Cảnh báo những thực phẩm gây độc khi dùng chung
Chế độ ăn uống cho bệnh cao huyết áp
Tôi bị u não, đã mổ 3 lần mà khối u không hết, nhưng nhờ có...
Tên thường gọi: Băng phiến còn gọi là Long não (chất lấy từ cây Đại bi, Từ bi, Đại ngải).Yết bà la hương (Bản Thảo Diễn Nghĩa), Bà luật hương (Gia Hựu Bản Thảo Đồ Kinh), Băng phiến não, Mai hoa não (Tục Danh). Mễ não, Phiến não, tốc não, Kim cước não, Thương long não (Bản Thảo Cương Mục), Cao hương, Não tử, Hư phạn, Nguyên từ lặc, Cổ bất bà luận (Hòa Hán Dược Khảo), Long não hương, Mai phiến, Mai hoa băng phiến (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên tiếng Trung: 冰 片
Tên khoa học: Bocneola, Borneocamphor, Borneol..
(Mô tả, hình ảnh Băng phiến, phân bố, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Băng phiến có thể do 3 nguồn gốc:
Chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học (không giới thiệu ở đây).
Chế từ cây Long não hương (Dryobalanops aromatica gaertn) họ Dipterocarpaceae. Cây này không thấy ở Việt Nam.
Chế từ cây Đại bi, Từ bi (Blumea balsamifera (L) Dc) thuộc họ Asteraceae, đó là cây thảo mập cao khoảng 2m. Thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông lá hình trứng dài, mép lá có thể có răng cưa hay nguyên, có nhiều lông ở cả hai mặt phiến. Cuống lá cũng có lông, cũng có khi kèm theo những lá nhỏ hình chỉ. Đầu họp thành ngù ở nách hay ở ngọn, có lông. Trong đầu có nhiều dãy hoa cái ở xung quang, còn phần giữa là hoa lưỡng tính. Màu lông có màu gỉ sắt.
Tràng hoa cái hình ống có 3 răng, tràng hoa lưỡng tính hình trụ, 5 răng. Nhị 5 bầu hình trụ hơi có lông quả bế có lông. Ra hoa vào tháng 4-5, có quả vào tháng 7-8.
Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta, từ rừng núi đến đồng bằng, thường có ở rừng núi đã phát quang, hiếm thấy ở trong rừng sâu.
Lá có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hè, lấy về rửa sạch phơi khô. Khi cắt để lấy Mai hoa băng phiến cần chọn vào mùa thu đông vì mùa này cây có nhiều Băng phiến.
Chất tinh đặc cắt lấy từ lá và búp cây đại bì.
Dùng thể kết tinh sau khi luyện thành, bởi nhựa cây long não, thành phẩm dạng phiến hình đa góc, hoặc hình hạt thóc hình trắng nhạt, trắng, mùi thơm cay mát đặc biệt, hạt thô lớn như hạt luá mạch. Gọi là Đại mai phiến thì màu trắng hơn bóng mượt. Nhị mai phiến nhỏ hơn Đại mai phiến. Tương tự Tam mai phiến, Tứ mai phiến sắc hơi ghé màu xám trắng, thể hiện dạng hạt thóc. Khí vị kém hơn. Ngoài ra có một loại Cơ mai phiến là tinh chế phẩm của Chương não đặc biệt là nồng nặc, phẩm chất kém hơn, khác với Long não, Băng phiến.
Thường người ta chế băng phiến bằng nồi cất thủ công gồm 1 nồi đáy thường có thể dùng bằng nồi thổi cơm cũng được, một cái chõ, trên để thau hay chảo làm lạnh. Cho lá và cành đại bi đâm nhỏ vào nồi, thêm nước vào cho ngập lá, chét kín chõ và thau, sau đó đun nhẹ, giữ cho lửa nhỏ trong vòng 3-4 giờ, mai hoa băng phiến thăng hoa lên sẽ bám vào đáy thau, cạo ép cho hết dầu và tinh chế. Muốn tinh chế mai hoa băng phiến, trộn băng phiến thô với than cửu, theo tỷ lế 100 phần băng phiến thô, thêm 5 phần than củi, 3 phần vôi bột, cho hỗn hợp này vào một nồi gang nhỏ, trên nồi gang đặt 1 cái chõ, đậy vung chét kín. Đun nhẹ, Băng phiến sẽ thăng hoa lên, bám vào thành chõ, cạo lấy là được. Tỷ lệ Băng phiến thu được thường là 0,3-0,5%.
Đậy trong lọ thủy tinh thật kín, thuốc dễ bay hơi.
Đối với hệ thần kinh ngoại vi: thuốc có tác dụng kích thích nhẹ thần kinh cảm giác ngoại vi, làm giảm đau thần kinh.
Thuốc được hấp thu nhanh qua màng ruột, tích tụ ở não thời gian tương đối lâu với lượng tập trung cao. Cho thuốc bằng đường tĩnh mạch, thời gian thải nửa lượng thuốc khoảng 2 - 8 phút, nếu cho uống thì thời gian thải nửa lượng khoảng 5,3 giờ. Những kết quả thực nghiệm trên đây là căn cứ nói lên tác dụng khai khiếu của thuốc.
