Tên thường gọi: Thạch hộc còn gọi là Kẹp thảo, Hoàng thảo dẹt, Kim thoa hoàng thảo, Hoàng thảo cẳng gà, Huỳnh thảo, tên Thái là Co vàng sào, người chơi lan gọi là Lan phi điệp hay Phi điệp kép.
Tên tiếng Trung: 石斛
Tên khoa học: Herba Dendrobii.
Tên thực vật: Dendrobium nobile Lindl; Dendrobium candidum wall.
(Mô tả, hình ảnh cây Thạch hộc, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Thạch hộc (Dendrobium nobile Lindl) là một cây thảo phụ sinh, mọc bám trên cành cây to hoặc ở vách đá ẩm. Thân dẹt có rãnh dọc chia nhiều đốt, phía cuống thuôn hẹp, phía ngọn dày hơn, màu vàng nhạt. Lá ngắn có bẹ. Hoa màu hồng hoặc trắng pha hồng, mọc thành chùm ngắn ở kẽ những lá đã rụng. Quả dài hình thoi.
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Malaixia và Việt Nam, thường gặp mọc trên cây gỗ trong rừng ở độ cao 600-2400m. Ở nước ta, Cây Thạch hộc cũng gặp ở rừng Quảng Trị, Quảng Nam - Ðà Nẵng, Gia Lai, Lâm Ðồng.
Thân và cành, thu hái vào giữa mùa hè, cắt bỏ rễ và lá, rửa sạch, ngâm nước ủ cho mềm, bóc bỏ lớp màng mỏng bên ngoài rồi phơi và sấy khô. Khi dùng, đồ chín, tẩm rượu thái nhỏ.
Herba Dendrobii - dendrobine, dendranine, nobilonine, dendroxine, dendrin, 6-hydroxy-dendroxine.
Có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau nhẹ (trích yếu văn kiện nghiên cứu Trung dược, nhà xuất bản Khoa học 1965, trang 129).
Trên súc vật thực nghiệm, nước sắc cho uống làm tăng tiết dịch vị, trợ tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột và thông tiện, nhưng liều cao thì tác dụng ngược lại làm tê liệt cơ ruột. Nồng độ thuốc thấp có tác dụng hưng phấn tá tràng cô lập của thỏ, nồng độ cao thì có tác dụng ức chế.
Trên súc vật thực nghiệm, Thạch hộc có tác dụng làm tăng đường huyết ở mức độ trung bình, lượng cao Thạch hộc có thể ức chế hô hấp, tim, hạ huyết áp.
(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)
Ngọt và hơi hàn.
Phế và thận.
Bổ âm và thanh nhiệt tăng sinh dịch cơ thể, bổ vị.
- Mất âm do các bệnh do sốt, hoặc thiếu âm ở vị biểu hiện như lưỡi khô, khát và lưỡi đỏ, màng lưỡi mỏng: Dùng phối hợp thạch hộc với mạch đông, sa sâm và sinh địa hoàng.
- Sốt về chiều do thiếu âm và nhiệt nội: Dùng phối hợp thạch hộc với sinh địa hoàng, bạch vi và thiên môn đông.
Ngày dùng 6-15g.
Thạch hộc cần nấu trước khi phối hợp các dược liệu khác vào dạng thuốc sắc. Không dùng thạch hộc cho những người mới bị bệnh do sốt gây.
Thạch hộc, kỷ tử, sa sâm, mạch môn, hạ khô thảo, mẫu lệ mỗi vị 12g; câu đằng 16g ; địa cốt bì, trạch tả, táo nhân, cúc hoa, mỗi vị 8g. Tất cả tán nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Thạch hộc, khiếm thực mỗi vị 40g; thục địa, hoài sơn, mỗi vị 30g; tang thầm, tỳ giải mỗi vị 20g. Thục địa chưng cách thủy cho mềm, giã nhuyễn. Các dược liệu khác thái nhỏ, sấy khô, sao vàng, tán bột mịn rồi trộn với thục địa và mật ong, lượng vừa đủ để làm viên, mỗi viên 12g, ngày uống 2 lần với nước sôi để nguội. Người lớn mỗi lần 1 viên (uống với nước sôi để nguội); trẻ em 3 - 6 tuổi mỗi lần 1/4 viên; 7 - 10 tuổi mỗi lần 1/2 viên; 11 - 15 tuổi mỗi lần 3/4 viên.
