Banner
HOME MENU  Tìm kiếm

MỘC QUA

Tên khác:

Thu mộc qua (Trấn Nam Bản Thảo), Toan Mộc qua, Tra tử (Vân Nam Dược Dụng Thực Vật Danh Lục)

Tên thuốc: Frutus Chaenomelis.

Tên khoa học: Chaenomeles lagenaria (Lois.) Koidz (Cydonia lagenaria Lois)mộc qua ,moc qua,mocqua,Frutus Chaenomelis.Chaenomeles lagenaria (Lois.) Koidz (Cydonia lagenaria Lois)

Họ Hoa Hồng (Rosaceae)

Tên tiếng Trung: 木瓜

Cây Mộc qua

( Mô tả, hình ảnh cây Mộc qua, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)

Mô Tả:

Cây sống lâu năm, cao 5-10m. Cành non hơi có lông, lá đơn hình trứng dài 5- 8mm, rộng 3-5mm, màu xanh bóng, mép lá răng cưa nhỏ đều. Hoa đơn độc mọc ở đầu cành cùng lúc lá non mới trổ (vào khoảng tháng 4-5). Quả hình trứng dài 10-15cm, thịt xốp màu vàng nâu, có mùi thơm, nhân cứng rắn. Địa lý : Mọc ở các tỉnh Hồ Bắc, Giang Tô, Giang Tây (Trung Quốc).

Bộ phận dùng :

Quả. Loại vỏ ngoài nhăn, mầu hồng tía, cứng là loại tốt. Vỏ ngoài nhăn, hơi thưa, mầu hồng nâu, xốp, là loại vừa. Hình tròn dài, bổ đôi thành hai mảnh, hai đầu hơi cong lên, một mặt phẳng, mặt kia gồ, dài khoảng 5-8,5cm, đường kinh 3,5 – 5cm. Đỉnh lõm xuống, vỏ ngoài mầu hồng tía hoặc hồng nâu, có vết nhăn. Quanh mép chỗ cắt đều cong vào trong, cùi quả mầu nâu hồng, ở phần giữa có túi ngăn hạt hõm xuống, mầu vàng nâu, dính liền với cùi quả. Hạt thường tách rời, chỗ hạt rụng rơi bên ngoài trơn bóng. Hạt dẹt, dài 1cm, rộng 0,3cm, mặt ngoài mầu nâu hồng, có vân nhăn.

Thu hái, Sơ chế :

Vào tháng 8 khi vỏ quả chuyển thnàh mầu vàng xanh, thu hái về, cho vào nước đun sôi 5 phút, vớt ra, phơi đến khi vỏ ngoài có vân nhăn, chẻ dọc làm hai, phơi khô là được.

Bào chế :

Hình ảnh mộc qua Lấy Mộc qua đã khô, tẩm nước ủ một ngày đồ mềm, vừa đồ vừa thái (để nguội thì cứng lại), phơi khô dùng sống hoặc tẩm rượu sao (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).

Dùng dao bằng đồng bóc bỏ vỏ và hạt, trộn với sữa bf 3 giờ rồi phơi khô để dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu).

Quả chín hái về, cho vào nước sôi đun khoảng 5~10 phút, lấy ra, phơi hoặc sấy cho vỏ nhăn, cắt dọc thành 2~4 miếng, phơi cho vỏ chuyển thành mầu đỏ là được (Trung Dược Học).

Ngâm nước một ngày, cho vào chõ hấp mềm, vừa hấp vừa thái phiến (nếu để nguội sẽ cứng, khó thái, thái ra bị vỡ vụn) (Đông Dược Học Thiết Yếu). Bổ đôi, rửa sạch ủ một đêm, thái mỏng phơi khô. Dùng ít, đập dập (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

Bảo quản :

Dễ mốc mọt nên phải để nơi khô ráo, thoáng gió. Có thể sấy hơi diêm sinh.

Thành phần hóa học :

Hình ảnh vị thuốc mộc qua

Saponin, Fructose, Acid Citric, Flavone, Tartaric acid, Tannin (Trung Dược Học).

Saponin 2%, Tartaric acid, Citric malie, Tanin và Flavonozid (Viện Y Học Bắc Kinh).

Malic acid, Tartaric acid, Citric acid (Nan Ba Hằng Hùng, Sinh Dược Học Khảo Luận, Nhật Bản Nam Giang Đường 1990 : 289).

Oleanolic acid (La Cảnh Phương, Trung Thảo Dược 1983, 14 (11) : 528).

