Banner
HOME MENU  Tìm kiếm

Sài gục

Tên khác

Tên thường gọi: Sài gục, Lỗ địa cúc, bành kỳ cúc, Chổi biển

Tên khoa học: Wedelia prostrata (Hook. et Arn.) Hemsl.

Tên tiếng Trung: 蟛蜞菊属

Họ khoa học: thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Lưu ý: Cần phân biệt sài gục với cây sài đất (Wedelia calendalacea (L.) Less)

Cây sài gục

(Mô tả, hình ảnh cây sài gục, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)

Mô tả:

Hình ảnh cây sài gục

Cây sài gục là một cây thuốc quý, dạng cây thảo, mọc bò, sống dai, có gốc khoẻ. Thân và cánh mảnh, có lông xồm xoàm. Lá hình mũi mác, dài 1-2cm, hai mặt đều có lông ráp, mép có 1-3 răng. Hoa đầu đơn độc, hoa hình lưỡi vàng là hoa cái, có vẩy giữa các hoa; hoa hình ống lưỡng tính. Quả bế gần bầu dục, 3 cạnh, dài 1mm, cụt đầu và có lông ở đỉnh.

Có hoa vào mùa thu.

Bộ phận dùng:

Toàn cây - Herba Wedeliae Prostratae.

Nơi sống và thu hái:

Lỗ địa cúc phân bố chủ yếu ở một số nước nhiệt đới vùng Đông Nam Á và Nam Trung Quốc.

Ở Việt Nam, cây phân bố khá phổ biến ở các tỉnh ven biển, từ Thanh Hóa đến Kiên Giang. Lỗ địa cúc gặp nhiều nhất ở các tỉnh miền Trung, thường mọc trên các bãi cát hoang, hai bên đường đi hoặc ở chân đồi. Cây đặc biệt ưa sáng, có khả năng chịu hạn tốt, nhất là những cây mọc trên cát trong suốt mùa khô. Cây ra hoa quả nhiều, gieo trồng tự nhiên bằng hạt. Ngoài ra, lỗ địa cúc còn có khả năng phân nhánh khỏe, dễ dàng phát triển tạo thành đám thuần loại bò lan trên mặt đất. Cây trồng được bằng hạt hoặc đoạn thân cành.

Thành phần hóa học

Sài gục chứa 5 chất cis và trans - eudesmanolid sesquiterpen, trong đó có 2 chất I và II (CA 124: 312.249 k).

Theo Ragasa Consolacion Y. và cs, 1993, Sài gục(lỗ địa cúc) còn có 2 dẫn chất của acid ent - kaurenic I và II và 4 eudesmanolid sesquiterpen khác (CA 119: 24606d).

Tác dụng dược lý

Thử nghiệm lâm sàng chữa bạch hầu: Đã chữa cho 120 trường hợp bạch hầu, mỗi người mỗi ngày dùng 45g toàn cây tươi lỗ địa cúc, sắc kỹ, lấy 300 ml, thêm 15g đường kính, uống. Kết quả khỏi 116 đạt 96,7% (Phúc kiến trung y dược tạp chí, số 10/1959).

Vị thuốc sài gục (lỗ địa cúc)

(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)

Tính vị, tác dụng:

Vị ngọt, tính ấm; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng.

Công dụng:

Cây được sử dụng làm thuốc để chóng mọc tóc, trị Nhức đầu và bổ.

Nhân dân Trung Quốc dùng để chữa sưng amygdal cấp tính, đau cổ họng, Viêm phổi, viêm phế quản, cao huyết áp, ho lâu ngày, ho ra máu, chảy máu cam và chữa mụn nhọt đầu đinh. Người ta đã dùng cây chữa bệnh bạch hầu có kết quả rất tốt.

Liều dùng:

Dùng từ 8-12g

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

Tư vấn sức khỏe trực tuyến Tư vấn sức khỏe trực tuyến Chia sẻ facebook Tư vấn sức khỏe trực tuyến


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Tư vấn sức khỏe trực tuyến  Tư vấn sức khỏe trực tuyến   Đầu trang