Banner
HOME MENU  Tìm kiếm

Thảo đậu khấu

Tên khác

Tên thường gọi: Thảo đậu khấu còn gọi là Thảo khấu nhân, Ngẫu tiết.

Tên thuốc: Semen Alpiniae Katsumadai.

Tên tiếng Trung: 草豆蔻

Tên khoa học: Alpinia katsumadai Hayata.

Họ khoa học: Thuộc họ Gừng Zingiberaceae.

Cây Thảo đậu khấu

(Mô tả, hình ảnh cây Thảo đậu khấu, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...).

Mô tả:

Hình ảnh Thảo đậu khấu

Thảo đậu khấu là một loại cỏ sống lâu năm cao l - 2m. Thân rể màu nâu đỏ. Lá mọc so le, hình mác, dài 30-55cm, rộng 2-9cm. Cụm hoa hình chùm, dài 30cm, ở đầu cành.

Hoa màu trắng, hình ống, dài l,2cm, trong có đốm màu tím đỏ nhạt. Quả hình cầu đường kính 3,5cm, còn đài tổn tại, khi chín có màu vàng.

Phân bố và thu hái:

Chưa thấy ở Việt Nam. Chỉ mới thấy khi thác ở đảo Hải Nam, Quảng Đông (Trung Quốc). Vào các tháng 9-0, hái quả về phơi gần khô thì bóc bỏ vỏ rồi phơi cho thật khii, có khi hái về nhúng vào nước sôi, phơi gần khô, lấy ra bóc vỏ rồi phơi cho thật khô. Tại một vài nơi ở đảo Hải Nam, người ta còn hái về, đun hay đồ với nước sôi trong 2-3 giờ, lấy ra bỏ vỏ phơi khô. Làm như vậy hạt chắc không rời nhau ra nhưng tinh dầu bị giảm bớt

Thành phần hóa học:

Trong thảo đậu khấu có chừng 4% tinh dầu mùi long não (theo Wehmer, 1929., Die pflanzenstoffe Bd.: 182).

Vị thuốc Thảo đậu khấu

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)

Tính vị:

Vị cay, tính ôn.

Quy kinh:

Quy kinh lạc tỳ và dạ dày.

Tác dụng:

Thảo Đậu Khấu gồm hai công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là thấm thấp hành khí, thích hợp điều trị các chứng hàn thấp bị ứ ở trung vị hết sức nghiêm trọng, làm suy yếu chức năng tiêu dẫn đến đau bụng, ỉa chảy. Hai là ôn trung trị nôn, trị hàn khí hoành hành trong cơ thể con người, vị khí giáng ngược gây nên buồn nôn.

Cách dùng và liều lượng của Thảo Đậu Khấu:

Dùng Thảo Đậu Khấu sắc nước uống, mỗi lần từ 3-6 gam là vừa. Nếu bào chế Thảo Đậu Khấu thành dạng bột càng tốt. Trường hợp Thảo Đậu khấu dùng chung với các vị thuốc khác nên sắc sau.

Tham khảo:

Ngoài vị thảo đậu khấu nói trên, tại Quảng Tây (Trung Quốc) người ta còn dùng với tên thảo khấu (quả cây sẹ) (Alpinia globosa Horan). Ở Việt Nam ta có cây này. Tại Vân Nam người ta thu mua quả cây Alpinia blepharocaylx K. Schum làm vị thảo khấu, quả cây Globba chinensis K. Schum làm vị tiểu thảo khấu.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

Tư vấn sức khỏe trực tuyến Tư vấn sức khỏe trực tuyến Chia sẻ facebook Tư vấn sức khỏe trực tuyến


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Tư vấn sức khỏe trực tuyến  Tư vấn sức khỏe trực tuyến   Đầu trang