Tên thường gọi: Quế đơn, Quế bì, Quế Trung Quốc, Nhục quế, Mạy quẻ (Tày), Kía (Dao), quế thanh, quế quảng,...
Ở nước ta có nhiều loại quế khác như Quế thanh hóa (Cinamomum loureirii Nees) cũng là loại Quế tốt, Cinamomum burmannii Blume còn có tên là Trèn trèn, cây Quế rành. Trung quốc dùng với tên Quế bì, Sơn nhục quế, Cinnamomum caryophyllus Moore (cũng gọi là Quế rành) mọc ở cả 2 miền Nam Bắc, Cinnamomum tetragonum A chev có tên là Quế đỏ.
Tên nước ngoài: Chinese cassia, Chinese cinnamon, cassia bark, Bastard cinnamon (Anh); cannillier, cannellier casse, laurier casse, cinnamone casse, canéfice, cannelle de Chine (Pháp), 肉桂 (tiếng Trung)
Tên khoa học: Cinnamomum cassia Nees & Eberth.
Tên đồng nghĩa: Laurus cassia L., Cinnamomum aromaticum Nees, Persea cassia (L.) Sprengel.
Họ khoa học: Long não (Lauraceae)
(Mô tả, hình ảnh cây quế, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Cây quế từ lâu đã được biết đến là cây dược liệu, cây thuốc quý. Cây gỗ vừa cao 15-20 m. Thân non màu xanh có nhiều khía dọc và lông mịn, tiết diện hình chữ nhật; thân già màu xám đen có nhiều nốt sần, tiết diện tròn. Toàn cây có mùi thơm. Lá đơn, mọc cách, các lá gần ngọn gần như mọc đối, không có lá kèm. Phiến lá hình bầu dục, đầu và gốc nhọn, dài 20-25 cm, rộng 8-9 cm, cứng giòn; mặt trên bóng láng, màu xanh đậm hơn mặt dưới; bìa phiến nguyên. Hệ gân lá có 3 gân chính gồm 1 gân giữa và 2 gân bên nổi rõ ở hai mặt; cặp gân bên hình cung, xuất phát cách gốc lá 0,5-1 cm, cách bìa phiến 1,5-2 cm, chạy dọc tới ngọn; gân phụ nhiều, hình mạng lưới, không rõ. Cuống lá mặt trên phẳng, mặt dưới lồi tròn, màu xanh pha xám, dài 2-2,5 cm. Cụm hoa xim 2 ngả tụ thành chùm, mọc ở nách lá hay ngọn cành; cuống cụm hoa hình trụ dài 10-12 cm, màu xanh, có nhiều lông mịn. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 3. Lá bắc và lá bắc con dạng vẩy tam giác màu xanh, có nhiều lông mịn, rụng sớm; lá bắc dài 1-2 mm, lá bắc con dài 0,4-0,6 mm. Cuống hoa hình trụ dài 0,3-0,4 cm, màu xanh, có nhiều lông mịn. Bao hoa 6 phiến hình bầu dục hơi nhọn ở đầu, màu vàng xanh, đều, rời, có nhiều lông mịn, dài 0,2-0,3 cm, rộng 0,2-0,3 cm, xếp xen kẽ nhau trên 2 vòng, tiền khai van. Bộ nhị 4 vòng xếp xen kẽ nhau, mỗi vòng 3 nhị dài 1,2-2 mm rộng 0,4-0,5 mm, vòng trong cùng nhị lép; 3 vòng nhị ngoài chỉ nhị hình bản gốc có nhiều lông mịn, 4 ô phấn hình bầu dục dài xếp chồng lên nhau, mở bằng nắp bật lên, 2 vòng nhị ngoài hướng trong; riêng vòng nhị thứ 3 đáy chỉ nhị có 2 tuyến nhỏ hình khối màu vàng, bao phấn hướng ngoài; vòng nhị lép chỉ nhị hình bản dài 0,4-0,5 mm, rộng 0,3-0,4 mm, phía trên là khối màu vàng hình mũi tên dài 0,4-0,5 mm. Hạt phấn hình cầu đường kính 25-35 µm, nhẵn. Lá noãn 1, bầu giữa 1 ô, 1 noãn đính nóc; bầu màu xanh, hình bầu dục dài 0,9-1 mm, nằm tự do trong đế hoa lõm hình chén; vòi nhụy hình trụ dài 1,5-2 mm, đính ở đỉnh bầu, đầu nhụy dạng điểm màu nâu. Quả hình cầu đường kính 2-3 mm, màu xanh, nằm trên 1 đấu nguyên.
