Vị thuốc Cao lương khương còn gọi Riềng ấm, Riềng núi, Tiểu lương khương(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Lương khương. Man khương (Bản Thảo Cương Mục), Mai quang ô lược, Tỷ mục liên lý hoa (Hòa Hán Dược Khảo), Tiểu lương khương
Tên tiếng Trung: 高良姜
Tên khoa học: Alpinia offcinarum Hace.
Họ khoa học: Họ Gừng (Zingberaceae).
(Mô tả, hình ảnh cây nhục đậu khấu, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Cây thảo cao cỡ 1-2m. Thân rễ mọc bò ngang, dài hình trụ, đường kính tới 2 cm, màu đỏ nâu, phủ nhiều vẩy, chia thành nhiều đốt không đều nhau, màu trắng nhạt. Lá không cuống, sáng bóng, hình mũi mác hẹp, hai đầu nhọn, dài tới 40cm rộng tới hơn 2cm, bẹ lá dạng vẩy, lưỡi bẹ dạng vảy nhọn. Cụm hoa hình chùy, mọc ở ngọn, thẳng có lông mềm, dài chừng 10cm. Hoa mọc sít nhau, có lá bắc nhỏ, đính trên những gờ nổi ngắn. Đài hình ống, có lông, chia 3 răng ngắn. Tràng có ống ngắn có lông cả hai mặt, có 3 thùy tù, lõm, thùy lưng lớn hơn. Bao phấn hình chữ nhật, nhẵn. Nhị lép hình dùi ngắn và tù. Cánh môi trắng có rạch màu đỏ rượu vang, hình trái soan. Bầu có lông. Nhụy lép 2, hình bản dày, gần như vuông. Quả hình cầu, có lông. Cây có hoa từ tháng 11 đầu tháng 1.
(1) Cần phân biệt với Cây Riềng Tàu, Lương khương (Aipinia chinensis Rosc), là cây thảo cao cỡ 1m, thân rễ màu xám vàng, thơm. Lá mọc 2 hàng, hình trái xoan, mũi mác, nhẵn cả hai mặt, dài tới 30cm, rộng 6cm, bẹ nhẵn, lưỡi bẹ lõm có hai thùy ngắn, tròn, cuống lá ngắn. Chùy hoa ở ngọn mảnh, nhẵn, có các nhánh cách xa nhau, mang nhiều hoa, lá bắc dễ rụng hoặc không có, lá bắc con màu trắng bao lấy đài hoa, cuống hoa nhẵn hình sợi, hoa màu trắng. Đài hình ống, nhẵn có 3 răng. Tràng có ống thụt vào mang các thùy thuôn, lõm. Bao phấn hình bầu dục, chỉ nhị dài gấp 3 lần, cánh môi hình bầu dục, nhị lép hình dùi. Bầu hình bầu dục, nhẵn, nhụy kép hình bản dày, thuôn, khía tai bèo ở ngọn. Quả mọng khô hình cầu, to bằng hạt đậu Hà Lan, chứa 4 hạt. Có hoa vào mùa hạ. Cây mọc hoang ở một số nơi trong nước ta. Củ dùng làm thuốc giúp sự tuần hoàn máu.
(2)Có khi dùng cây Riềng nếp, Đại cao lương khương (Alpinia galanha Swarts) to cao hơn cây Riềng ấm, thân rễ màu hồng, ít thơm, nhưng không tốt bằng loại trên. Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng khắp nơi trong nước ta. Cây được trồng bằng thân rễ vào mùa đông xuân. Mùa hoa quả tháng 5-9, dùng thân rễ thu hái vào mùa đông xuân rồi phơi khô làm thuốc kích thích tiêu hóa, đầy bụng, đau họng, tiêu lỏng. Dùng từ 2-3 chỉ sắc hoặc tán bột uống tươi, có thể gĩa nhỏ ngâm nước muối và dịch chân. Phơi khô dùng chữa ho, khát nước (Xem: Cao lương khương tử).Có khi trồng hoặc mọc hoang khắp nơi trong nước Việt Nam.
Cao lương khương được phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc rải rác ở các tỉnh miền Bắc qua Thừa Thiên - Huế đến Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chọn thân rễ (củ) vào giữa tháng 2-3, phơi khô có thể thu hái quanh năm.
