Tên thường gọi: Táo na.
Tên khoa học: Paliurus ramosissimus (Lour.) Poir. (Aubletia ramosissima Lour.).
Họ khoa học: thuộc họ Táo ta - Rhamnaceae.
(Mô tả, hình ảnh cây Táo na, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Cây nhỡ, cao 2-3m, cành có gai nhỏ, nhọn, thẳng, cành non và lá non có lông dày. Lá có phiến xoan tròn, dài cỡ 4,4cm, rộng 3,5cm, tù tròn ở hai đầu, gốc hơi không cân xứng, gân từ gốc 3 chạy đến đầu phiến, mép có răng mịn; cuống dài 5mm. Xim 1cm ở nách lá; hoa màu vàng nhạt. Quả hình đĩa tròn, có thùy, rộng 1,5-1,8cm.
Ra hoa tháng 5-8, có quả chín tháng 9-10.
Rễ và lá - Radix et Folium Paliuri Ramosissimi. Cành, gai, hoa quả cũng được dùng. Ở Trung Quốc, có tên là Mã giáp lý.
Loài của Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Cây
mọc rải rác ở rừng thứ sinh miền trung du. Thu hái
rễ quanh năm, rửa sạch và phơi khô. Lá thu hái vào
mùa hè và thu, dùng tươi. Các bộ phận khác thu hái
theo thời vụ.
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng ....)
Rễ, lá (cành, gai hoa và quả) đều có vị đắng và cay, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt tiêu thũng, khu thấp chỉ thống, hoạt huyết trừ hàn.
Ở Trung Quốc, rễ và lá được dùng chữa: cảm mạo, đau ngực, Đau răng, phong thấp đau nhức khớp, đau dạ dày, Trĩ xuất huyết, đòn ngã tổn thương. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị mụn nhọt và viêm mủ da, giã cây tươi đắp tại chỗ.
Gai, lá và cành hoa đều có thể làm thuốc cường tráng tiêu sưng, trị âm suy hư nhược, tẩy mủ giảm đau; rễ có thể trị đau bụng.
Rễ Táo na 30g, cho một lượng tương đương nước và rượu, sắc uống.
Rễ Táo na 30-60g. Nấu với thịt lợn mà ăn.
Táo na, Dây xanh (Cocculus trilobus). Mộc thông (Clematis chinensis) đều dùng rễ, mỗi vị 15g sắc nước, thêm một ít rượu uống.
Táo na, lá Phù dung, lá Tử hoa địa đinh (Viola inconsipicua) với lượng vừa đủ, giã nát và đắp vào vết thương.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
![]() ![]() ![]() ![]() |
|
|