Suy tim là trạng thái bệnh lý của tim không đủ khả năng cung cấp đủ máu để đáp ứng yêu cầu đủ oxy cho sự hoạt động của cơ thể.
Suy tim là giai đoạn cuối của bệnh tim và là biến chứng của nhiều loại bệnh khác ngoài tim.
Tỷ lệ suy tim tăng ở người cao tuổi, 80% những người suy tim có tuổi từ 60 trở lên. Tuổi càng cao, số người mắc bệnh càng nhiều. Ở tuổi 45 - 54, tỷ lệ nơi nam giới suy tim là 1,8/1000, ở lứa tuổi 55 - 64 tỷ lệ ấy là 4/1000, tuổi 65-74 là 8,2/1000. Trung bình cứ sau 10 năm tuổi thì tỷ lệ suy tim tăng gần gấp đôi (Kannel W.B., công trình Framingham theo dõi 20 năm).
Suy tim tuy nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều dẫn đến 2 hậu quả chính là:
Lưu lượng máu của tim kém: Tức là số lượng máu do tim bơm ra cung cấp cho các cơ quan ngoại biên trong một phút giảm đi. Bình thường lưu lượng máu của tim là 5 lít ở người trưởng thành, nay chỉ còn khoảng 2-3 lít.
Áp lực tĩnh mạch ngoại biên và áp lực nhĩ tăng.
Hậu quả đó ảnh hưởng lớn đến các nội tạng chính như:
Thận: Máu qua thận ít, bệnh nhân tiểu ít.
Gan: Máu ứ đọng ở gan (gan to ra, tĩnh mạch cổ nổi).
Phổi: Máu, ứ đọng ở tiểu tuần hoàn gây nên khó thở.
Tim: Máu vào các động mạch vành ít đi, tim thiếu máu, cơ tim thiếu oxy, tim to ra, suy tim nặng.
Suy tim thường chia 8 loại nhưng có liên quan ảnh hưởng với nhau: suy tim phải, suy tim trái và suy tim.
Nếu được phát hiện sớm, suy tim có thể trị khỏi và phòng được.
Suy Tim Theo Y Học Cổ Truyền
Y văn cổ truyền không có chứng suy tim nhưng theo triệu chứng lâm sàng, bệnh thuộc phạm trù các chứng ‘Tâm Quí’,’Chinh Xung’, 'Khái Suyễn', ‘Đàm Ẩm’, ‘Thủy Thủng', ‘Ứ Huyết’, ‘Tâm Tý’, và cách chữa trị thường có thể tham khảo cách chữa của các bệnh này.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh có thể phân tích lý giải như sau:
Khí Huyết Hư: ‘tâm quí’ (lo sợ) là triệu chứng thường thấy trong bệnh suy tim hoặc do chính khí suy, ngoại tà xâm nhập, do dương khí suy không ôn dưỡng tâm mạch, tâm dương bất túc sinh ra tâm quí. Do dương hư không chế được thủy, thủy khí thượng nghịch sinh ra hồi hộp, hoặc bệnh lâu ngày, tâm huyết bất túc, tâm không được nuôi dưỡng đủ hoặc thận dương hư tổn, âm hư hỏa vượng, tâm hỏa bốc lên cũng sinh chứng ‘tâm quí’.
2) Bệnh Tâm Phạm Phế: Khó thở (khí suyễn) là chứng thường gặp trong bệnh suy tim. Bệnh nhẹ thì sau khi lao động mệt mới khó thở, nặng thì ngồi cũng khó thở, kèm ho, đờm nhiều bọt màu hồng. Thiên ‘Khái Luận’ (Tố Vấn 38) viết: “Triệu chứng tâm khái là ho kèm đau ở mỏm ức (tâm thống)”.
Ho suyễn cần phân biệt hư thực hoặc bản hư tiêu thực Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ viết: ‘Thực suyễn hơi thở dài có dư, hư suyễn hơi thở ngắn không liên tục”, rất có ý nghĩa trong điều trị. Khó thở trong suy tim hầu hết là hư thực lẫn lộn, tâm phế thận cùng mắc bệnh.
3) Huyết Ứ: Tâm chủ huyết, tâm suy thì tâm khí suy, huyết vận hành kém nên sinh ra huyết ứ, xuất hiện các triệu chứng: Mặt, lưỡi, môi và cả móng chân tay tím bầm.
