Bệnh lao cột sống hay còn gọi là mục xương sống là một dạng bệnh lý lao ngoài phổi, thường gặp nhất trong hệ vận động (65% bệnh nhân bị lao hệ xương khớp bị mắc bệnh lao cột sống, lao khớp (khớp gối, háng, cổ chân, vai, cổ tay...)
Bệnh lao cột sống có thể lây truyền từ người sang người nếu như nguyên nhân của lao cột sống là do lao phổi. Khi vi khuẩn lao phổi đã xâm nhập vào hệ tiêu hóa và theo tuần hoàn máu di chuyển đến các bộ phận khác của xương, từ đó phá hủy xương khớp ở khu vực mà trú ngụ. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm của bệnh lao cột sống ít hơn nhiều so với bệnh lao phổi.
Những người có tiền sử mắc bệnh lao phổi hoặc tiếp xúc thường xuyên với những người mắc bệnh lao phổi.
Do viêm đốt sống-đĩa đệm do lao. Khi bị mắc bệnh là lúc cột sống bị vi khuẩn lao sau khi qua phổi hoặc hệ thống tiêu hóa sẽ theo đường máu hoặc bạch huyết đến khu trú tại một bộ phận của hệ thống cơ xương khớp.
Do vi khuẩn lao sau khi qua phổi hoặc hệ thống tiêu hóa sẽ theo đường máu hoặc bạch huyết đến khu trú tại một bộ phận nào đó của hệ thống cơ xương khớp gây bệnh.
Bệnh nhân bị bệnh lao cột sống sẽ bị phá hủy các thân đốt sống âm thầm, vì vậy các triệu chứng bệnh lao cột sống xuất hiện rất chậm và thường có các triệu chứng chủ quan giống như lao phổi: sốt nhẹ về chiều, lười hoặc chán ăn, giảm cân trầm trọng, cơ thể ốm yếu, mệt mỏi. Bệnh tiến triển thường qua 3 giai đoạn: Khởi phát, toàn phát, giai đoạn cuối. Mỗi giai đoạn người bệnh sẽ có biểu hiện lâm sàng khác nhau.
Đau tại chỗ: Đau ở vùng cột sống bị tổn thương, cố định ở một vị trí không thay đổi. Đau liên tục cả ngày đêm, tăng khi vận động, đi lại, giảm khi nghỉ ngơi; dùng thuốc giảm đau ít hiệu quả.
Đau kiểu rễ: Do tổn thương chèn ép vào một vài nhánh của rễ thần kinh, đau lan theo đường đi của rễ và dây thần kinh, ở cổ lan xuống vai và gáy, ở lưng lan theo dây thần kinh liên sườn, ở thắt lưng lan theo thần kinh tọa. Đau tăng khi ho, hắt hơi, rặn mạnh.
Thăm khám:
Cột sống: Thấy một đoạn cột sống cứng đờ, hạn chế các động tác không giãn ra khi cúi. Cơ 2 bên cột sống có thể co cứng, gõ vào vùng gai sau của đoạn tổn thương thấy đau rõ.
Toàn thân: Có thể thấy dấu nhiễm lao, có tổn thương lao phối hợp > 50% trường hợp (phổi, màng phổi, hạch...).
au nhiều tháng bệnh tiến triển, tổn thương phá hủy đốt sống và đĩa đệm nhiều gây biến dạng cột sống, áp xe và dấu hiệu chèn ép.
Lâm sàng:
Đau cố định, liên tục, có hội chứng rễ thần kinh thường xuyên và rõ rệt.
Thăm khám:
Lồi đốt sống ra sau: Nhìn nghiêng thấy một đốt sống lồi ra phía sau. Dùng ngón tay miết nhẹ dọc theo các gai sau từ dưới lên trên sẽ thấy rõ dấu hiệu này.