Thân rễ.
Thân rễ riềng núi hình viên chùy, tẻ nhánh thô, khoảng 9-15mm. vỏ ngoài màu nâu đỏ, có vòng ngang hình dợn sóng, hình thành bởi lá thoái hóa, vùng đỉnh thường có vết thân, mặt hông và mặt bụng có vết rễ ít, chất cứng bền khó gãy, mặt cắt màu vàng đỏ, chất xơ, hơi có mùi thơm đặc biệt. Loại có mùi thơm nhẹ, không xốp. Từng đoạn khô, gìa màu vàng nâu, không mốcmột là tốt.
Đào thân rễ về rửa sạch cắt bỏ lá và rễ con, cắt từng đoạn 4-6cm, phơi khô, (có khi đồ qua mới phơi khô). Khi dùng ngâm mềm, xắt lát phơi khô, có trường hợp nên sao qua, dùng vào thuốc thang.
Để nơi khô ráo, phơi nhẹ để khỏi mất tinh dầu.
+ Trong rễ có 0,5-1,5% tinh dầu. Thành phần có Methyl Cinnamate, Eugenol, Pinene, Cadimene, Galangin, Kaempfende, Kaempferol, Quercetin, Isorhamnetin, Galangol (Trung Dược Học).
+ Có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là Cineol và Methylxinamta. Ngoài ra còn có một chất dầu vị cay là Galangol, 3 chất kết tinh, đều là dẫn chất của Flavonoid: Galangin, Anpinin và Kamferit (Dược Liệu Việt Nam).
Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Cao lương khương in vỉto có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như trực khuẩn bạch hầu, liên cầu khuẩn dung huyết, Anthrax bacillus, song cầu khuẩn viêm phổi, tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lao (Trung Dược Học).
Nước sắc Cao lương khương có tác dụng hưng phấn ruột cô lập của súc vật thí nghiệm, nồng độ cao lại có tác dụng ức chế. Dầu thơm Lương khương có tác dụng kiện Vị (Trung Dược Học).
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
+ Vị cay, tính ấm (Bản Thảo Thập Di).
+ Vị cay, tính ấm (Trung Dược Học).
+ Vị cay, tính rất ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vào kinh Tỳ, Vị
Ôn Vị, tán hàn, chỉ thống, tiêu thực, dùng làm thuốc kiện Vị.
Cao lương khương trừ hàn thấp, ôn Tỳ Vị. Đối với người cao tuổi Tỳ Thận hư hàn, tiêu chảy, kiết lỵ, tâm vị bạo thống, do khí nộ, do hàn đờm, dùng Cao lương khương tính vị thuần dương, cay nóng để trị các chứng hàn lạnh kinh niên, tác dụng giống như Quế, Phụ. Nếu hàn tà phạm Vị gây ra nôn mửa, thương thực do ăn chất sống lạnh sinh hoắc loạn thổ tả, phải dùng nhiều… Nếu trị Tỳ Vị hư hàn, cần phối hợp với Sâm, Kỳ, Bán hạ, Bạch truật là tốt. Nếu dùng độc vị mà dùng nhiều, thuốc có tính cay nóng, tẩu tán sẽ làm hao tổn trung khí" (Bản Thảo Hội Ngôn).
Can khương, Lương khương, Sinh khương, đều có tác dụng ôn trung khử hàn. Nhưng Can khương chuyên về ôn Tỳ, chỉ tả, Lương khương chuyên về ôn trung, chỉ thống, còn Sinh khương chuyên về ôn vị chỉ ẩu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Can khương đại nhiệt, thiên về hoá hàn tà ở Tỳ, trị tiêu chảy do Tỳ hàn. Sinh khương cay nhiều hơn ôn, thiên về đi lên và đi ra phần biểu để khử hàn tà ở ngoài, chống nôn mửa. Cao lương khương thì ôn nhiều hơn cay, giỏi công ở bên trong, đi vào phần lý, thiên về tán hàn ở Vị, chỉ thống (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Cao lương khương và Can khương đều có vị cay, tính ấm, đều là thuốc chủ yếu để ôn tán hàn tà ở trung tiêu. Cao lương khương thiên về trị hàn ở Vị. Cao lương khương khác với Sinh khương ở chỗ Cao lương khương ôn nhiều hơn tân, thiên về tẩu ở phầnlý, tán hàn ở Vị, chỉ thống. Sinh khương tân nặng hơn ôn, thiên về tẩu ở phần biểu, tân tán phong hàn mà hoà Vị khí để chỉ ẩu (Thực Dụng Trung Y Học).
