Tên thường gọi: Lạc còn gọi là Ðậu phộng.
Tên khoa học: Arachis hypogaea L.
Họ khoa học: thuộc họ Ðậu - Fabaceae.
(Mô tả, hình ảnh cây Lạc, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Cây thảo hằng năm. Thân phân nhánh từ gốc, có các cành toả ra. Lá lông chim, có 4 lá chét hình trái xoan ngược. Lá kèm 2, làm thành bẹ bao quanh thân, hình dải nhọn. Cụm hoa chùm ở nách, gồm 2-4 hoa nhỏ, màu vàng. Quả không chia đôi, hình trụ thuôn, thon lại giữa các hạt, có vân mạng. Hạt hình trứng, có rãnh dọc.
Mùa hoa tháng 5-6.
Hạt, dây lá - Semen et Caulis Arachitis Hypogaeae.
Gốc ở Brazin, được nhập vào trồng ở nước ta từ lâu.
Hạt thường được dùng làm thực phẩm. Dây lá dùng tươi.
Hạt chứa nước 3-5%, chất đạm 20-30% chất béo 40-50%; chất bột 20%, chất vô cơ2-4%. Trong thành phần chất đạm (protein) có một globulin là arachin (60-70%) và một albumin là conarachin (25-40%) cả hai chất này đều không tan trong nước. Cả arachin và conarachin đều cho các acid amin như methionin, tryptophan và d-threonin. Thành phần chủ yếu trong nhân lạc là dầu lạc. Nó gồm các glycerid của acid béo no và không no, với tỷ lệ thay đổi rất nhiều tuỳ theo loại lạc, acid oleic 51-79%; acid linoleic 7,4-26%, acid palmitic 8,5% acid stearic 4,5-6,2%, acid hexaconic 0,1-0,4% và 2 acid chỉ thấy trong dầu lạc là acid arachidic và acid lignoceric.
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng ....)
Lạc có vị ngọt, bùi, béo có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế, lợi tràng. Trong hạt lạc có một chất cầm máu, có tác dụng trên trương lực cơ và tác dụng do làm co thắt các động mạch. Do thành phần protein và chất béo, lạc có tác dụng dinh dưỡng rất cao.
Lạc được dùng làm thực phẩm ở nhiều nước. Dầu lạc được dùng làm dầu ăn và chế thuốc (dùng làm dung môi trong dầu tiêm, dầu xoa ngoài), Lạc cũng được chỉ dẫn dùng trong bệnh suy nhược (làm việc quá sức), lao lực. Còn dùng làm dịu các cơn đau bụng, và phối hợp với Quế, Gừng, làm dịu các cơn đau bụng kinh. Thân và lá dùng chữa bệnh trướng khí ruột kết.
1. Chữa hosốt đờm: Dùng 20g lạc giã dập, sắc uống nhắp nhắp thì lợi đờm, bớt ho.
2. Chữa đại tiện táo kết: Uống 1 chén dầu lạc thì nhuận tràng.
3. Người bệnh mới khỏi sút cân và phụ nữ ít sữa, nên ăn bột lạc rang, thêm muối và cháo Nếp nấu lẫn bột Củ mài, mỗi buổi sáng, ăn liền vài tuần thì có kết quả.
4. Phụ nữ bị hư lao ho lâu. Dùng dây lạc khô sắc uống với bã gạc hươu (lộc giác sương) tán bột mỗi lần uống 4g vào buổi sáng.
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,... xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Lạc ở đâu?
Lạc là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc Lạc được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.
Giá bán vị thuốc Lạc tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn:
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
Tag: cay Lac, vi thuoc Lac, cong dung Lac, Hinh anh cay Lac, Tac dung Lac, Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
|
|