Banner
HOME MENU  Tìm kiếm

THIÊN NAM TINH

Tên khác

Tên thường gọi: Thiên nam tinh còn gọi là Đởm nam tinh, Đảm nam tinh - Dan Nan Xing (膽南星).

Tên tiếng Trung: 天南星

Tên dược: Rhizoma Arisaematis

Tên thực vật: Arisaema consanguinesum schott; Arisaema amurense Maxim; Arisaema heterophyllum Bl.

Cây Thiên nam tinh

(Mô tả, hình ảnh cây thiên nam tinh, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)

Mô tả:

Hình ảnh Thiên nam tinhCây thảo sống lâu năm cao 40-80cm. Củ tròn tròn đường kính 4-5cm, mang nhiều rễ con. Thường chỉ có 1 lá duy nhất mọc thẳng từ củ, có cuống dài 25cm, xẻ thành nhiều thùy (10-13) hình mác hẹp; đầu có đuôi. Cụm hoa là một bông mo không phân nhánh, màu tím nhạt, mang nhiều hoa không cuống. Quả mọng, màu đỏ tươi.

Hoa tháng 3-6.

Phân bố:

Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở chỗ ẩm ướt vùng núi cao Lào Cai (Sapa), Lâm Ðồng (Ðơn Dương). Thu hái rễ vào mùa thu đông khi cây tàn, loại bỏ rễ con, đồ chín phơi khô ta gọi là Sinh nam tinh. Khi dùng, ngâm mềm, thái mỏng rồi ngâm nước có phèn và gừng, phơi khô, tẩm nước gừng, sao thơm (làm cho hết ngứa hay còn ngứa ít mới dùng), ta được Chế nam tinh. Nếu tẩm với mật bò thì được Ðởm nam tinh.

Bộ phận dùng: 

Hình ảnh vị thuốc đảm nam tinh

Thân rễ - Rhizoma Arisaematis, thường gọi là Thiên nam tinh.

Bộ phận dùng và phương pháp chế biến:

Thân, rễ củ được đào vào mùa thu hoặc mùa đông. Sau khi bỏ rễ xơ và vỏ rễ phơi khô dưới nắng và thái thành lát mỏng.

Thành phần hóa học:

Tinh bột, saponin, chất nhày.

Bảo quản:

Rất dễ mốc mọt nên cần để nơi khô ráo, kín. 

Vị thuốc Thiên nam tinh

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)

Tính vị:

Hình ảnh sinh thiên nam tinh

Vị đắng, cay và tính ấm.

Quy kinh:

Vào kinh phế, can, vị.

Công dụng:

Trừ thấp, trừ đờm, trừ phong và chống co thắt

Liều dùng:

Ngày dùng: 5-10g.

Thận trọng và chống chỉ định:

Không dùng thiên nam tinh cho phụ nữ có thai. Nhìn chung không dùng dược liệu tươi (sống)

Ứng dụng lâm sàng của Thiên nam tinh

Ho đàm ẩm

Hình ảnh thiên nam tinh chế

Biểu hiện như đờm nhiều, loãng và trắng và cảm giác tức ngực: dùng phối hợp với bán hạ, trần bì và chỉ thực dưới dạng đạo đàm thang.

Nhiệt đàm ở phổi

Biểu hiện như ho có đờm nhiều, vàng và đặc và cảm giác tức ngực: dùng phối hợp với hoàng cầm và thiên hoa phấn.

Đàm phong

Biểu hiện như hoa mắt, Chóng mặt, tiếng lạch cạch ở trong khí quản, liệt mặt, co giật và cơn co giật kiểu uốn ván: dùng phối hợp với bán hạ, thiên ma và bạch phụ tử.

Tham khảo

Ở Trung Quốc, người ta dùng chữa: Bại liệt nửa người, liệt thần kinh mặt; Ðộng kinh, sài uốn ván; Ho, nhiều đờm; Ung thư tế bào não. Dùng ngoài trị mụn nhọt, rắn cắn, đòn ngã sưng tấy. Ðởm nam tinh dùng trị sốt trẻ em và co giật.

Liều dùng 2,5-5g Chế nam tinh và 3-6 g Ðởm nam tinh, sắc uống. Sinh nam tinh chỉ dùng tán ra thêm giấm đắp tại chỗ.

Ở nước ta, còn có loài Thiên nam tinh cuống dài - Arisaema petiolatum Gagnep., phân bố ở Lang Bian, Ðà Lạt, (Lâm Ðồng) cũng có thể dùng như loài trên.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

Tư vấn sức khỏe trực tuyến Tư vấn sức khỏe trực tuyến Chia sẻ facebook Tư vấn sức khỏe trực tuyến


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Tư vấn sức khỏe trực tuyến  Tư vấn sức khỏe trực tuyến   Đầu trang