Huyệt nằm ở chỗ lõm giống hình cái miệng (khẩu) nhỏ (điều), vì vậy gọi là Điều Khẩu (Trung Y Cương Mục).
Tiền Thừa Sơn.
Giáp Ất Kinh.
Huyệt thứ 38 của kinh Vị.
Ở giữa đoạn nối huyệt Độc Tỵ và Giải Khê, cách dưới mắt gối ngoài 8 thốn, ngaydưới Thượng Cự Hư 2 thốn.
Dưới da là khe giữa cơ cẳng chân trước và cơ duỗi chung các ngón chân, vào sâu là bờ trong cơ duỗi dài riêng ngón chân cái, khe giữa xương chầy và xương mác, màng gian cốt.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy trước.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Trị chân đau và liệt, khớp gối viêm, dạ dầy viêm, ruột viêm.
1. Phối Thừa Cân (Bq.56) + Thừa Sơn (Bq.57) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị lòng (dưới) bàn chân nóng, không thể đứng yên (Thiên Kim Phương).
2. Phối cứu Hạ Cự Hư (Vi.39) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Linh Đạo (Tm.4) mỗi huyệt 14 tráng + Ôn Lưu [Đtr.7) (trẻ nhỏ 7 tráng, người lớn 14 tráng) + Túc Tam Lý (Vi.36) mỗi huyệt 14 tráng trị nhũ ung (Loại Kinh Đồ Dực).
3. Phối Tuyệt Cốt (Đ.39) + Xung Dương (Vi.42) trị chân yếu, đi lại khó khăn (Thiên Tinh Mật Quát).
4. Phối Chí Âm (Bq.67) + Dũng Tuyền (Th.1) + Nhiên Cốc (Th.2) trị lòng bàn chân nóng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm thẳng 1 - 1, 5 thốn - cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
Theo Weigel (Đức) báo cáo trong Hội nghị Châm Cứu Quốc Tế lần thứ VII (1981): châm Điều Khẩu trị quanh khớp vai đau.
![]() ![]() ![]() |