Cây sinh trưởng trong rừng nhiệt đới, ẩm thường xanh, ở độ cao dưới 800m.
Quế là cây gỗưa sáng, nhưng ở giai đoạn còn non (1-5 năm tuổi) cây cần được che bóng. Khi trưởng thành cây cần được chiếu sáng đầy đủ. Ánh sáng càng nhiều, cây sinh trưởng càng nhanh và chất lượng tinh dầu càng cao. Quếưa khí hậu nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của quế là 20-250C. Tuy nhiên quế vẫn có thể chịu được điều kiện nhiệt độ thấp (lạnh tới 10C hoặc 00C) hoặc nhiệt độ cao tối đa tới 37-380C. Lượng mưa hàng năm ở các địa phương trồng quế thường vào khoảng 1.600-2.500mm.
Quế có thể mọc được trên nhiều loại đất có nguồn gốc đá mẹ khác nhau (sa thạch, phiến thạch…), đất ẩm nhiều mùn, tơi xốp; đất đỏ, vàng, đất cát pha; đất đồi núi, chua (pH 4-6), nghèo dinh dưỡng, nhưng thoát nước tốt.
Quế có hệ rễ phát triển mạnh, rễ trụăn sâu vào đất và cây có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Tại vùng đồi núi A Lưới (Quảng Trị), cây trồng từ hạt đến giai đoạn 3,5 năm tuổi đã đạt chiều cao trung bình 2,2m (tối đa 2,7m). Cây 9 năm tuổi có chiều cao trung bình 6,9-7,0m với đường kính thân trung bình 20-21cm. Quế có khả năng tái sinh chồi từ gốc khá mạnh. Trong sản xuất, sau khi chặt cây thu vỏ, từ gốc sẽ sinh nhiều chồi non. Có thể để lại một chồi và tiếp tục chăm sóc để sau này lại cho thu hoạch vỏ.
Mùa hoa tháng 4-8, mùa quả tháng 10-12 hoặc tháng 1-2 năm sau.
Ở nước ta quế có nhiều ở Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong đó có 4 vùng trồng quế tập trung là: Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hoá - Nghệ An và Quảng Nam - Quảng Ngãi.
Thân được cắt vào thời kỳ nóng nhất, loại bỏ vỏ khi bắt đầu vào thu, phơi khô dưới nắng và cắt thành lát mỏng
Vỏ quế khô cạo sạch biểu bì gọi là Nhục quế tâm. Vỏ quế cuộn tròn thành hình ống gọi là Quan Quế. Loại Quế này mọc và trồng nhiều tại các tỉnh Quảng đông, Quảng tây, Vân nam Trung quốc, ta cũng có loại quế này thuộc loại Quế tốt thứ hai trên thế giới sau loại quế quan của Xirilanca. Ở nước ta có nhiều loại quế khác như Quế thanh hóa (Cinamomum loureirii Nees) cũng là loại Quế tốt, Cinamomum burmannii Blume còn có tên là Trèntrèn, cây Quế rành. Trung quốc dùng với tên Quế bì, Sơn nhục quế, Cinnamomum caryophyllus Moore (cũng gọi là Quế rành) mọc ở cả 2 miền Nam Bắc, Cinnamomum tetragonum A chev có tên là Quế đỏ.
