Banner
HOME MENU  Tìm kiếm

TRÚC NHỰ

Tên khác:

Tên thường gọi: Còn gọi là Trúc nhị thanh, Tinh cây tre,Trúc nhị thanh, Đạm trúc nhự…

Tên thuốc: Caulis bambusae in Teanis.

Tên khoa học: Phylostachys nigra Var Henonis Stapf.

Tên tiếng Trung: 竹茹

Họ khoa học:

Cây Tre

(Mô tả, hình ảnh Cây Tre, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)

Mô tả:

Hình ảnh Cây treCây tre là một cây có thân rễ ngầm, sống lâu, mọc ra những chồi gọi là măng ăn được. Thân rạ hoá mộc có thể cao tới 10-18m, ít phân nhánh, rỗng trừ ở các mấu. Mỗi cây có chừng 30 đốt hay hơn. Lá có cuống dài chừng 5mm, phiến lá hình mác dài 7-16cm, rộng l-2cm, mép nguyên, trên có gân song song, màu xanh nhạt. 

Cây tre cả đời chỉ ra hoa kết quả một lần. Hoa có 6 nhị. Sau khi ra hoa kết quả cây sẽ chết. Cho nên nhiều người thấy cây tre nhà mình ra hoa thì cho là độc. Sự thực đó chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường của cây tre. 

Tre vầu có nhiều loại như tre ngà Bambusa blumeana Sch., cây hóp Bambusa multiplex Roeusch. v.v... đều là cây tre. Tại Trung Quốc, người ta dùng một loại vầu gọi là Phyllostachys nigravar. henonis(Miff.) Staffa. ex Rendle thuộc cùng họ. 

Phân bố

Hình ảnh cây TreCây tre mọc hoang và được trồng để lấy thân làm nhà, đan lát, lá dùng cho ngựa ăn hay làm thuốc.

Thu hái và Bào chế

Hình ảnh vị thuốc trúc nhự

Trúc nhự là tinh cây Tre. Lấy thân cây tre, cưa thành từng đoạn bỏ đốt, sau đó cạo bỏ vỏ xanh, rồi cạo lấy lớp ở dưới gọi là nhị thanh trúc nhự được coi là tốt nhất, sau lớp này có thể cạo lớp trắng vàng thành dải nữa nhưng người ta cho là chất lượng kém hơn.

Có thể thu hoạch quanh năm, nhưng người ta cho hái vào thu đông tốt hơn cả.

Lá tre cũng dùng làm thuốc: Hái tươi quanh năm.

Bộ phận dùng:

Hình ảnh khương trúc nhự

Vỏ khô cây Tre, Lá tre.

Vị thuốc Trúc nhự

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)

Tính vị:

Hình ảnh vị thuốc trúc nhự

Vị ngọt, tính hơi hàn.

Quy kinh:

Vào kinh Phế, Vị và Bàng quang.

Tác dụng:

Thanh nhiệt, trừ đờm, trấn kinh và chống nôn.

Chủ trị:

Trị nôn mửa, nấc do nhiệt.

Liều dùng:

Ngày dùng: 6-10g.

Ứng dụng lâm sàng của Trúc nhự

Trị viêm đại tràng mạn tính thể táo:

Trúc nhự 8g, sài hồ 12g, đương quy 12g, nhân trần 12g, chi tử (sao) 12g, vỏ cây khế 12g, đảng sâm 12g, chỉ thực 12g, thương truật 12g, bạch thược 12g, táo nhân (sao đen) 12g, cúc hoa 8g, bạc hà 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng liên tục 5 ngày.

Chữa viêm thanh quản nói không ra tiếng:

Trúc nhự 12g, lá tre 12g, tang bạch bì 12g, thổ bối mẫu 8g, thanh bì 8g, cát cánh 8g, nam tinh chế 6g, gừng 4g. Sắc uống. 10 ngày là một liệu trình.

Chữa cảm cúm, ho đờm vàng, người bứt rứt khó chịu:

Trúc nhự 8g, sài hồ 8g, phục linh 12g, mạch môn 12g, sinh khương 10g, bán hạ 6g, hương phụ tử 8g, cát cánh 8g, trần bì 10g, hoàng liên 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang, dùng 3 - 5 ngày.