Đau dạ dày, nôn mửa do Tỳ Vị hư hàn.
Dùng từ 4-12 chỉ.
Mửa do nhiệt thịnh, vị hỏa. Hoắc loạn do thương thử, ỉa chảy do hỏa nhiệt đau do tim hư cấm dùng.
Cao lương khương nướng cho thơm, mỗi lần dùng 150g, sắc với 1 thăng rượu, chia làm 3-4 lần uống (Ngoại Đài Bí Yếu).
Cao lương khương sống 6g, gĩa nát, Đại táo 1 trái, sắc uống nguội (Băng Hồ Thang - Phổ Tế Phương).
Cao lương khương 30g, gĩa nát, vắt lấy cốt, sắc với 3 chén nước lớn, còn 2 chén rưỡi, bỏ bã, thêm vào 1 chén gạo nấu cháo ăn (Thánh Huệ Phương).
Cao lương khương, Can khương 2 vị bằng nhau, ngâm, rửa, tán bột, trộn với hồ bột miến, làm viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên với nước Quất bì, sau khi ăn. Có thai cấm uống (Hòa Tễ Cục Phương).
Cao lương khương sao với dầu mè, Gừng khô ngâm nước rửa, mỗi thứ 30g, rồi tán bột. Mỗi lần lấy 15g, dùng mật heo trộn thành viên hoàn, khi cần uống với rượu, mỗi lần 40 viên. Đại khái là hàn phát ra ở Đởm, dùng mật heo để dẫn Can khương và Cao lương khương là Nhị khương nhập vào Đởm để khử hàn mà táo Tỳ Vị. Một hàn một nhiệt, âm dương tương chế do đó mà có hiệu quả. Có bài khác chỉ dùng Nhị khương (Can khương, Cao lương khương) nửa sống nửa chín, sao đen, Xuyên sơn giáp (sao đen) 9g, tán bột, mỗi lần dùng6g nấu với thận heo, uống với rượu (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).
Cao lương khương 9g, tẩm với nước mật heo một đêm rồi sao đen với đất tường nhà, xong bỏ đất đi, lấy 15 trái táo nhục lớn, sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 9g với nước nóng, khi nào rét do thương hàn thì uống vào (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
Lương khương 2 tấc ta, Toàn yết sấy khô 4g, tán bột, xát vào, khi ra đờm dãi thì súc miệng và ngậm bằng nước muối (Bách Nhất Tuyển Phương).
Cao lương khương sống, tán nhuyễn, thổi vào trong lỗmũi nhiều lần cho hắt hơi (Phổ Tế Phương).
Cao lương khương, Hương phụ, các vị bằng nhau tán bột, thêm nước Gừng, Muối làm thành viên, mỗi lần uống 3-6g, ngày 2-3 lần, uống với nước (Lương Phụ Hoàn - Lương Phương Tập Dịch).
Cao lương khương 9g, Ngũ linh chi 6g, tán bột, uống với nước đồng tiện và rượu - Cấm dùng trong trường hợp xuất huyết tương đối nặng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Cao lương khương 6g, Hậu phác, Sinh khương, Đương quy đều 9g, Quế tâm 4,5g, sắc uống (Cao Lương Khương Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Cao lương khương 9g, sao qua, tán bột uống với nước (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Lương khương, Phục linh, Đảng sâm đều 9g, sắc uống (Sổ Tay Trung Dược Lâm Sàng).
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,... xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc CAO LƯƠNG KHƯƠNG ở đâu?
CAO LƯƠNG KHƯƠNG là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc CAO LƯƠNG KHƯƠNG được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.
Giá bán vị thuốc CAO LƯƠNG KHƯƠNG tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn:
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
Tag: cay cao luong khuong , vi thuoc cao luong khuong , cong dung cao luong khuong , Hinh anh cay cao luong khuong , Tac dung cao luong khuong , Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
|
|