Hàm lượng tinh dầu trong vỏ quế khá cao (1,0-4,0%), còn trong lá và cành non thường thấp (0,3-0,8%). Tinh dầu từ vỏ có màu vàng nâu nhạt, sánh, vị cay, thơm, ngọt, nóng, nặng hơn nước; với thành phần chính là (E)-cinnamaldehyd (70-95%); ngoài ra còn khoảng 100 hợp chất khác. Tinh dầu từ lá quế thường có màu nâu đậm và thành phần chủ yếu cũng là(E)¬cinnamaldehyd (60-90%). Hàm lượng (E)-cinnamaldehyd quyết định chất lượng của tinh dầu quế. Tinh dầu quế thương phẩm trên thị trường thế giới đòi hỏi hàm lượng (E)-cinnamaldehyd trong khoảng 75-95% (ISO: >80% (E)-cinnamaldehyd). Ngoài tinh dầu, trong vỏ quế còn chứa tanin, chất nhựa, đường, calci oxalat, coumarin và chất nhầy…
Trên súc vật thực nghiệm, thuốc mà chủ yếu là cinnamaldehyde có tác dụng ức chế trung khu thần kinh, an thần, giảm đau và giải nhiệt. Cinnamaldehyte còn có tác dụng làm giảm co giật và tử vong đối với súc vật do tiêm quá liều strychnine.
Dầu vỏ quế là thuốc thơm kiện vị trừ phong, có tác dụng kích thích nhẹ dạ dày và ruột. Thuốc có tác dụng tăng tiết nước bọt và dịch vị tăng cường chức năng tiêu hóa, làm giảm co thắt cơ trơn nội tạng, làm dịu cơn đau bụng do co thắt ruột. Cinnamaldehyt còn có tác dụng ức chế sự hình thành lóet bao tử ở chuột do kích thích.
Tác dụng lên hệ tim mạch: nước sắc Nhục quế làm tăng lưu lượng máu động mạch vành tim cô lập của chuột lang, cải thiện được thiếu máu cơ tim cấp của thỏ do pituitrin gây nên.
Tác dụng kháng khuẩn: trên ống nghiệm, Nhục quế có tác dụng ức chế mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gram (+), mạnh hơn đối với gram (-), ức chế cả đối với nấm gây bệnh.
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Cay, ngọt và tính nóng.
Thận, tỳ, tâm và can.
Trừ lạnh và giảm đau, làm ấm kinh lạc và tăng lưu thông.
- Suy thận dương biểu hiện như lạnh chi, đau và yếu vùng ngang lưng và đầu gối, bất lực và hay đi tiểu: Dùng phối hợp nhục quế với phụ tử, sinh địa hoàng và sơn thù du dưới dạng quế phụ bát vị hoàn.
- Dương hư ở tỳ và thận biểu hiện như đau lạnh ở thượng vị và vùng bụng, kém ăn, phân lỏng: Dùng phối hợp nhục quế với can khương, bạch truật và phụ tử dưới dạng quế phụ lý trung hoàn.
- Bế hàn ở kinh lạc biểu hiện như đau lạnh thượng vị và bụng, Đau lưng dưới, đau toàn thân, loạn kinh nguyệt, ít kinh nguyệt: Dùng phối hợp nhục quế với can khương, ngô thù du, dương quy và xuyên khung.
- Nhọt mạn tính: Dùng phối hợp nhục quế với hoàng kỳ và đương qui.
Dùng trong 2-5g cho sau, không nên sắc lâu, hoặc hòa bột uống mỗi lần 1 - 2g.
Có thể dùng bột Nhục quế với các dạng: Bột quế 0,05 - 5g/ngày.
Rượu quế 5 - 15g/ngày.
Xirô quế 30 - 60g/ngày là liều dùng đối với Quan quế (Quế Xirilanca) do tác dụng nhẹ hơn, yếu hơn.
Tam khí đơn: Nhục quế 3g, Lưu hoàng 3g, Hắc phụ tử 10g, Can khương 3g, Chu sa 2g, chế thành viên, mỗi lần uống 3g ngày 2 lần với nước sôi ấm. Trị chứng nôn ỉa nhiều, quyết nghịch hư thóat.
Quế linh hoàn: Nhục quế 3g, Mộc hương 3g, Can khương 5g, Nhục đậu khấu, Chế phụ tử đều 9g, Đinh hương 3g, Phục linh 9g, chế thành hoàn mỗi lần uống 8g, ngày 2 - 3 lần với nước ấm. Trị đau bụng tiêu chảy do tỳ thận dương hư.
Tế sinh Thận khí hoàn (Tế sinh phương): Can địa hoàng 15g, Sơn dược 12g, Sơn thù 6g, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả đều 12g, Nhục quế 4g, Phụ tử 10g, Xuyên Ngưu tất 12g, Xa tiền tử 15g, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 15g, ngày uống 2 - 3 lần.