Trị ho do phế nhiệt, biểu hiện như ho có đờm dày màu vàng:

Trúc nhự, hoàng cầm, qua lâu mỗi vị 12g sắc uống. 10 ngày là một liệu trình.

Trị nôn khi mang thai:

Trúc nhự 6g, đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, ý dĩ 12g, trần bì 8g, bán hạ chế 8g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống trong ngày. Dùng liên tục trong 5 ngày.

Chữa mất ngủ, tâm phiền, hồi hộp:

Trúc nhự 16g, mạch môn 16g, sắc uống trong ngày. 10 ngày là một liệu trình.

Trị đờm nhiều do đởm hư, không ngủ được kinh sợ, miệng đắng chảy nước miếng ho có đơm vàng:

Trúc nhự 8g, Chỉ thực 6g, Trần bì 6g, Phục linh 12g bán hạ 6g, sinh khương 12g, đại táo 3 quả. Tác dụng: thanh vị, trừ phiền, hóa đàm, chỉ ẩu (Ôn Đởm Thang- Bí Cấp Thiên Phương Yếu Phương).

Buồn nôn và nôn do nhiệt ở Vị:

Trúc nhự 20g, Hoàng liên 12g, Trần bì 10g, Bán hạ 8g, Sinh khương 12g. Sắc uống ngày một thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian)

Chữa mất ngủ, tâm phiền, hồi hộp:

Dùng trúc nhự 16g, mạch môn (củ cây tóc tiên) 16g, sắc nước uống trong ngày.(Kinh Nghiệm Dân Gian)

Chữa nấc (do nhiệt):

Dùng lá tre, tinh tre, gạo tẻ (rang vàng) đều 20g,  thạch cao (nướng đỏ) 30g, bán hạ 8g, mạch môn (bỏ lõi) 16g, tai quả hồng 10 cái; nước 800ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Thuốc này có tác dụng thuận khí, giáng hỏa, thích hợp với chứng nấc do nhiệt - kèm theo các triệu chứng người bứt rứt, khát nước, miệng hôi, tiểu tiện đỏ sẻn, đại tiện táo kết, (Kinh Nghiệm Dân Gian)

Tham khảo

Chỉ định và phối hợp

Ho do Phế nhiệt biểu hiện như ho có đờm dày màu vàng: Dùng Trúc nhự với Hoàng cầm và Qua lâu.

Tâm thần bị kích thích do đởm nhiệt biểu hiện như kích thích, Mất ngủ, cảm giác tức ngực, trống ngực và ho có đơm vàng: Dùng Trúc nhự với Chỉ thực, Trần bì và Phục linh trong bàiÔn Đởm Thang.

Buồn nôn và nôn do nhiệt ở Vị: Dùng Trúc nhự với Hoàng liên, Trần bì, Bán hạ và Sinh khương.

Kiêng kỵ:

Không do đờm gây nôn mà nôn do Vị bị hàn hoặc nôn do cảm hàn kèm thương thực: không nên dùng.

Chế biến món ăn có Trúc nhự

Cháo trúc nhự: Trúc nhự tươi 30g, gạo tẻ 50g. Trúc nhự nấu lấy nước, đem nước nấu cháo gạo (cháo loãng), cho ăn ít một dần dần. Dùng cho các trường hợp viêm dạ dày ruột nôn ói (vị nhiệt ẩu thổ).

Quất nhự ẩm: Trúc nhự tươi 30g, quất bì tươi hoặc trần bì tươi 30g, mứt hồng 30g, chỉ xác 8g, gừng tươi 4g. Các dược liệu nấu lấy nước (bỏ bã) thêm đường cho uống. Dùng cho phụ nữ nhiễm độc thai nghén nôn ói; hẹp môn vị do viêm nề gây hẹp sau phẫu thuật vùng bụng, có triệu chứng nôn mửa, nôn ra thức ăn.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

Tư vấn sức khỏe trực tuyến Tư vấn sức khỏe trực tuyến Chia sẻ facebook Tư vấn sức khỏe trực tuyến


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Đầu trang Chế độ ăn