Bài thuốc chữa bệnh - Banner
HOME MENU Bài thuốc chữa bệnh - Tìm kiếm

Rỗng tủy sống

Rỗng tủy sống nên ăn uống như thế nào?

Tôi đã không còn lo lắng vì bệnh tim sau khi uống thuốc...

Khái niệm

Bệnh rỗng tủy sống (syringomyelia) là bệnh mạn tính của ống tủy, do sự phát triển tuần tiến u nang hoặc một khoang dịch lỏng trong chất xám vùng tủy sống. Thương tổn có thể lan tới vùng hành não. Biểu hiện lâm sàng của bệnh xuất hiện thường chậm chủ yếu là mất cảm giác, có thể teo cơ, rối loạn dinh dưỡng, tổn thương hành não, liệt thanh quản, liệt mãn hầu, đau vùng mặt, chóng mặt...

Bệnh rỗng tủy sống thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Độ tuổi phát bệnh thường từ 25 tuổi đến 40 tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh

Rỗng tủy sống chủ yếu do nguyên nhân: lưu thông dịch não tuỷ bị tắc nghẽn hoặc bị rối loạn. Điều này có thể tạo nên khoang bất thường chứa đầy dịch não tuỷ của bệnh rỗng tủy sống. Gặp trong chấn thương (di chứng của chảy máu trong tủy sống hay viêm màng nhện tủy), hoặc do khối u của tủy sống (u thần kinh dệm, u mạch máu) hoặc do bất thường bẩm sinh gọi là dị dạng Chiari và các chấn thương trong khi sinh là nguy cơ của Bệnh rỗng tuỷ sống. Một số hiếm trường hợp Bệnh rỗng tuỷ sống là do di truyền.

Nguyên nhân rỗng tủy sống được chia làm 2 nhóm nguyên nhân: Nguyên phát và thứ phát.

Nguyên nhân thứ phát: Rỗng tủy sống do có một số bệnh:

Do dị tật cột sống bẩm sinh

Sau chấn thương

Phối hợp với não úng thủy

Dị dạng cổ chẩm

Viêm tủy sống thắt lưng

Bệnh Pegett

Nang hố sau

U của chẩm lỗ lớn

Triệu chứng bệnh rỗng tủy sống

Thời gian đầu mắc bệnh, người bệnh có thể bị ho, kèm theo đó là thần kinh căng thẳng. Các triệu chứng khác có thể gặp là đau và cứng gáy, vai, cổ, cánh tay và chân. Sau đó, những tổn thương lên dây thần kinh sẽ làm mất khả năng sử dụng tay và chân, đau lưng, đau vai, yếu cơ, teo cơ và mất phản xạ của cơ. Người bệnh có thể không cảm nhận được đau đớn hoặc phát hiện nóng lạnh, đặc biệt là ở bàn tay. Hơn nữa, các vấn đề về bài tiết (đại tiện và tiểu tiện) sẽ xuất hiện. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể có cảm giác như kim chích đi từ thân xuống chân.

Tùy theo vị trí phần tủy sống bị tổn thương mà triệu chứng bệnh sẽ có sự khác nhau.

Những triệu chứng do tổn thương (tương ứng với những vị trí của hốc rỗng và có ảnh hưởng tới các chi trên và tới rễ của các chi này).

– Rối loạn cảm giác: thường bắt đầu bởi một vùng giới hạn, ngẫu nhiên phát hiện ra nhân một lần khám thực thực thể. Ở vùng này, bệnh nhân bị mất cảm giác đau nóng, lạnh nhưng xúc giác sâu thì còn duy trì. Hiện tượng phân ly cảm giác là do tổn thương (hốc rỗng) nằm ở gần đường giữa của tủy sống.

– Rối loạn dinh dưỡng: do tổn thương những sừng trước của tủy sống):

+ Teo cơ: cả hai bên, thường không đối xứng và bắt đầu ở những cơ của bàn tay (bàn tay khỉ, bàn tay có vuốt, bàn tay nhà thuyết giáo).

+ Teo da, thân nhiễm tầng chân bì, loét (chín mé không đau Morvan).

+ Bệnh khớp do thần kinh xảy ra ở chi trên.

+ Mất phản xạ gân: xảy ra sớm và ở chi trên.

– Những vận động rung cơ (xảy ra trong giai đoạn thoái hóa thần kinh) và phản ứng điện thoái hóa ở chi trên. Tất cả những rối loạn này chứng tỏ những nơron vận động ngoại vi bị phá hủy ở vị trí có tổn thương.

Những triệu chứng bên dưới tổn thương (tác động tới chi dưới: liệt nhẹ hai chi dưới hoặc liệt cứng, với tăng phản xạ gân vá dấu hiệu Babinski. Các dấu hiệu này chứng tỏ những nơron vận động ở chặng trung ương cũng bị tổn thương (đường dẫn truyền vận động thuộc bó tháp).

Tây y điều trị rỗng tủy sống như nào?

Điều trị nội khoa chủ yếu điều trị các triệu chứng bệnh.

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật giải chèn ép và dẫn lưu nang dịch. Phẫu thuật chỉ được tiến hành khi bệnh nhân đảm bảo các yếu tố về sức khỏe, độ tuổi. Và tỷ lệ thành công của phẫu thuật thường không cao.

Đông y điều trị rỗng tủy sống như nào?

Đông y cho rằng bệnh rỗng tủy sống là do tỳ thận bất túc, khí huyết đều hư, phong hàn hoành hành bên trong, làm tắc kinh lạc. Pháp trị cần: Ôn thận kiện tì, bổ khí dưỡng huyết, ôn kinh thông dương. Theo Lý Văn Lượng (Thiên gia diệu phương) có thể dùng Bài thuốc ôn bổ thông dương phương gia vị để điều trị. Bài thuốc có tác dụng: Ôn thận, kiện tỳ, bổ huyết, ôn kinh, thông dương. Trị tỳ thận bất túc, khí huyết đều hư, phong hàn hoành hành bên trong gây nên tắc kinh lạc, rỗng tủy sống.

Theo Trung Quốc danh phương toàn tâp dùng bài: "khải cách tán" (Y học tâm ngộ)

Khải cách tán Sa sâm 10 Đan sâm 10 Bối mẫu 6
Bạch linh 4 Uất kim 4 Xa nhân 1.2 Hà diệp đế 2 lá
Ngỗ đầu khang

Cách dùng. Sắc uống ngày 1 thang

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

Tư vấn sức khỏe trực tuyến Tư vấn sức khỏe trực tuyến Chia sẻ facebook Tư vấn sức khỏe trực tuyến


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Tư vấn sức khỏe trực tuyến  Tư vấn sức khỏe trực tuyến   Đầu trang