Áp xe lạnh: Có vị trí khác nhau tùy vị trí tổn thương:
Cột sống cổ: Túi áp xe đi ra phía trước ngay thành sau họng, có thể nhìn thấy khi khám họng, hoặc đi xuống theo các cơ cạnh cổ đến hõm thượng đòn.
Cột sống lưng: Túi áp xe có thể để ra phía sau nổi lên ngay dưới da.
Cột sống thắt lưng: áp xe nổi ngay dưới da vùng thắt lưng, vùng mông hoặc đi ra phía trước xuống bẹn, có khi xuống tới kheo chân.
Các áp xe lạnh thường mềm, không đau, một số có thể vỡ ra chảy nước vàng và bã đậu để lại các vết loét và lỗ dò dai dẳng không liền.
Hội chứng chèn ép: là hậu quả xấu nhất của bệnh, do đốt sống và đĩa đệm bị phá hủy nhiều, di lệch, lún và có xu hướng trượt ra phía sau chèn ép vào tủy, đuôi ngựa. Tùy vị trí tổn thương, bệnh nhân có các dấu hiệu:
Liệt tứ chi: Tổn thương đoạn cổ.
Liệt 2 chân: Tổn thương đoạn lưng, thắt lưng trên.
Hội chứng đuôi ngựa: Tổn thương đoạn thắt lưng dưới.
Mức độ từ rối loạn cảm giác, giảm cơ lực đến mức độ nặng liệt cứng, rối loạn cơ vòng.
Dấu hiệu toàn thân: gầy, suy mòn, sốt, có thể loét mông do nằm lâu. Tổn thương lao lan rộng ra các bộ phận khác như phổi, màng phổi, hạch.
Nếu bệnh không được điều trị hoặc cơ thể quá suy yếu: bệnh nặng dần, liệt nặng, bội nhiễm, lao lan sang bộ phận khác như lao màng não, lao màng tim, màng phổi và chết vì suy kiệt.
Chụp X-Quang để thấy hình ảnh tổn thương lao, điển hình tại đĩa đệm. Khi bệnh nhân mắc bệnh, đĩa đệm sẽ hẹp lại. Trong giai đoạn muộn, các thân đốt sống sẽ dính sát với nhau, bờ thân đốt sống trên và dưới đĩa đệm bị phá hủy, tạo thành hang lao. Bệnh nhân bị lao cột sống không có phản ứng dày xương, ngà xương kèm theo sự phá hủy xương và thường ít gặp ở cung sau đốt sống, vì vậy nếu thấy phá hủy ở cung sau có thể chẩn đoán do ung thư.
Xét nghiệm: tốc độ lắng máu lắng, phản ứng Mantoux (+).
- Điều trị nội khoa: sử dụng thuốc chống lao theo phác đồ điều trị lao phổi. Kết hợp với tăng cường sức khỏe, tập vận động nhẹ nhàng cho xương tránh cứng khớp.
- Điều trị ngoại khoa: Áp dụng khi có bệnh có nguy cơ chèn ép tủy hoặc đã ép tủy. Hoặc lao có ổ áp xe lạnh tại chỗ hoặc di chuyển xa.
Theo Trung Quốc danh phương toàn tâp dùng bài: "Địa hoàng ẩm" Hoàng đế tố vấn tuyên minh luận phương"
Địa hoàng ẩm | Thục can địa hoàng | 100 | Ba kích thiên | 100 | Thạch hộc | 100 | |
Quan quế | 100 | Mạch môn đông | 100 | Viễn chí | 100 | Sơn thù du | 100 |
Nhục thung dung | 100 | Ngũ vị tử | 100 | Bạch phục linh | 100 | Xương bồ | 100 |
Cách dùng:
Các vị trên nghiền bột ngày uống 10 gam, hoặc Sắc uống ngày 1 thang với lượng phù hợp.
Công dụng:
Tư thận âm, bổ thận dương
Theo thaythuoccuaban.com tổng hợp