Tác dụng dược lý :

Hình ảnh mộc qua sao

Mộc qua có tác dụng bảo vệ gan, làm hạ men gan SGOT, SGPT. Nước sắc Mộc qua có tác dụng tiêu viêm rõ trên mô hình viêm khớp chuột nhắt do chích Protein (Trung Dược Học).

Vị thuốc mộc qua

(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)

Tính vị :

Hình ảnh vị thuốc mộc qua

Vị chua, khí ôn, không độc (Biệt Lục).

Vị chua, tính mát (Dược Phẩm Hoá Nghĩa).

Vị chua, khí âm, không độc (Dược Phẩm Vậng Yếu).

Vị chua, tính ôn (Trung Dược Học).

Vị chua, sáp, tính bình (Vân Nam Trung Dược Tư Nguyên Danh Lục).

Quy kinh :

Hình ảnh tiểu mộc qua

Vào kinh Tỳ, Phế, Can, Thận (Cảnh Nhạc Toàn Thư).

Vào kinh Vị, Can (Dược Phẩm Vậng Yếu).

Vào kinh Can, Tỳ (Trung Dược Học).

Công dụng - Chủ trị :

Thư cân, hoạt lạc, hoá thấp, hoà Vị (Trung Dược Học).

Khu phong cường tráng, thư cân, trấn thống, tiêu viêm, bình Can, hoà Vị. Trị nôn mửa, tiêu chảy, dư chất chua, kiết lỵ, thổ tả rút gân (Vân Nam Trung Dược Tư Nguyên Danh Lục).

Kiêng kỵ :

Ăn nhiều làm hại răng. Trường vị có tích trệ: không nên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Thương thực mà Tỳ Vị chưa hư, tích tụ nhiều, không nên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Mộc qua có vị chua, ăn nhiều sẽ gây nên bí tiểu (Thực Dụng Trung Y Học).

Liều dùng :

Ngày dùng 6 - 12g.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Mộc qua

Trị hoắc loạn chuyển gân:

Mộc qua 30g, rượu 1 lít, sắc uống. Nếu không uôngd được rượu thì sắc với nước uống. Ngoài ra nấu Mộc qua lấy nước ngâm chân (Thánh Huệ Phương).

Trị tạng Thận hư hàn, khí công lên bụng, sườn, chướng đầy, đau:

Mộc qua to 30 trái, bóc bỏ vỏ và hạt (rỗng ruột). Lấy bột Cam cúc hoa, bột Thanh diêm đều 480g. nấu chung cho nhừ thành cao. Cho vào 480g Ngải nhung, trộn thành cao, làm thành viên, to như hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên, ngày 2 lần (Thánh Tế Tổng Lục).

Trị gáy cứng, gân co rút không thể cử động được:

Mộc qua 2 quả, khoét bỏ lõi, hột, lấy 60g Một dược, 7,5g Nhũ hương, trộn đều, cho vào trong quả Mộc qua, buộc chặt, hấp trong nồi cơm 3-4 lần, rồi nghiền nát thành cao. Mỗi lần dùng 9g, sắc với 100ml nước Sinh địa và 400ml rượu, uống nóng (Bản Sự Phương).

Trị cước khí:

Mộc qua, cắt vụn, cho vào túi, lấy chân đạp lên. Có người bị cước khí, gân co, chân sưng, nhân khi đi thuyền, lấy chân gác lên một bao tải, tự nhiên thấy nhẹ đai, đau giảm, liền hỏi lái đò trong bao tải đựng cái gì? Lái đò trả lời rằng đó là Mộc qua của vùng Tuyên châu. Khi về nhà, người này bắt chước cho Mộc qua vào bao, thay dùng liên tục thì khỏi bệnh (Danh Y Lục Phương).

Trị trĩ hoa sen:

Mộc qua tán nhuyễn, hoà với nhớt trên thân con Lươn, bôi vào, lấy giấy băng lại (Y Lâm Tập Yếu).

Trị gân chân co rút gây đau:

Mộc qua vài quả, lấy rượu và nước đều một nửa, nấu nhừ thành cao. Lúc còn âm ấm, đắp lên chỗ đau, buộc lại, khi nguội lại thay miếng khác.mỗi ngày 3-5 lần (Thực Liệu Bản Thảo).

