Thương = tiếng của Phế. Phế là con của Tỳ.
Huyệt ở vị trí đối diện với huyệt Khâu Khư (Đ.40), vì vậy gọi là Thương Khâu (Trung Y Cương Mục).
Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Thương Kheo, Thương Khưu, lương khưu, lương khâu, Hạc Đỉnh, Khóa Cốt
+ Huyệt thứ 5 của kinh Tỳ.
+ Huyệt Kinh của kinh Tỳ, thuộc hành Kim, huyệt Tả.
+ Châm trong mọi bệnh về xương (tê thấp) hoặc cơ (co thắt và đau) của vùng kinh Tỳ.
Ở chỗ lõm phía dưới - trước mắt cá chân trong, bờ trên gân cơ cẳng chân sau, sát khe khớp gót - sên - thuyền.
Dưới da là bờ trên gân cơ cẳng chân sau, sát khe khớp sên-thuyền .
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4 hoặc L5.
Kiện Tỳ Vị, tiêu thấp trệ.
Trị cước khí, chân đau, dạ dày viêm, ruột viêm, tiêu hóa kém.
Châm thẳng sâu 0, 3 - 0, 5 thốn hoặc châm xiên tới huyệt Giải Khê, sâu 1 - 1, 5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
(“Thiên ‘Thích Ngược’ ghi: “Bệnh ngược, phát từ Tỳ, làm cho người ta lạnh, trong bụng đầy. Nếu nhiệt thì ruột sôi, ra mồ hôi. Nên châm túc Thái âm [Thương Khâu] (TVấn 36, 10).
( “Mu bàn chân sưng đỏ, đau... châm Khâu Khư cho ra máu rồi châm tiếp Nội Đình + Thương Khâu” (Biển Thước Tâm Thư).
( “Nếu là bệnh trĩ cốt thư lở: Thừa Sơn + Thương Khâu hiệu như thần” (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
![]() ![]() ![]() |