20 năm
Chế độ ăn chữa bệnh rối loạn tiền đình
Tác dụng của Mật ong trị rối loạn tiền đình ...
Tác dụng của Bạch truật trị rối loạn tiền đình ...
Tác dụng của Xương sơn,chữa đau đầu ...
Thiên đầu thống - Cordia dichotoma Forst. f. (C. obliqua Wall chữa đau đầu...
Tác dụng của Hướng dương,chữa đâu đầu ...
Tác dụng của Bạch chỉ chữa đâu đầu ...
Tác dụng của Thương nhĩ tử chữa đâu đầu ...
Tác dụng của Cảo bản chữa đâu đầu ...
Tác dụng của Cỏ bạc đầuchữa đâu đầu ...
Tác dụng của Thôi chanh, thành phần Thôi chanh, cách ...
Tác dụng của Phòng phong chữa đâu đầu...
Tác dụng của Riềng rừng chữa đâu đầu...
Tác dụng của Cát căn, thành phần Cát căn chữa đâu đầu...
Tác dụng của Bạch hoa xà chữa đâu đầu ...
Tác dụng của Cúc hoa chữa nhức đầu...
Tác dụng của Chìa vôi chữa nhức đầu ...
Tác dụng của Vừng đen chữa nhức đầu...
Tác dụng của Cao lương khương chữa nhức đầu...
Tác dụng của Dạ minh sa chữa nhức đầu ...
Tác dụng của Bạch phàn chữa nhức đầu ...
Tác dụng của Bạch vị chữa nhức đầu...
Bài thuốc Ngô Thù Du Thang chữa rối loạn tiền đình ...
Bán hạ bạch truật thiên ma thang chữa đau đầu ...
Tang hạnh thang, tác dụng của bài thuốc Tang hạnh thang chữa đau đầu ...
Cảm tưởng ông Lê Thanh Tùng
![]() ![]() ![]() ![]() |
Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ
có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong,
Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH