Tên thường gọi: Trân châu Còn có tên là Ngọc trai, Trai ngọc, Hạt ngọc trai, Chân chu (真朱), Chân châu (真珠), Bạng châu (蚌珠), Châu tử (珠子), Liêm châu (濂珠)..
Tên tiếng Trung: 珍珠
Tên khoa học: Trân châu là hạt ngọc trong nhiều loài trai nên tên khoa học khác nhau như Pteria Martensii (Dunker), Hyriopsis cumingii (Lea), Cristaria plicata (Leach), Anodonta wodiana (Lea).
Họ khoa học: Thuộc họ Trân châu (Aviculidae hay Pteridae).
( Mô tả, hình ảnh, thu bắt, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Trai là một động vật thân mềm sống ở dưới nước, ngoài thân có bọc 2 vỏ cứng. Vỏ có thể mở ra, khép lại tùy theo con trai, thường khi nguy hiểm thì đóng lại và kiếm ăn thì mở ra. Nếu một vi sinh vậthay hạt sỏi hạt cát lọt vào thân con trai, dị vật đó sẽ kích thích lớp niêm mạc ngoài và bài tiết ra một chất bọc lấy dị vật và trở thành ngọc trai hay chân châu.
Trân châu nhỏ có thể bằng hạt cải, to có thể to bằng hạt đậu, hạt ngô. Chất cứng, rắn, óng ánh, nhiều màu sắc trông rất đẹp, vừa dùng làm thuốc vừa dùng làm đồ trang sức rất quý.
Ngoài ra, còn một loại trân châu mẫu Concha Pteriae. Trân châu mẫu là những hạt sần sùi nổi lên trong cứng của con trai, do vỏ con trai bị kích thích tạo nên, nhưng vẫn dính vào vỏ trai. Trân châu mẫu cũng dùng như trân châunhưng không quí bằng.
Có loại trai cho ngọc sống ở nước mặn cho trân chuâ quý hơn. Có loại trai cho ngọc sống ở nước ngọt cho thứ trân châu gọi là bạng bối kém hơn
Việt Nam ta có loại trân châu ở vùng bể thuộc tỉnh Quảng Ninh. Ta bắt đầu nghiên cứu nuôi trai lấy trân châu.
Trong trân châu có caxicacbonat, chất hữu cơ. Calcium carbonate (chừng 90%), magnesium carbonate, calcium phosphate ferric oxide, silica và nhiều nguyên tố Natri, kẽm, chì, đồng, manganèse. Ngọc trai có nhiều calcium carbonate và ít magnesium carbonate hơn loài sống ở biển.
Tác dụng đối với cơ trơn: thuốc có tác dụng ức chế ruột thỏ (tiêu bản).
Gây vết thương thực nghiệm ở lưng tai thỏ, chế phẩm của thuốc có tác dụng làm lành hoàn toàn trong 12 ngày, thuốc giúp da tổn thương tái sinh nhanh hơn.
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Trân châu vị ngọt mặn tính hàn.
Vào kinh Tâm Can.
Trích đoạn y văn cổ:
Sách Nhật hoa tử bản thảo: an tâm minh mục.
Sách Khai bảo bản thảo: trấn tâm, thuóc nhỏ mắt trị mộng thịt.
Sách Bản thảo diễn nghĩa: trừ tiểu nhi kinh nhiệt (sốt co giật).
Sách Bản thảo cầu chân: thuốc trừ nhiệt ở 2 kinh tâm và can cho nên có tác dụng an thần và làm sáng mắt (trấn tâm minh mục).
– Bản thảo kinh tập chú: Bệnh không do hỏa nhiệt chớ dùng.
– Bản thảo tân biên: Nhọt độc nếu độc bên trong chưa sạch, bèn dùng Trân châu đề sinh cơ, chuyển nguy thu miệng.
Ngày dùng 0.30-060g.
Bột Trân châu 10g, Ngưu hoàng 10g, tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 0,5g, ngày 2 - 3 lần với nước ấm. Trị trẻ em sốt cao co giật, viêm họng, viêm amidale, viêm mồm, khóc đêm. Kim bạc trấn tâm hoàn ( Trân châu, Ngưu hoàng, Hổ phách, Đởm tinh, Thiên trúc hoàng). Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, hồi hộp, cấp kinh phong, sốt cao co giật. Trân châu phối hợp với Phục thần, Toan táo nhân, Ngũ vị tử tán bột mịn trọn với mật ong làm hoàn uống trị mất ngủ có kết quả.