Nhục quế tán bột mịn, mỗi lần uống 3 - 4g với nước ấm hoặc rượu càng tốt.
Lý âm tiễn: Thục địa 16g, Đương qui 12g, Nhục quế 5g, Can khương 5g, Cam thảo 4g, sắc uống. Trị phụ nữ đau bụng kinh.
Châu Quảng Minh dùng bột Nhục quế trị đau lưng do thận dương hư 102 ca, gồm có viêm cột sống do phong thấp, viêm cột sống dạng thấp, đau do chấn thương và đau lưng chưa rõ nguyên nhân. Mỗi lần uống 5g ngày 2 lần, liệu trình 3 tuần. Tỷ lệ có kết quả 98%. Những ca có xương tăng sinh chụp lại X quang đều không thay đổi nhưng đau giảm hoặc hết. Uống thuốc có tác dụng phụ là khô mồm, táo bón (Tạp chí Trung tây y kết hợp 1984,2:115).
Truyền thế Trân dùng chất chiết xuất của Nhục quế trị 19 ca vẩy
nến và 23 ca mề đay, mỗi lần uống 25 - 50mg (1 - 2 viên) ngày
uống 3 lần, đối với vẩy nến uống liên tục 4 - 8 tuần, mề đay sau
khi hết uống tiếp 5 -14 ngày. Kết quả: Vẩy nến 19 ca khỏi 7 ca,
kết quả tốt 2 ca, tiến bộ 7 ca, không kết quả 3 ca, tỷ lệ kết
quả 84,1%.
Mề đay 23 ca, khỏi 11 ca, tốt 9 ca, tiến bộ 1 ca, không kết quả
2 ca, tỷ lệ kết quả 91,2% (Học báo Y học viện Hà nam
1981,2:385).
Theo kinh nghiệm dân gian, tác giả đã dùng Nhục quế trị nhiễm độc Phụ tử cấp. Dùng Nhục quế 5 - 10g ngâm nước uống, sau khi uống 5 - 15 phút, bệnh nhân nôn, sau 15 - 30 phút các triệu chứng giảm. Nếu không giảm tiếp tục uống 3 - 5g cách uống như trên. Theo báo cáo của bệnh nhân, sau khi uống thuốc 15 - 30 phút, có cảm giác tim đập mạnh hơn, chân tay ấm lại, cảm giác tê ở môi lưỡi và chân tay giảm dần (Báo Tân Trung y 1987,5:53).
Không nên sắc chung Quế với Xích thạch chỉ, vì sắc chung: Xích thạch chỉ làm cho thành phần hữu hiệu của Nhục quế trong nước sắc giảm (các tác giả Trung quốc đã chứng minh). Cho nên không nên sắc chung, mà hoặc sắc trước Xích thạch chỉ bỏ xác xong cho Quế vào hoặc sắc riêng Quế rồi trộn uống hoặc bột Quế hòa thuốc uống.
Không dùng cho thai phụ.
Giảm cholesterol: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần dùng nửa thìa quế trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp giảm lượng cholesterol. Quế cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và triglycerids (acid béo trong máu).
Giảm lượng đường máu và trị bệnh tiểu đường tuýp 2: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng nửa thìa quế mỗi ngày giúp cải thiện mức độ nhạy cảm insulin và điều chỉnh lượng glucose trong máu. Khi mức insulin được cải thiện, cân nặng và bệnh tim mạch sẽ được kiểm soát.
Bệnh tim mạch: Quế giúp củng cố sức khỏe hệ tim mạch vì thế tránh cho cơ thể khỏi các rắc rối liên quan tới tim mạch. Cho 1 lượng quế nhỏ khi chế biến đồ ăn rất tốt cho những người mắc bệnh động mạch vành và bệnh cao huyết áp.
Chống ung thư: Nghiên cứu được công bố bởi Bộ Nông Nghiệp Mỹ cho thấy quế có tác dụng khống chế sự sinh sôi của các tế bào ung thư. Ngoài ra, chất xơ và canxi trong quế giúp loại bỏ các dịch mật thừa, ngăn ngừa những ảnh hưởng không tốt với tế bào ruột, từ đó giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
Ngừa sâu răng và sạch miệng: Quế từ lâu đã được biết đến là một trong những thảo dược có tác dụng điều trị sâu răng và hơi thở có mùi. Chỉ cần nhai một mẩu quế nhỏ hay súc miệng với nước quế cũng giúp sạch miệng và mang lại hơi thở thơm tho.
