Tên thường gọi: Trúc diệp chính là Lá tre (Bamboo leaf)
Tên dược: Folium bambusae
Tên khoa học:: Phylostachy nigra (Lodd), Munrovar. Henonis (Mitf) Stapf ex Rindle .
(Mô tả, hình ảnh Cây Tre, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Cây tre là một cây có thân rễ ngầm, sống lâu, mọc ra những chồi gọi là măng ăn được. Thân rạ hoá mộc có thể cao tới 10-18m, ít phân nhánh, rỗng trừ ở các mấu. Mỗi cây có chừng 30 đốt hay hơn. Lá có cuống dài chừng 5mm, phiến lá hình mác dài 7-16cm, rộng l-2cm, mép nguyên, trên có gân song song, màu xanh nhạt.
Cây tre cả đời chỉ ra hoa kết quả một lần. Hoa có 6 nhị. Sau khi ra hoa kết quả cây sẽ chết. Cho nên nhiều người thấy cây tre nhà mình ra hoa thì cho là độc. Sự thực đó chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường của cây tre.
Tre vầu có nhiều loại như tre ngà Bambusa blumeana Sch., cây hóp Bambusa multiplex Roeusch. v.v... đều là cây tre. Tại Trung Quốc, người ta dùng một loại vầu gọi là Phyllostachys nigravar. henonis(Miff.) Staffa. ex Rendle thuộc cùng họ.
Cây tre mọc hoang và được trồng để lấy thân làm nhà, đan lát, lá dùng cho ngựa ăn hay làm thuốc.
Lá tre được thu hái quanh năm, rửa sạch.
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng ....)
Ngọt và hàn
Tâm, phế và vị
Thanh nhiệt và giảm kích thích; lợi tiểu
- Khát do bệnh do sốt gây ra: Dùng phối hợp trúc diệp với thạch cao và mạch đông dưới dạng trúc diệp thạch cao thang.
- Tâm hỏa biểu hiện như loét miệng hoặc lưỡi; hoặc tâm hỏa chạy xuống tiểu tràng biểu hiện như đái vặt: Dùng phối hợp trúc diệp với mộc thông, sinh địa hoàng dưới dạng đạo xích tán.
Liều dùng: 6-15g
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
![]() ![]() ![]() ![]() |
|
|