Đau mắt đỏ:
Trân châu phối hợp với Thanh tương tử, Hoàng cầm, Cúc hoa, Thạch quyết minh để sơ tán phong nhiệt.
Mắt có mộng, màn che:
Thuốc phối hợp với Lô cam thạch, Băng phiến chế thành thuốc nhỏ mắt.
Trân châu phối hợp với bột Thanh đại, Mai phiến, Ngưu hoàng, Hoạt thạch (Trân đại tán). Tác giả Trương Vinh dùng trị 319 ca lóet mồm, bôi hoặc phun sương vùng bệnh ngày 3 - 4 lần. Đối với bệnh nặng gia uống 0,5g, ngày 2 - 3 lần. Kết quả: tốt 196 ca, tỷ lệ 61,44%; có kết quả 100 ca 31,35%; khong kết quả 23 ca, 7,21% ( Tạp kỷ yếu nghiên cứu các chế phẩm Trung dược 1985,1:21).
Bối xỉ 5 cái, Can khương 0,8g, Đan sâm 1,2g, Trân châu 1,2g. Tán bột, chia 2 lần uống trong ngày. (Trân Châu Tán – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
Trân châu 0,8g, Ngưu hoàng 4,8g, Nhi trà 7,2g, Thần sa 3,2g, Trân châu 0,8g. Tán bột mịn, trộn dầu Yên chỉ. Dùng kim khêu đinh nốt đậu đinh rồi rắc thuốc vào chổ đã khêu (Tứ Thánh Đơn – Ngoại Khoa Khải Huyền).
Bạng xác phấn (vỏ con trai), Ô tặc cốt, Thạch cao, Trân châu. Lượng bằng nhau. Tác bột, chấm vào khóe mắt. (Trân Châu Thoái Ế Tán – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
Chân châu 12g, Đương quy 40g, Thục địa 40g, Nhân sâm 40g, Táo nhân 40g, Bá tử nhân 40g, Tê giác 10g, Trầm hương 20g, Long cốt 20g. Nghiền nhỏ trộn mật làm hoàn bằng hạt ngô lấy Thần sa làm áo, mỗi lần dùng 40-50 viên uống với nước Kim ngân, Bạc hà làm thang uống. Công dụng: Dưỡng âm, minh thần, trấn kinh, định quý( tim đập hồi hộp). (Trân Châu Mẫu Hoàn)
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ: Dùng Trân châu, Bạch thược, Sinh địa hoàng, Thạch quyết minh, Long cốt mỗi vị 12g. Sắc uống.
Trân châu 20g, Thương truật12g, gan gà 1 cái tiềm ăn.
Trân châu 10g, Ngưu hoàng 10g, tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 0,5g, ngày 2 - 3 lần với nước ấm.
Bài Trân châu phối hợp với Phục thần, Toan táo nhân, Ngũ vị tử tán bột mịn trọn với mật ong làm hoàn uống.
Tính vị của Trân châu:
– Trung dược đại từ điển: Ngọt, mặn, lạnh.
– Trung dược học: Ngọt, mặn, lạnh.
– Khai bảo bản thảo: Lạnh, không độc.
– Phẩm hối tinh yếu: Vị nhạt, tính lạnh, không độc.
– Cương mục: Ngọt mặn, lạnh, không độc.
– Trung dược đại từ điển: Vào kinh Tâm, Can.
– Trung dược học: Vào kinh Tâm, Can.
– Cương mục: vào kinh Quyết âm Can.
– Lôi công bào chế dược tính giải: Vào kinh Tâm.
Tác dụng của Trân châu:
– Sách Khai bảo bản thảo: hàn không độc.
– Sách Bản thảo phẩm hội tinh yếu: vị nhạt tính hàn, không độc.
– Sách Bản thảo cương mục: mặn, ngọt, hàn, không độc, nhập quyết âm can kinh.
– Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Tâm kinh.
– Sách Bản thảo cầu chân: nhập thủ thiếu âm tâm kinh, túc quyết âm can kinh.
– Trân châu có tác dụng trấn kinh an thần, thanh can trừ ế (mộng mắt), thu liễm sinh cơ.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
|
|