Bổ não: Quế kích thích hoạt động của não như một loại thuốc bổ, giúp loại trừ sự căng thẳng thần kinh cũng như suy giảm trí nhớ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngửi quế làm tăng nhận thức, trí nhớ hiệu quả, tăng khả năng tập trung và nhạy bén.
Giảm các bệnh truyền nhiễm: Với khả năng chống khuẩn, chống nấm, chống vi rút, chống các vật ký sinh và là chất khử trùng nên quế rất hữu hiệu trong việc chống viêm nhiễm cả bên trong và ngoài. Quế được xem là rất hiệu quả trong việc chống lại bệnh nấm âm đạo, nấm vòm họng. ngừa bệnh viêm nhiễm vùng âm đạo, nhiễm trùng vòm họng, loét dạ dày và chấy trên đầu. Quế có nhiều tác dụng chữa bệnh
Dễ chịu trong kỳ nguyệt san: Quế rất tốt cho phụ nữ, giúp giảm thiểu chứng chuột rút và những khó chịu khác trong thời gian nguyệt san.
Giảm đau do chứng viêm khớp: Trong quế có chứa nhiều hợp chất chống viêm có tác dụng giảm đau và viêm do bệnh thấp khớp gây ra. Nghiên cứu của trường ĐH Copenhagen cho thấy: nếu dùng nửa thìa bột quế và 1 thìa mật ong mỗi sáng sẽ giúp giảm đau khớp đáng kể (sau 1 tuần sử dụng) và có thể đi lại không đau (sau 1 tháng dùng).
Tốt cho hệ tiêu hoá: Cho quế vào món ăn hàng ngày giúp tiêu hoá tốt vì giúp giảm bớt lượng khí gaz trong dạ dày. Quế rất hiệu quả với chứng khó tiêu, buồn nôn, rối loạn dạ dày, tiêu chảy và chứng đầy hơi.
Giảm viêm đường tiết niệu: Những người ăn quế đều thì nguy cơ bị viêm nhiễm đường tiết niệu rất thấp. Quế giúp lợi tiểu tự nhiên và hỗ trợ bài tiết nước tiểu. 12. Chống nghẽn mạch Hợp chất cinnamaldehyde trong quế rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa máu vón cục vì thế rất tốt với những ngườI bị bệnh tim mạch.
Giảm đau đầu và chứng đau nửa đầu: Đau đầu do đi ngoài trời gió lạnh nhiều sẽ được điều trị bằng việc đắp hỗn hợp mỏng bột quế trộn với nước lên vùng trán và thái dương.
Ngừa mụn và mụn đầu đen: Quế giúp loại bỏ các chất độc trong máu vì thế rất hữu hiệu trong việc giảm mụn. Dùng hỗn hợp bột quế và vài giọt nước cốt chanh đắp lên những vùng bị mụn và mụn đầu đen sẽ có hiệu quả. Ngoài tác dụng chữa bệnh, quế còn giúp làm đẹp.
Tăng cường lưu thông máu: Quế giúp làm sạch thành mạch máu và tăng cường lưu thông máu, đảm bảo cung cấp đủ ôxy cho các tế bào trong cơ thể, tăng cường trao đổi chất, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Giảm đau cơ và đau khớp: Những người ăn quế đều hàng ngày thấy giảm đau các cơ và khớp, tăng cường sự dẻo dai của các cơ và khớp xương.
Cải thiện hệ miễn dịch: Hỗn hợp mật ong và quế rất tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm mệt mỏi, làm chậm quá trình lão hoá và kéo dài tuổi thọ.
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,... xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc NHỤC QUẾ ở đâu?
NHỤC QUẾ là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc NHỤC QUẾ được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.
Giá bán vị thuốc NHỤC QUẾ tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn:
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
+ Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện. Khi nhận được thuốc khách hàng thanh toán tiền COD.
Tag: cay nhuc que , vi thuoc nhuc que , cong dung nhuc que , Hinh anh cay nhuc que , Tac dung nhuc que , Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
|
|