Tên thường gọi: Sòi, Sòi xanh.
Tên khoa học: Sapium sebiferum (L.) Roxb.
Họ khoa học: thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
(Mô tả, hình ảnh cây Sòi, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Cây gỗ rụng lá cao 6-15m. Lá mọc so le, hình quả trám, dài 3-7cm, chóp lá thuôn nhọn, cuống lá dài có tuyến. Hoa đơn tính, màu trắng vàng hay vàng, mọc thành bông ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa cái nhiều, ở gốc, hoa đực ở trên. Hoa đực có đài hình đầu phân thuỳ hoặc có răng, nhị 2, bao phấn gần hình cầu. Hoa cái có đài hợp, 2-3 thuỳ và nhuỵ 3, bầu hình trứng có 3 ô. Quả hạch hình cầu có 3 hạt.
Cây ra hoa tháng 6-8, quả tháng 10-11.
Vỏ rễ, vỏ thân, lá, hạt - Cortex Radicis, Cortex et Folium Sapii Sebiferi. Vỏ rễ thường có tên là Ô cữu căn bì
Cây của Ðông Á châu ôn đới và cận nhiệt đới, mọc hoang ở vùng đồi núi. Có khi được trồng làm cây cảnh. Thu hái vỏ rễ và vỏ cây quanh năm, thái nhỏ và phơi khô. Lá thường dùng tươi. Thành phần hoá học: Vỏ rễ chứa xanthoxylin, acid tanic.
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng ....)
Sòi có vị đắng, tính hơi ấm, có độc; có tác dụng sát trùng, giải độc, lợi niệu, thông tiện, tiêu thũng, trục thuỷ.
Thường dùng chữa:
1: Phù thũng, giảm niệu, táo bón;
2. Bệnh sán máng, cổ trướng, xơ gan;
3. viêm gan siêu vi trùng;
4. Ngộ độc nhân ngôn;
5. Rắn độc cắn.
Thân và lá dùng chữa viêm mủ da, ngứa lở thấp chẩn, chai cứng. Dùng vỏ rễ 3-6g, lá 9-15g, đun sôi lấy nước uống. Giã lá tươi để đắp ngoài, hoặc nấu nước để rửa.
Ở Vân Nam (Trung Quốc) còn được dùng trị tiểu tiện không thông, viêm ân đạo.
Lấy màng thứ nhì 15g, đường 15g, đun sôi lấy nước uống.
Lá Sòi 8-30g, sắc uống. Dùng liền trong 20-30 ngày.
Màng rễ Sòi (lớp trắng ở trong), Mộc thông, hạt Cau, mỗi vị 12g, sắc uống.
Lá Sòi 1 nắm giã nhỏ, chế nước vào, vắt lấy nước cốt uống.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn tổng hợp
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
|
|