4) Phù thũng : Trong suy tim, phù thường xuất hiện từ từ, phù lõm bắt đầu từ bàn chân, nằm gác chân cao thì phù giảm nhẹ, đi nhiều phù tăng, thuộc âm thủy, do sự suy giảm chức năng của các tạng tâm, tỳ, phế, thận.
Trong điều trị theo biện chứng thường phân các thể bệnh sau:
Triệu chứng: Chân tay lạnh, tim đập hồi hộp, lúc gặp lạnh hoặc hoạt động nhẹ khó thở tăng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế Sác hoặc Kết, Đại.
Điều trị: Ích khí, ôn dương.
Phương thuốc: Dùng bài Sâm Phụ Thang gia vị:
Thái tử sâm | 12-16 | Phụ tử | 8 | Hoàng kỳ | 20 | ||
Quế chi | 6-10 | Bạch truật | 12 | Đan sâm | 12-16 | Bá tử nhân | 12 |
Triệu chứng: Hồi hộp, khó thở, làm việc nhẹ khó thở tăng, chán ăn, bụng đầy, buồn nôn hoặc nôn, chân phù, rêu lười dày nhớt, mạch nhỏ, Sác, Kết, Đại.
Điều trị: Kiện tỳ, ôn dương.
Phương thuốc: Dùng bài ‘Tứ Quân Tử Thang hợp với Linh Quế Truật Cam Thang gia giảm:
Đẳng sâm | 12 | Bạch linh | 12 | Bạch truật | 12 | ||
Trích thảo | 4-6 | Sa tiền | 12 | Ý dĩ | 12 | Đan sâm | 12 |
Quế chi | 6 |
Trường hợp phù nặng: thêm Ngũ gia bì, Đông qua bì (vỏ bí đao) để tăng cường lợi thấp.
Triệu chứng: Hồi hộp, khó thở, chân tay lạnh, sợ lạnh, tiểu ít, chân phù, mặt phù, tinh thần mệt mỏi, môi lưỡi xanh tím, rêu trắng, mạch Trầm Tế Nhược hoặc Kết Đại.
Điều trị: Ôn dương lợi thủy.
Phương thuốc: Dùng bài ‘Chân Vũ Thang hợp với Ngũ Linh Tán gia giảm:
Nhân sâm | 6-8 | Phụ tử | 6-10 | Bạch linh | 12 | ||
Bạch truật | 20 | Sinh khương | 12 | Quế chi | 6-8 | Trạch tả | 12 |
Sa tiền | 12-16 | Đan sâm | 12-16 |
Phù nặng thêm Ngũ gia bì 12g. Thận dương hư nặng uống thêm Bát Vị Hoàn 6-8g/1ần, 2 lần/ngày.
Triệu chứng: Hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, váng đầu, hoa mắt, miệng khô, họng khô, mất ngủ, mồ hôi trộm, lòng bàn chân tay nóng, lưỡi thon đỏ, ít rêu, mạch Tếâ Sác.
Điều trị: Ích khí, dưỡng âm.
Phương thuốc: Dùng bài: ‘Chích Cam Thảo Thang hợp với Sinh Mạch Tán gia giảm:
Nhân sâm | 6-10 | Trích thảo | 6-8 | Mạch môn | 12-16 | ||
Ngũ vị | 6 | Sinh địa | 16 | A giao | 8-10 | Sinh khương | 8-12 |
Triệu chứng: Hồi hộp, ho, khó thở, ngực sườn đau tức, bụng đầy, 2 má đỏ, môi lưỡi tím đen, phù, tiểu ít, chất lưỡi tím thâm, mạch Sáp hoặc Huyền, Kết.
Điều trị: Ích khí, hoạt huyết, hóa ứ.
Phương thuốc: Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm:
Đẳng sâm | 12 | Đan sâm | 12-16 | Xuyên khung | 8-10 | ||
Xích thược | 8-10 | Hồng hoa | 8-12 | Hoàng kỳ | 16-30 | Hương phụ | 8-12 |
Chỉ sác | 8-12 | Đào nhân | 8-12 | Sài hồ | 12 |
Triệu chứng: Hồi hộp, ngắn hơi, ho khó thở, ho khạc nhiều đờm trắng có bọt, bụng đầy, ăn ít, phù, tiểu ít, thân lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng dày hoặc vàng nhớt, mạch Hoạt, Sác.
Điều trị: Tuyên phế, hóa đờm, chỉ khái, bình suyễn.