Tác dụng kháng khuẩn: Băng phiến có tác dụng ức chế đối với các loại tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, song cầu phế viêm, trực khuẩn đại tràng và một số nấm gây bệnh ngoài da.
Thuốc có tác dụng dục sản đối với chuột nhắt có thai giữa kỳ cũng như cuối kỳ.
Thuốc được hấp thu qua da và niêm mạc cũng tốt như uống. Thuốc được chuyển hóa ở gan kết hợp với acid glucuronic và được thải ra bằng đường tiểu.
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Vị hăng cay, đắng, tính hơi hàn.
Vào kinh Tâm, Tỳ và Phế.
Khai khiếu và tỉnh thần. Thanh nhiệt và giảm đau.
Trị trúng phong cấm khẩu, do động kinh, hôn mê kéo đờm.
- Bất tỉnh do sốt cao: Dùng Băng phiến với Xạ hương trong bài An Cung Ngưu Hoàng Hoàn.
- Sưng, đỏ và đau mắt: Dùng Băng phiến như thuốc nhỏ mắt.
- Đau Họng hoặc loét miệng: Dùng phối hợp Băng phiến với Natri borat và Cam thảo và Mang tiêu trong bài Băng Bằng Tán.
Ngày dùng 0,03 - 0,1g (dạng viên)
Thận trọng khi dùng Băng phiến cho phụ nữ có thai.
Dùng phiến não 3g, cuộn trong giấy đốt lên, lấy lửa xông vào mũi, sau đó nôn ra đờm nhớt là bớt (Thọ Thành Phương).
Đăng tâm 3g, Hoàng nghiệt 1,5g, đốt tồn tính. Bạch phàn 2,1g nung qua, Băng phiến não 0,6g, tán bột mỗi lần lấy 0,3-0,6g thổi vào nơi đau (Tần Hồ Tập Giản Phương).
Dùng Phiến não điểm vào thì tự lành (Tập Giản Phương).
Mai hoa băng phiến 1,5g, tán bột xức vào (Hồng Mại Di Kiên Trí Phương).
Mai hoa não, Chu sa tán bột, mỗi thứ 1 chút bôi vào là lành ngay (Tập Giản Phương).
Phiến não 1-2 phân, hòa nước hành bôi vào (Giản Tiện Phương).
Não tử, trộn sữa bôi nhiều lần (Phổ Tế Phương),
Khô phàn 10 phần, Băng phiến 1 phần xức ngoài (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Ngưu hoàng, Uất kim, Tê giác, Hoàng cầm, Hoàng liên, Hùng hoàng, Sơn chi, Chu sa, mỗi thứ 30g, Băng phiến, Xạ hương mỗi thứ 4,5g, Trân châu 1,5g, tán bột làm viên uống theo toa (An Cung Ngưu Hoàng Hoàn).
Băng phiến 6g, Chu sa 9g, Hùng hoàng 30g, Tạo phàn 60g, Hỏa tiêu 24g, tán bột, cất kín, mỗi lần dùng 1 ly điểm vào khoé trong mắt, ngoài ra dùng 3 phân uống với nước (Tỉnh Não Đơn).
Có thể dùng thuốc có thể dùng thuốc thổi vào miệng, hoặc xoa vào nơi đau, sau khi xức nước bọt dãi ra nhiều lúc sau có thể mửa nôn ra: Băng phiến, Bằng sa, Nguyên minh phấn, Chu sa, tán bột (Bằng Bằng Tán).
Băng phiến tán bột điểm vào mắt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Băng phiến lá một thứ thuốc chữa phong thấp, nhưng bệnh phong ở trong xương tủy mới được dùng được phong ở trong huyết mạch thì không nên dùng, lại cốt có tính chất thông khiếu cho nên chữa được bệnh Polyp, sưng đau cuống họng, điếc tai là những bệnh phần nhiều vì hỏa uất làm cho các khiếu bị nghẹt do rối loạn sinh ra. Tóm lại, Băng phiến cốt chữa khí kết và hòa uất (Bách Hợp).
Băng phiến và Xạ hương đều là thuốc hương thơm chuyên về khiếu tỉnh thần, trên lâm sàng thường dùng chung. Về mặt khai khiếu tỉnh thần thì Băng phiến không bằng Xạ hương. Ngoài ra Băng phiến có tác dụng thanh nhiệt chỉ thống, còn Xạ hương mạnh về hoạt huyết chỉ thống.
Băng phiến dùng ngoài tốt đối với các bệnh về mồm lợi răng, hầu họng, mắt tai. Chất lượng của Băng phiến nhân tạo kém hơn Băng phiến thiên nhiên, phần nhiều dùng trị các chứng nhọt lở ở trong ngoại khoa. Ngoài ra có một loại Ngãi phiến được chế biến từ cây Ngãi nạp hương Blumea Balsamifera DC. (lá tươi).
Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam của Đỗ tất Lợi viết với tên là Đại bi mọc hoang khắp nơi ở nước ta và Trung quốc (Quảng đông, Quảng tây và Vân nam) thường được dùng thay Băng phiến có tác dụng mạnh về hoạt huyết tiêu sưng giảm đau.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
|
|