Tên thường gọi: Tang thầm là quả Dâu còn được gọi là là Tang thực, Tang táo, Tang quả, Ô thầm, Hắc thầm.
Tên tiếng trung: 桑椹
Tên dược: Frutus Mori.
Tên khoa học: Morus alba L.
Họ khoa học: Moraceae
(Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Cây dâu tằm là cây gỗ, cao2-3 m. Lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên hoặc chia 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hoặc hơi tù. Quả dâu mọc trong các lá đài, hình trứng, dài 1- 3 cm, đường kính 7-10 mm, cuống quả dài 1-1,5 mm, mặt ngoài không trơn nhẵn, mọng nước. Quả non quả màu trắng xanh, khi chín màu đỏ hồng, sau chuyển màu đen sẫm.màu trắng xanh, khi chín màu đỏ hồng, dài 1-2 cm,
Quả dâu có mùi thơm, vị chua ngọt.
Cây Dâu ưa ẩm và sáng, thường được trồng trên diện tích lớn ở bãi sông, đất bằng, cao nguyên. Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 5-7, ở Việt nam và trung quốc đều có Cây được trồng khắp nơi trong lấy lá nuôi tằm, làm thuốc.
Mùa thu hoạch của quả dâu là cuối mùa xuân, đầu mùa hạ.
Chọn những quả dâu đã chín, lành lặn (tránh để bị dập nát), loại bỏ các tạp chất, đem phơi, sấy khô hoặc ngâm với đường.
Ngoài ra, Tang thầm còn được dùng để ăn sống, ngâm rượu, làm mứt hoặc ngâm với đường kính chế biến nước giải khát dùng cho cả mùa nóng. Hoặc có cách khác đơn giản mà hiệu quả, đó là sử dụng dưới dạng trà, cổ nhân gọi là trà tang thầm.
Để nơi khô ráo, thoáng mát.
Tang thầm: Anthocyan (sắc tố màu đỏ của quả chín), đường (glucose, fructose), vitamin B1, C, tanin, protit và acid hữu cơ.
Nước sắc Tang thầm 100% có tác dụng chuyển dạng Lympho bào mức độ trung bình.
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Vị ngọt, tính ôn.
Kinh tâm, can và thận.
Bổ âm và tạo máu, bổ can ích thận, tăng sinh dịch cơ thể và chống khát, nhuận tràng.
Bổ can thận, bổ huyết trừ phong. Chữa các chứng bệnh do can thận bất túc, huyết hư sinh phong gây nên như đầu choáng mắt hoa, lưng đau gối mỏi, tai ù điếc, râu tóc bạc sớm, mất ngủ hay mê, tiêu khát (đái đường), táo bón, các khớp vận động khó khăn, run chân tay, liệt nửa người do nhũn não.
Chữa khát nước do sốt cao, tiêu khát, táo bón do thiếu tân dịch.
Bổ can thận, ô phát chữa râu tóc bạc sớm, mắt có màng mộng.
Liều dùng: 10-15g.
Dùng quả Dâu chế xirô hay ngâm rượu hoặc dùng quả Dâu thêm Câu Kỷ tử, Hà thủ ô đỏ, nhân hạt táo, mỗi vị 10g, sắc uống.
Tang thầm, Thục địa, Bạch thược mỗi vị 15g hoặc Tang thầm 15g, Táo nhân 12g. Sắc lấy nước uống trong ngày.
Tang thầm, Ngũ vị tử mỗi vị 10g, sắc nước uống trong ngày.
Tang thầm 10g, bạch truật 6g sắc nước uống trong ngày.
Tang thầm 15g, kỷ tử 15g, đại táo 15g. Sắc uống trong ngày.
Tang thầm 15g, Long nhãn 15g hay Tang thầm 15g, Thỏ ty tử 12g, Nữ trinh tử 12g, Kỷ tử 12g, Thục địa 8g, Tiên linh tỳ 8g, Phá cố chỉ 8g. Sắc uống trong ngày.
Tang thầm, Hà thủ ô, Nữ trinh tử mỗi vị 15g, Cỏ nhọ nồi 10g. Sắc uống trong ngày.
