Tên thường gọi: Sầm còn gọi là Sầm ngọt, Cóoc mộc.
Tên khoa học: Memecylon edule Roxb. (M. umbellatum Burm.)
Họ khoa học: thuộc họ Mua - Melastomataceae.
(Mô tả, hình ảnh cây Sầm, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...).
Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ nhẵn, cao cỡ 10m. Nhánh tròn. Lá có cuống, hình trái xoan - bầu dục, có góc hay gần tròn ở gốc, nhọn tù hay có mũi nhọn ở chóp, dài 3-5cm, rộng 1,5-6cm, dai, có gân giữa nổi rõ; cuống lá dài 0,5-3cm. Hoa trắng, hồng, xanh lơ hay tím, thành xim dạng tán ở nách lá, dài 1-2,5cm. Quả hình cầu, đường kính 7-8mm, mang đài hoa tồn tại và thắt lại ở gốc của đài.
Vỏ thân, lá - Cortex et Folium Memecyli Edulis.
Loài của phân vùng Ấn Độ - Malaixia; thường gặp trên đất hơi ẩm vùng rừng núi đồng bằng nước ta. Chi Memecylon L. gồm các loài thường là cây bụi hoặc gỗ nhỏ, phân bố rải rác ở các vùng nhiệt đới, tập trung nhiều nhất ở khu vực Ấn Độ - Malaysia.
Ấn Độ có trên 30 loài; Việt Nam 15 loài, nhất là ở các tỉnh phía nam và ngoài hải đảo.
(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)
Lá có vị chát, và đắng, có tác dụng tiêu độc.
Quả Sầm ăn được.
Ở Ấn Độ, người ta đã sử dụng lá sắc uống trị bệnh lậu và bệnh bạch đới, còn dùng lá chế loại thuốc xức rửa mắt để trị viêm kết mạc. Vỏ cây dùng sắc nước uống trị rối loạn kinh nguyệt.
Ở Campuchia, các lá non dùng đắp Trĩ, nước sắc lá, hoa và quả dùng ngoài trị bệnh nấm.
Ta thường dùng vỏ thân và lá. Vỏ dùng chữa sốt, sốt rét. Lá dùng chữa rắn cắn và chữa đau mắt.
Vỏ cây Sầm phơi khô 6-12g sắc uống.
Lá Sầm tươi giã, thêm nước, gạn uống, lấy bã đắp.
Lá khô hãm lấy nước dùng rửa.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
|
|