Trị thổ tả không cầm, chân tay co rút, ngực bứt rứt khó chịu:

Mộc qua, Hồi hương, Ngô thù du, Cam thảo. Tán bột. Lấy Sinh khương, Tử tô, sắc lấy nước uống với thuốc bột (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Trị tê thấp cước khí, chân đau do chấn thương:

Mộc qua , Ngũ gia bì đều 40g, Uy linh tiên 20g, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 10g, với rượu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Trị viêm ruột cấp, nôn mửa, cẳng chân co giật, ngực đầy tức:

Mộc qua, Ngô thù, Hồi hương, Sinh khương, Tía tô đều 6g. Sắc uống (Mộc Qua Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị viêm gan cấp, vàng da:

Mộc qua chế thành dạng trà hãm nước sôi uống. Mỗi lần 1~2 bao, (mỗi bao có 5g thuốc sống tương đương), ngày 3 lần. Đặng Trí Mẫn trị 70 ca có kết quả tốt (Phúc Kiến Trung Y Dược 1987, 2 : 14).

Trị lỵ trực khuẩn cấp:

Mộc qua chế thành viên, mỗi lần uống 5 viên (mỗi viên 0,25g tương đương 1,13g thuốc sống, ngày 3 lần. 5~7 ngày là một liệu trình. Quách Thành Lập và cộng sự đã dùng trị 107 ca, tỉ lệ khỏi là 85,8%, tỉ lệ có kết quả 96,28% (Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1984, 11 : 689).

Tham khảo :

Các tài liệu khác viết về Mộc qua:

Mộc qua vị chua, khí ấm, tính không độc, khí bạc, vị hậu, vào kinh Tỳ Vị kiêm vào kinh Can. Nó chủ trị thấp tý, cước khí, vì Tỳ chủ tứ chi, lại chủ cơ nhục, tính ghét thấp mà thích táo. Thấp lấn cơ nhục thì gây ra chứng thấp tý, làm tổn thương lạc mạch ở chân thì gây nên chứng cước khí. Mộc qua vị ấm, thông được trệ ở cơ nhục, vị chua nên thu liễm được thấp, nhu nhuận được trướng đầy thì cước khí, thấp tý tự khỏi. Mộc qua trị được chứng hoắc loạn, nôn mửa nhiều khiến cho gân cơ bị co rút vì đó là chứng bệnh của Tỳ Vị vậy… (Bản Thảo Kinh Sơ).

Mộc qua chịu vị chua của phương đông cho nên chỉ chuyên chạy vào Can, trị bệnh về gân. Khi bị chuột rút (vọp bẻ), chỉ cần gọi tên hoặc viết chữa Mộc qua tại chỗ bị bệnh thì khoie, đủ thấy nõ trị bệnh gân rất hay vậy” (Dược Phẩm Vậng Yếu).

Mộc qua trồng ở Tuyên Thành, Hồ Bắc là loại tốt, tác dụng chủ yếu dùng để trừ thấp, thư cân, bệnh cước khí cũng thường dùng. Mộc qua cũng là vị thuốc quan trọng trị bắp chân bị chuột rút. Lợi dụng vị chua thường đi vào gân để làm thư dãn sự co cứng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Dùng vị chua liễm của thuốc, chua làm thư cân, liễm để cố thoát. Trị lưng gối mỏi, cước khí Mộc qua là vị thuốc dẫn kinh không thể thiếu. Trường hợp khí trệ, Mộc qua có tác dụng hoà khí, khí thoát thuốc có tác dụng giữ lại” (Cảnh Nhạc Toàn Thư).

Mộc qua có thể ôn thông thấp, trị ở cơ nhục, lại kèm bình Can, thư cân, có thể trị cước khí, lại là yếu dược trị hoắc loạn rút gân. Vì tính toan ôn của nó, nên có công dụng lý Tỳ Vị, cầm nôn, chỉ tả, liễm tân dịch bị háo tán, thông cân lạc mà làm thư bớt sự co rút, đặc biệt là chuột rút ở bắp chân (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Nơi mua bán vị thuốc MỘC QUA đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,... xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc MỘC QUA ở đâu?

MỘC QUA là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc MỘC QUA được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.

Giá bán vị thuốc MỘC QUA tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn:

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng

Tag: cay Moc qua , vi thuoc Moc qua , cong dung Moc qua , Hinh anh cay Moc qua , Tac dung Moc qua , Thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

Tư vấn sức khỏe trực tuyến Tư vấn sức khỏe trực tuyến Chia sẻ facebook Tư vấn sức khỏe trực tuyến


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Tư vấn sức khỏe trực tuyến  Tư vấn sức khỏe trực tuyến   Đầu trang