Tên thường gọi: Con chim sẻ cho ta vị thuốc mang tên Bạch đinh hương, còn có tên Ma tước phần, Hùng tước xỉ là phân khô của con Chim sẻ. Thanh đan, Thanh đơn ( Bản Thảo Cương Mục Thập Di), Tước tô ( Lôi Công Bào Chích Luận), Hùng tước thủy.
Tên tiếng Trung: 白 丁 香
Tên khoa học: Passer montanus malaccensis Dubois
Họ khoa học: Thuộc họ Sẻ Ploceidae.
(Mô tả, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Chim sẻ là loài chim định cư rất phổ biến ở nước ta. Sẻ
thường làm tổ tập đoàn, nhưng cũng nhiều lúc gặp sẻ làm tổ
riêng. Có thể tìm thấy sẻ ở dưới mái nhà, khe tường, trong
các ống tre ở mái nhà, trong hốc cây trên cây cau, cây dừa
đôi khi ở khe núi đá. Tổ sẻ làm cách mặt đất khoảng 2-25m,
vật liệu xây tổ là rơm, cỏ, lá khô, sợi thực vật, vụn vải...
Cả đôi chim sẻ đực và cái đều tham gia làm tổ, mỗi năm sẻ đẻ
3 lứa, thời gian ấp trứng của sẻ là 12-15 ngày, sau lúc nở
13-14 ngày chim non rời tổ và được chim chim bố mẹmớm mồi
thêm 4-6 ngày nữa, sau đó sống tự lập được. Thức ăn của chim
sẻ thay đổi tuỳ theo mùa nhưng chủ yếu là các hạt thực vật,
vào mùa hè chim sẻ ăn một lượng côn trùng đáng kể.
Ở miền Bắc nước ta tỉnh nào cũng có, thành phố cũng như nông thôn. Phân chim sẻ có thể lấy quanh năm, loại bỏ đất cát, phơi hay sấy khô làm thuốc, phân chim sẻ hình trụ nhỏ, hai đầu hơi tù, có khi hơi cong queo, thường dài 5-8mm, đường kính 1-2mm, mặt ngoài màu tro trắng hay tro nâu, chất dòn, dễ gẫy, vết gẫy màu nâu hơi lổn nhổn, mùi hơi tanh.
Ngoài chim sẻ, người ta còn dùng phân của chim tước (Passer montanus Linn), Hoàng tước (Passer rutilans Temm) Lưu tước (Passer montanus Saturatus Stein) đều thuộc họ Fringillidae.
Phân khô của chim.
Có thể lấy quanh năm loại bỏ đất cát, sấy khô dùng làm thuốc. Chọn vào giữa tháng 5 hoặc lạp nguyệt, dùng phân chim đực tốt, đàn bà dùng phân chim đực, đàn ông dùng phân chim cái.
Nuôi trong lồng, hoặc lấy về vào mùa đông mới tốt, ngâm vào nước Cam thảo 1 đêm, xong đem sấy kỹ bằng lụa cho thật khô dòn rồi tán bột dùng vào thuốc (Lôi Công Bào Chích Luận).
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .......)
Phân chim sẻ được dùng làm thuốc từ lâu đời, theo tài liệu cổ phân chim sẻ có vị đắng, tính ôn, hơi có độc.
Có tác dụng tiêu tích ứ, trừ trướng, sáng mắt, tuống trong chữa tích tụ, sán khí, dùng ngoài chữa mắt có màng mộng, ung nhọt.
Ngày dùng 4-6g.
Hoà phân chim sẻ với sữa người, nhỏ vào mắt.
Nghiền phân chim sẻ với nước bôi lên đầu nhọt
20 hạt phân chim sẻ, trộn với đường cát trắng, viên thành ba viên gói vào miếng lụa ngậm trong miệng
Phân chim sẻ gói trong bông nhét vào chỗ sâu (Ngoại Đài Bí Yếu ).
Bột phân chim sẻ, uống 2g với nước nóng (Thiên Kim Phương).
Phân chim sẻ hoà với nước làm viên bằng hạt đậu, mỗi lần uống 2 viên (Thiên Kim Phương).
Phân chim sẻ, hoà với sữa người điểm vào (Trửu Hậu Phương).
Phân chim sẻ 12 hạt, nửa lượng mật, chấm thuốc xức vào sớm tối (Thánh Huệ Phương).
Phân chim sẻ 21 viên, tán bột, uống với rượu nóng, chưa bớt thì uống tiếp (Tổng Lục Phương).
Phân chim sẽ 4 hạt, tán bột, xức vào đầu vú rồi cho bú (Tổng Lục Phương).
Phân chim sẻ tán bột, nghiền nhỏ, uống 2g với rượu nóng (Phổ Tế Phương).
Phân chim sẻ tẩm vào mụn đó thì sẽ vỡ (Mai Sư Phương).
Phân chim sẻ với tổ chim yến nghiền bột rắc vào (Trực Chỉ Phương).
Phân chim sẻ 20 cục, dùng nước đường trộn 3 viên, mỗi lần ngậm 1 viên (Phổ Tế Phương).
Tag: cay chim se, vi thuoc chim se, cong dung chim se, Hinh anh cay chim se, Tac dung chim se, Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
![]() ![]() ![]() ![]() |
|
|