Phương thuốc: Dùng bài Tả Phế Thang hợp với Tiểu Thanh Long Thang gia giảm:
Đình lịch tử | 6-8 | Trích thảo | 6 | Tang bì | 12 | ||
Sa sâm | 12 | Địa cốt bì | 12 | Bán hạ | 6 | Ngũ vị | 6 |
Ma hoàng | 8-10 | Hạnh nhân | 8-10 | Sa sâm | 12 | Hậu phác8-10 |
Triệu chứng: Hồi hộp, khó thở, bệnh nhân ngồi thở dốc, khó chịu, bứt rứt, sắc mặt xanh xám, chân tay lạnh toát, mồ hôi, bệnh nặng thì hôn mê, nói sảng, chất lưỡi tím, mạch Trầm Tế, muốn tuyệt (khó bắt).
Điều trị: Hồi dương, cứu nghịch.
Phương thuốc: Dùng bài Sâm Phụ Long Mẫu Thang hợp với Sinh Mạch Tán gia giảm:
Nhân sâm | 8 | Phụ tử | 8-10 | Sinh Long cốt | 12-16 | ||
Mẫu lệ | 12 | Mạch môn | 12 | Ngũ vị | 6-8 | Sơn thù | 10 |
Can khương | 10 |
Sắc uống. Nếu bệnh nhân còn tỉnh cho uống từng ít một, uống 3-4 lần trong ngày.
Biện chứng bệnh suy tim rất phức tạp, bệnh thường nặng, tùy tình hình bệnh lúc cấp cứu phải kết hợp chặt chẽ với các biện pháp cấp cứu hiện đại.
Bệnh thần kinh do tiểu đường là những rối loạn dây thần kinh gây ra bởi bệnh tiểu đường. Tuy bị tổn thương dây thần kinh nhưng một số bệnh nhân không có triệu chứng, số bệnh nhân khác lại bị đau nhức hay mất cảm giác ở bàn tay, cánh tay, bàn chân và chân. Tổn thương thần kinh có thể xảy ra ở mọi cơ quan như tiêu hóa, tim, sinh dục...
Dấu hiệu nào giúp nhận biết bệnh thần kinh do tiểu đường?
Phạm Gia Khải, Nguyên Viện trưởng Viện tim mạch Việt Nam cho biết, bệnh thấp tim là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế lớn nhất trong các bệnh lý tim mạch.
Thấp tim là hậu quả của viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A gây ra, lây lan từ người sang người. Bệnh dễ gây tái phát, mỗi lần tái phát dễ gây thêm thương tổn cho các van tim, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng ở van tim nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.
5 loại thực phẩm tốt cho timTrong các loại thực phẩm mà chúng ta sử dụng hằng ngày, có một số loại có khả năng giúp cơ thể phòng chống được một số bệnh tật như: tim mạch, ung thư… sau đây xin giới thiệu 5 loại thức ăn đã được các trung tâm nghiên cứu đánh giá cao về khả năng hỗ trợ phòng chống tim mạch, nhờ vào một số hoạt chất có trong nó.
Cây việt quất (blueberry)
Đừng coi nhẹ bữa trưa của mình. Nếu cơ quan không có nhà ăn (hoặc phục vụ quá tồi), hãy tìm các quán bên ngoài để đảm bảo bữa trưa đầy đủ và cân bằng.
Ngày càng có nhiều bệnh nhân đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của bệnh tim mạch. Thế nhưng, hiện nay, bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới với khoảng 17,1 triệu người chết mỗi năm. Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nam giới.
Cây sừng dê, Cây sừng bò, Tác dụng của Cây sừng dê. chữa trị bệnh suy tim..
Thông thiên - Thevetia peruviana (Pars.) K. Schum chữa trị bệnh suy tim ...
Thôi chanh, Tác dụng của Thôi chanh chữa trị bệnh suy tim ...
Hoàng kỳ, Tác dụng của Hoàng kì chữa trị bệnh suy tim...
Thấp tim, thuốc chữa bênh thấp tim, đông y chữa trị thấp tim ...
Tâm phế mãn, thuốc chữa bênh tâm phế mãn ...
Viêm cơ tim, thuốc chữa bênh Viêm cơ tim ...
Đau thắt ngực, thuốc chữa bênh đau thắt ngực, suy tim ...
Viêm màng ngoài tim, thuốc chữa bênh Viêm màng ngoài tim gây suy tim ...
Basedow, thuốc chữa bênh Basedow ...
Rung nhĩ, thuốc chữa bênh Rung nhĩ dẫn đến suy tim...
********************