Tang thầm, Nhục thung dung, Vừng đen mỗi vị 15g, Chỉ sác sao 8g. Sắc uống trong ngày.
Tang thầm 15g, Hồng hoa 3g, Kê huyết đằng 12g.
Tang thầm 30g, địa cốt bì 15g và đường phèn 15g.
Không dùng tang thầm cho các trường hợp ỉa chảy do hàn và tỳ, vị kém.
- Âm suy và Thiếu máu như hoa mắt, Chóng mặt, mờ mắt, ù tai, điếc, Mất ngủ, bạc tóc sớm: Dùng phối hợp tang thầm với hà thủ ô, nữ tinh tử và mặc hạn liên.
- Khát và khô miệng do thiếu dịch trong cơ thể hoặc đái đường biểu hiện khát thèm uống nước, đái nhiều và mệt mỏi: Dùng phối hợp tang thầm với mạch đông, nữ trinh tử và thiên hoa phấn.
- Táo bón do khô ruột: Dùng phối hợp tang chi với hắc chi ma, hà thủ ô và hoạt ma nhân.
Bổ huyết, an thần: Dùng trị các chứng huyết hư, đầu nhức, mắt hoa, ít ngủ: tang thầm, nữ trinh tử, hạn liên thảo. Các vị liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g.
Sinh tân, chỉ khát: trị chứng tân dịch khô, miệng khát.
Tang thầm tươi 20 - 60g. Giã lấy nước quả, hòa vào nước đun sôi để nguội mà uống.
Tang thầm cao: 500g quả dâu chín đen. Cho nước và nấu nhiều lần cho hết màu đỏ sẫm. Lọc bỏ bã, cô các nước sắc lại thành cao lỏng (1/1); thêm 400g mật ong. Đun sôi, đóng chai. Ngày 2 lần, mỗi lần uống 10 - 20ml, chiêu với nước. Dưỡng huyết nhuận táo. Chữa huyết hư, gan thận yếu, lưng gối đau mỏi, các chứng tê do huyết và phong của người già, táo bón.
Nhuận phế, thông tiện: tang thầm 20g, sinh địa 20g. Sắc với nước, thêm đường hay mật ong cùng uống. Trị chứng huyết hư, tân dịch thiếu sinh táo bón.
Liên Thầm Thang Gia Vị (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Thượng- Lý Văn Lượng) Tư thận, dưỡng can. Trị can và thận âm hư, huyết áp cao
Sơn Tinh Hoàn (Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc. Thẩm Kim Ngao) Táo thấp, kiện tỳ, hóa đờm, hòa âm. Trị thấp đờm làm cơ thể nặng nề, chân tay mỏi mệt, không có sức
Tam Tinh Hoàn (Y Học Nhập Môn. Lý Diên) Kiện tỳ, khứ thấp, giáng hỏa, tiêu đờm, làm cho tóc trắng hóa đen, mặt già hóa trẻ
Giới thiệu bài thuốc Thủ Ô Diên Thọ Đơn
(Trung Dược Thành Phương Phối Bản.- Trung Y Tô Châu)
Tác dụng: Bổ can thận, ích tinh huyết, tráng cân cốt, làm đen tóc. Trị can thận bất túc, đầu váng, hoa mắt, tai ù, hay quên, chân mỏi, gối mỏi, tay chân mất cảm giác, tiểu đêm, huyết áp cao, động mạch xơ cứng, động mạch vành xơ cứng.
Vị thuốc:
Đỗ trọng ............ 250g
Hà thủ ô .......... 2,25kg
Hạn liên cao ....... 500g
Hắc chi ma cao ....500g
Hy thiêm thảo ..... 500g
Kim anh tử cao ... 500g
Ngưu tất ...............250g
Nhẫn đông đằng .. 120g
Nữ trinh tử ......... 250g
Sinh địa ............... 120g
Tang diệp ............250g
Tang thầm cao .....500g
Thỏ ty tử .............500g
Thuốc tán bột. Trộn chung với các loại cao và mật, làm hoàn. Mỗi hoàn 10g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 hoàn.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
|
|