Banner
HOME MENU  Tìm kiếm

TANG CHI

Tên khác:

Tang chi là cành cây Dâu còn được gọi là Mạy môn (dân tộc Thổ), Dâu cang (dân tộc Mèo)

Tên tiếng trung: 桑枝

Tên dược: Cartex Mori.

Tên khoa học: Morus alba Linn.

Cây Dâu tằm:

( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)Cây dâu tằm

Mô tả:

Cây gỗ, cao2-3 m. Lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên hoặc chia 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hoặc hơi tù. Phía cuống hơi tròn hoặc hơi bằng, mép có răng cưa to. Từ cuống lá tỏa ra 3 gân rõ rệt. Hoa đực mọc thành bông, có lá đài, 4 nhị (có khi 3). Hoa cái cüng mọc thành bông hay thành khối hình cầu, có 4 lá đài. Quả mọc trong các lá đài, màu đỏ, sau đen sẫm, ăn được, còn dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu để uống, mùi thơm, vị chua ngọt.

Cành dâu dài từ 2-3m, ngắn 1-2m, có cành to, cành nhỏ, thân cành sắc xanh nâu, hơi có hình cong, đầu cành thon nhỏ, dưới thô to, trong vỏ có nước dính sắc trắng. Lá dâu mọc so le trên cành. Sau khi mùa đông, lá rụng, ở trên cành để lại vết ngấn cuống lá, trên vết ngấn cuống lá lại mọc mầm non mới.

Phân bố:

Cây Dâu ưa ẩm và sáng, thường được trồng trên diện tích lớn ở bãi sông, đất bằng, cao nguyên. Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 5-7, ở Việt nam và trung quốc đều có Cây được trồng khắp nơi trong lấy lá nuôi tằm, làm thuốc.

Thu hái, chế biến:

Cành dâu thường được thu hái vào cuối xuân hoặc đầu hè.

Nên chọn cành dâu nhỏ ở đầu ngọn bằng đầu đũa, bỏ lá, cắt thành phiến phơi hay sấy khô, dùng tươi, khô, hoặc sao hơi vàng.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hoá học:

Chủ yếu có chứa Mulberrin, mulberrochromene, cyclomulberrin, morin, dihydromorin, dihydrokaempferol, maclurin.

Tác dụng dược lý:

Tang chi có tác dụng làm tăng chuyển dạng lymphô bào, dùng tốt đối với các bệnh mạn tính mà tỷ lệ chuyển dạng lymphô bào thấp như xơ gan, viêm thận mạn, viêm gan mạn, người mang virus B, viêm phế quản mạn (Tạp chí Tân y dược học 1978,10:36).

Gạch nướng củi Tang chi, nhỏ giọt dấm lên xông chân có thể làm giảm cứng khớp do chấn thương (Trung y tạp chí Hồ bắc 1988,4:37).

Vị thuốc Tang diệp

( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )

Tính vị:

Vị đắng, tính ôn.

Qui kinh:

Vào kinh Can.

Công năng

Trừ phong, thấp, lợi khớp đốt,thông đường lạc.

Liều dùng:

Ngày 10-30g.

Ứng dụng lâm sàng của Tang chi

Chữa chân tay tê dại do phong thấp:

Tang chi, Hổ tượng cưn, Xú ngô đồng, Kim tước căn mỗi vị 40g, Hồng táo 10g. Sắc uống ngày 3 lần. (Tang Chi Hổ Tượng Căn- Nghiệp Phương Tân Biên).

Chữa phong thấp, đau lưng, đau khớp, nhức mỏi:

Tang chi, Mắc cỡ đỏ, Cỏ xước, Cây lá lốt mỗi vị 16g, Rễ cây Bưởi bung, Thiên niên kiện, Tang ký sinh mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 3 lần.

 Chữa lác, lang ben:

Tang chi 60g, Ích mẫu thảo 120g. Sắc pha ít rượu ấm uống. (Tang Chi Tiễn- Thẩm Thị Tôn Sinh Thư).

Chữa chân tay đau nhức:

Tang chi 20-40g, sắc nước uống mỗi ngày, có thể kết hợp Độc hoạt, Uy linh tiên, Phòng kỷ. Trường hợp đau nhiều gia thêm Quê chi, đau chi dưới gia Ngưu tất, Mộc qua.

 Trị huyễn vựng (Huyết áp cao)

Tang chi, Tang diệp, Sung úy tử mỗi vị 16g, cho sắc nước ngâm rửa chân 30 - 40 ngày trước khi đi ngủ.

Trị thủy khí, cước khí:

Tang chi 2 lạng sao thơm, sắc uống trong ngày.

Hội chứng ứ bế phong thấp như đau khớp, co thắt chân tay:

Dùng Tang chi với Phòng kỷ, Mộc qua và Lạc thạch đằng hoặc dùng một mình Tang chi.

Tham khảo

Kiêng kỵ:

Dùng thận trọng trong trường hợp hội chứng âm suy.

Phối hợp:

1. Trị phong nhiệt cánh tay đau (Bản Sư Phương). Cành dâu 1 thăng nhỏ, cắt lát sao vàng, nước 3 thăng sắc còn 1 thăng, một ngày uống hết.

Hứa Thúc Vi nói: Thường bệnh cánh tay đau mọi thuốc không chữa khỏi, uống cành dâu vài thang sẽ khỏi. Xem "Bản thảo" cũng nói: "Cần dùng", "Đỗ Kinh" nói "Không nóng, không lạnh có thể uống luôn".

Bão Phác Tử nói: Các loại thuốc tiên không có cành dâu sắc cùng không uống.

2. Trị điến phong trắng tía.

Cành dâu 10kg;

Ích mẫu 3kg;

Nước 5 đấu nhỏ lửa nấu còn 5 kg bỏ bã sắc lại thành cao, mỗi lúc đi nằm đều uống, lấy khỏi làm trừng mực.

(Thánh Huệ Phương)

3. Uống lâu thông khí huyết lợi 5 tạng.

Lấy cành dâu non về phơi trong râm, nghiền nhỏ trộn mật viên bằng hạt đậu, mỗi ngày uống 50 viên.

(Thánh Huệ Phương)

4. Trị thủy khí, cước khí.

Cành dâu 2 lạng sao thơm, sắc lấy nước, uống trong ngày.

5. Giải trúng độc trùng, khiến người trong bụng cứng đau, mặt vàng, sắc xanh, đái dầm dề, cứng cột sống, bệnh thay đổi bất thường, lấy lõi gỗ dâu 1 hộc cho vào trong nồi lấy nước 3 đấu, nấu còn 2 đấu, lọc nước đun nhỏ lửa, lúc đói uống 5 hớp sẽ nôn, trùng độc ra vậy.

(Trửu Hậu Phương)

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

Tư vấn sức khỏe trực tuyến Tư vấn sức khỏe trực tuyến Chia sẻ facebook Tư vấn sức khỏe trực tuyến


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Tư vấn sức khỏe trực tuyến  Tư vấn sức khỏe trực tuyến   Đầu trang