Tên thường gọi: Hoắc hương còn gọi là Thổ Hoắc hương, Quảng Hoắc hương, Agastache, pogostemon cablin.
Tên dược: Herba agstachis seu, Herba pogastemonis
Tên thực vật: Pogostemon cablin Blanco; Agastache rugosa (Fisch.et Mey) O. Ktze
(Mô tả, hình ảnh cây Hoắc hương, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Cây hoắc hương là loài cỏ bụi sống lâu năm, thân cây trưởng thành cao khoảng 0.5 đến 1 mét, thân màu nâu tím. Lá cây hoắc hương có lông trên thân và thường mọc đối xứng nhau, mép khía răng to, lá cây hoắc hương có hương thơm đặc trưng và mang vị hơi đắng. Hoa hoắc hương có màu tím đến hồng nhạt.
Cây Hoắc hương được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta, lấy lá và cành làm thuốc. Tại các nước vùng châu Á và châu Phi. Hoắc hương được trồng rất qui mô để cất lấy tinh dầu. Những nước sản xuất Hoắc hương hiện nay là Aán độ, Malasia, Philippin, Malgat, Indonesia, Trung quốc cũng có Hoắc hương khắp nơi nhưng nhiều ở các tỉnh Triết giang, Giang tô.
Phần trên mặt đất của cây thu hái vào mùa hè hoặc thu, cắt thành từng đoạn và phơi khô trong bóng râm
Herba Agastaches, Methylchavicol, anethole, anisaldehyde, d-limonene, p-methoxycinnamaldehyde, a-pinene, 3-octanol, p-cymene, 1-octen-3-ol, linalool, beta-humutene,a-ylangene, beta-famesene.
Herba pogostemi-pachouli alcohol, benzaldehyde, eugenol, cinnamic aldehyde pogostol, patchoulipyridine, epiguaipyidine, caryophyllene, beta elemene, alloaromadrene, gamma-patchouleme, beta-gurujunene, a-guaiene balencene, a-gurjunene, gamma-cadinnene, delta-guaiene, a-patchoulene, calamenene.
Quảng Hoắc hương có tác dụng kháng khuẩn rộng: thuốc có tác dụng ức chế các loại nấm gây bệnh, leptospirosis, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, enterocoli, trực khuẩn lî, liên cầu khuẩn tán huyết týp A, phế song cầu khuẩn, rhinovirus. Thuốc còn có tác dụng chống thối.
Tinh dầu Hoắc hương tăng tiết dịch dạ dày, tăng tiêu hóa.
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng ....)
Vị cay, tính hơi ấm
Tỳ, vị và phế
Trừ thấp, tán nhiệt mùa hè, chống nôn
- Ứ thấp ở tỳ và vị, biểu hiện như đầy thượng vị và bụng, buồn nôn, nôn, và chán ăn: Dùng phối hợp với thương truật, hậu phác, bán hạ, dưới dạng bất hoán kim chính khí tán.
- Tổn thương nội tạng do thức ăn sống và lạnh và bị phong hàn ngoại sinh vào mùa hè, biểu hiện như nghiến răng, sốt, đau đầu, đầy thượng vị, buồn nôn, nôn va ỉa chảy: Dùng phối hợp với tử tô diệp, bán hạ, hậu phác, trần bì dưới dạng hoắc hương chính khí tán.
- Nôn:
·Nôn do thấp trong tỳ và vị: Dùng một mình hoặc phối hợp với bán hạ, sinh khương.
·Nôn do thấp nhiệt trong tỳ và vị: Dùng phối hợp với hoàng liên, trúc nhự, tỳ bà diệp.
·Nôn do tỳ vị kém: Dùng phối hợp với đẳng sâm, cam thảo.
·Nôn do thai nghén: Dùng phối hợp với sa nhân và bán hạ.
Liều dùng: 5-10g
Đau đầu, tức ngực, bụng đầy, tiêu chảy phân lỏng, hoặc nôn, buồn nôn (viêm đường ruột cấp biểu hàn nội thấp).
Bài Hoắc hương chính khí tán (Hòa tể cục phương): Hoắc hương, Đại phúc bì, Phục linh, Khương Bán hạ đều 10g, Bạch chỉ, Tô tử, Hậu phác, Cát cánh, Sinh khương đều 6g, Trần bì 5g, Cam thảo 3g, Đại táo 10g, sắc uống.
Hoắc hương, Bội lan đều 10g sắc uống. Trị thương thử mùa hè, nặng đầu, ngực tức, buồn nôn, không thích ăn.
Hoắc hương Bán hạ thang: Lá Hoắc hương, Chế Bán hạ, Trần bì đều 10g, Đinh hương 2g, sắc uống.
Hoắc hương, Chế Bán hạ đều 10g, Thương truật, Trần bì đều 6g, sắc uống. Trị viêm đường ruột cấp thể hàn thấp.
Hoắc hương ẩm: Lá Hoắc hương, Đảng sâm, Xích Phục linh, Thương truật, Hậu phác đều 10g, Trần bì 5g, Bán hạ 5g, Cam thảo 3g, Gừng tươi 3 lát, sắc uống nóng.
Hoắc hương, Hậu phác, Mộc hương, Chỉ thực đều 10g, Sa nhân 5g, Trần bì 3g, sắc uống.
Hoắc hương 120g tán bột, gia Mật heo vừa đủ làm hoàn (Hắc đởm hoàn) mỗi lần uống 3g, ngày 2 lần với nước sôi ấm, dùng liền trong 2 - 4 tuần.
5.Trị chàm lở (chàm tay chân):
Hoắc hương độc vị hoặc phối hợp với Đại hoàng, Hoàng tinh, Tao phàn đều tán bột trộn đều, ngâm giấm 1 tuần bỏ xác. Ngâm tay chân đau vào trong nước thuốc, ngày 1 lần 30 phút.
Hoắc hương, Thạch xương bồ, Hoa cây Đại đều 12g, vỏ Bưởi đào đốt cháy 6g. Tất cả tán nhỏ, mỗi lần 2g uống trước bữa ăn 20 phút với nước nóng, ngày uống 3 lần.
Hoắc hương là vị thuốc trị nôn có hiệu nghiệm nhưng phải tùy chứng mà gia vị như thấp nhiệt gia Hoàng liên, Trúc nhự; Tỳ vị hư gia Đảng sâm, Cam thảo; nôn do thai nghén gia Bán hạ, Sa nhân.
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,... xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc HOẮC HƯƠNG ở đâu?
HOẮC HƯƠNG là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc HOẮC HƯƠNG được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.
Giá bán vị thuốc HOẮC HƯƠNG tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn:
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
Tag: cay Hoac huong, vi thuoc Hoac huong, cong dung Hoac huong, Hinh anh cay Hoac huong, Tac dung Hoac huong, Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
![]() ![]() ![]() ![]() |
|
|