Tên thường gọi: Mũi mác, Cây thóc lép, Cây cổ bình, bài ngài, tràng quả ba cạnh
Tên khoa học: - Tadehagi triquetrum (L.) Ohashi (Desmodium triquetrum (L.) DC.)
Họ khoa học: thuộc họ Đậu - Fabaceae.
(Mô tả, hình ảnh cây mũi mác, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Cây mũi mác là một cây thuốc quý, cây thảo cứng, cao
1-1,5m. Thân có 3 cạnh. Lá do một lá chét hình tam giác dài
cụt hình tim ở gốc; cuống có cánh; lá kèm hình tam giác nhọn
dạng vẩy, dài 1,5cm, màu nâu. Cụm hoa chùm kép ở nách lá và
ở ngọn. Hoa màu hồng, xếp 1-2 cái một. Quả đậu có lông xám
tro hay không, có số đốt thay đổi từ 4-5 tới 8-9, rộng từ
2-2,5 tới 4-5mm hay hơn. Có nhiều thứ khác nhau bởi quả có
lông hay không, số đốt nhiều hay ít, rộng hay hẹp.
Mùa hoa tháng 6-9.
Toàn cây - Herba Tadehagii Triquetri
Mũi mác phân bố chủ yếu à vùng nhiệt đới châu Á, từ Ân Độ, Srilanca đến Mianma, Malaysia, Thái Lan, Lào, Việt Nam và tỉnh Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác khắp các tỉnh trung du và vùng núi thấp ở độ cao dưới 1000m. Ở đồng bằng đôi khi cũng gặp trong các lùm bụi hay bãi hoang quanh làng, ven đường đi.
Cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, có khả năng chịu hạn và sống được cả ở những nơi đất khô cằn, của vùng đồi trọc và bờ nương rẫy mà nguồn nước chủ yếu là những đợt mưa.
Cây ra hoa quả nhiều, vỏ quả ngoài có lông dính dễ bấm vào súc vật và quần áo người, để phát tán xa. Hình thức tái sinh tự nhiên của cây chủ yếu từ hạt. Có thể trồng từ hạt, để phủ đất, hạn chế xói mòn trong mùa mưa.
Lá khô chứa 7,1 tới 8,6% tanin.
Toàn cây mũi mác chứa friedelin, epifriedelinol, stigmasterol
Tác dụng kháng khuẩn: Dùng toàn cây mũi mác bỏ rễ phơi khô 50 g, chiết với 500ml nước, rồi cô cách thuỷ còn 25 ml được cao 2:1. Nhỏ 25 |il cao vào mỗi khoanh giấy đường kính 6mm, rồi đặt lên đĩa thạch có vi khuẩn. Để vào tủ ẩm 37°c, sau 24 giờ đọc kết quả. Đường kính vòng vô khuẩn đối với các loại vi khuẩn đã nghiên cứu (n = 6) là (mm): Staphylococcus aureus 12,00 ± 0,80; Bacillus anthracis 11,50 ± 0,40; Proteus vulgaris 8,66 ± 0,47; Saliĩionella typhi 10,17 ± 0,24; Klebsiella pneumoniae 7,83 ± 0,24; Pseudomonas aeruginosa 7,83 ± 0,24; Escherichia coli 7,16 ± 0,24; Streptococcus faecaJis 8,33 ± 0,62; Streptococcus pneumoniae 8,67 ± 0,47.
Tác dụng trên virus: Dịch chiết toàn cây bỏ rễ thử với nồng dộ rất thấp có tác dụng ức chế sự phát triển của virus gây bệnh Ranikhet (Ranikhet disease vữus)
Thử độc tính cấp: Toàn cây mũi mác bỏ rễ được chiết với cồn 50°, rồi cô dưới áp lực giảm để được dạng cao khô, tiêm trong màng bụng cho chuột nhắt trắng liều 1000 mg/kg, chuột vẫn không chết.
(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)
Cây có vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kiện tỳ tiêu thực, lợi niệu, sát trùng.
Mũi mác thường được dùng trong các trường hợp sau:
Cảm mạo phát sốt nóng;
Viêm sưng họng, viêm mủ răng, viêm tuyến mang tai.
Viêm thận cấp; viêm gan vàng da
Viêm ruột ỉa chảy, lỵ;
Bệnh giun móc, nhiễm trùng sán lá gan;
Trẻ em suy dinh dưỡng;
Nôn mửa khi có mang;
Ngộ độc dứa;
Lao xương và bạch huyết, nhiễm trùng âm đạo Trichomonas, nấm da cứng...
Sắc uống dùng từ 15-60g
Dùng đắp ngoài liều không cố định
Dùng 60g cây Mũi mác sắc uống.
Dùng 30g cây Mũi mác, sắc nước chia ngày uống 3 lần.
Mũi mác phối hợp với bạch mao căn, cam thảo (lượng bằng nhau). Phơi khô, tán bột ngày uống 10 - 20 g hãm với nước sôi
Mũi mác, xạ can, qua lâu, lượng bằng nhau. Ngày 15 - 20 g sắc uống.
Rễ mũi mác thái nhỏ, sao vàng 8 - 12 g, sắc đặc, trộn với mật ong rồi uống.
Cành lá cây mũi mác, cúc tần, chùa dù tươi, mỗi vị 30 g, nấu nước uống và xông cho ra mồ hôi.
Có người còn dùng chữa bệnh đau gan. Dân gian cho vào thịt, cá muối để phòng ruồi, giòi; phối hợp với các loại thuốc khác để diệt ruồi, muỗi. Lá khô cho vào quần áo để sát trùng.
Ở Thái Lan, lá dùng chiết nước hay làm viên uống trị Trĩ và dùng uống thay trà. Thường dùng mỗi lần 15-60g đun sôi lấy nước uống.
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,... xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Mũi mác ở đâu?
Mũi mác là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc Mũi mác được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.
Giá bán vị thuốc Mũi mác tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn:
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
Tag: cay Mui mac , vi thuoc Mui mac , cong dung Mui mac , Hinh anh cay Mui mac , Tac dung Mui mac , Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
![]() ![]() ![]() ![]() |
|
|