Thạch hộc, kim anh, sa sâm, mạch môn, khiếm thực, liên nhục mỗi vị 12g; quy bản 8g. Sắc uống trong ngày.
Thạch hộc, sa sâm, thục địa, ngưu tất, vỏ núc nác mỗi vị 12g; kim ngân hoa 20g; mã đề, tỳ giải mỗi vị 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thạch hộc, sinh địa, huyền sâm, sâm, quy bản, ngọc trúc, kỷ tử, thăng ma, mỗi vị 12g; kim ngân hoa 16g, bạch thược 8g, sắc lấy 200ml nước đặc, uống một nửa và ngậm một nửa dung dịch.
Thạch hộc, sinh địa, thục địa, sa sâm, đan sâm, thiên môn, ngưu tất, mỗi vị 16g; ngũ vị tử 3g. Sắc uống. Hoặc thạch hộc 4g, chè xanh 2g, hãm với nước sôi, uống hoặc súc, ngậm trong ngày.
Thạch hộc còn phối hợp với thiên môn, tì bà diệp, trần bì, sắc uống chữa ho; với đẳng sâm, câu kỷ, ngưu tất, đỗ trọng, sa sâm để chữa đau nhức xương; với ngọc trúc, mía.
Thạch hộc ( Caulis Dendrobii) là thân phơi hay sấy khô của nhiều loại nhiều loại Thạch hộc như Hoàng thảo thạch hộc ( Dendrobium loddgesii), Hoàng thảo Thạch hộc ( Dendrobium candidum Wall ex Lindi.), Kim thoa thạch hộc ( Dendrobium nobile Lindi), v..v.
Cây thuốc trên nhỏ dưới to, giống như cái hộc, mọc ở núi đá nên có tên Thạch hộc.
Hoàn thảo thạch hộc: Hình trụ, mảnh khảnh, thường uốn cong hoặc cuộn thành một khối, dài 15 - 35 cm, đường kính 0,1 - 0,3 cm, đốt dài 1 - 2 cm. Mặt ngoài màu vàng kim sáng bóng, có vân dọc nhỏ. Chất mềm, dai, chắc. Mặt bẻ gẫy tương đối bằng phẳng. Không có mùi, vị nhạt.
Mã tiên thạch hộc: Hình nón dài, dài 40 - 120 cm, đường kính 0,5 - 0,8 cm, đốt dài 3 - 4,5 cm. Mặt ngoài màu vàng đến vàng tối. Có rãnh dọc sâu. Chất xốp, mặt bẻ gẫy có xơ dạng sợi. Vị hơi đắng.
Hoàng thảo thạch hộc: Dài 30 - 80 cm, đường kính 0,3 - 0,5 cm, đốt dài 2 - 3,5 cm. Mặt ngoài màu vàng kim đến màu nâu vàng nhạt. Có rãnh dọc. Nhẹ và chắc, dễ bẻ gẫy, mặt bẻ gẫy hơi có xơ. Nhai có cảm giác dính.
Nhĩ hoàn thạch hộc (Thiết bì thạch hộc sau khi cắt bỏ rễ phơi hoặc sấy khô): Hình xoáy ốc hoặc hình lò so, thường có 2 - 4 vòng xoáy. Sau khi kéo thẳng ra dài 3,5 - 8 cm, đường kính 2,2 - 0,3 cm. Mặt ngoài màu lục vàng có vân nhăn dọc nhỏ. Chất rắn chắc, dễ bẻ gẫy, mặt bẻ gẫy phẳng. Nhai có cảm giác dính.
Kim thoa thạch hộc: Hình trụ tròn dẹt, dài 20 - 40 cm, đường kính 0,4 - 0,6 cm, có rãnh dọc sâu. Chất cứng, giòn. Mặt bẻ tương đối phẳng. Vị đắng.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
|
|