Tên thường gọi: Sâm ruộng, Sa sâm lá nhỏ, nam sa sâm
Tên khoa học: Wahlenbergia marginata (Thunb.) A. DC.
Họ khoa học: thuộc họ Hoa chuông - Campanulaceae.
(Mô tả, hình ảnh cây Sâm ruộng, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Cây thảo sống nhiều năm, cao 20-30cm hay hơn, thân đơn hay nhiều cành, gầy, nhẵn hay có lông. Rễ to. Lá mọc so le, hình trứng hay hình mác, mép có răng cưa, phía gốc hẹp lại thành cuống. Cụm hoa nhiều nhánh, dài 4-5; tràng 5; nhị 5; bầu 3 ô, đầu nhụy chẻ 3. Quả nang hình trứng, trên đỉnh có thuỳ tồn tại của đài. Hạt nhiều, nhỏ, dẹt, màu vàng nhạt.
Loài này thay đổi nhiều về hình dạng, hình thái, sự có lông, kích thước của các mảnh bao hoa, sự phân biệt giữa cây hằng năm và sống lâu là rất khó.
Ra hoa tháng 2-4.
Rễ - Radix Wahlenbergiae Marginatae; thường gọi là Lan hoa sâm.
Loài phân bố ở Trung Quốc, Triều tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Lào, qua Ðông Nam châu Á tới Nouvelle Calédonie, châu Úc và Tân Tây Lan. Ở nước ta, gặp mọc nhiều trên đồng ruộng bỏ hoang. Ở vùng khô, trên bờ sông và bờ ruộng bình nguyên tới độ cao trên 300m, từ Sơ La, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá tới Quảng Nam - Ðà Nẵng. Ðào rễ quanh năm, rửa sạch, phơi khô.
Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng dưỡng âm, chỉ huyết, chỉ khái hoá đàm. Cũng có tác dụng như Nam sa sâm Adenophora verticillata đối với các bệnh về đường hô hấp.
Thường dùng trị trẻ em cam tích, trẻ em Viêm phổi, cơ thể hư yếu, sốt nhẹ ra nhiều mồ hôi, bạch đới, đàm tích, lao phổi, phổi ráo sinh ho, phong thấp tê bại, Đau răng nôn ra máu, cao huyết áp.
Ở Malaixia dùng chữa bệnh ngoài da.
Sâm ruộng 20g, Trứng vịt 1 cái, thêm nước hầm kỹ, ăn uống nóng.
Sâm ruộng 30g, Mạch môn đông15g, Tang bạch bì 10g, Mật ong vừa đủ sắc thuốc, bỏ bã. Thêm mật ong vào, chia uống 2 lần. Mỗi ngày uống 1 thang.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
|
|