Ống sống là khoang rỗng của đốt sống, trong đó có tuỷ sống và các rễ thần kinh. Nếu ống sống bị hẹp sẽ chèn ép rễ tủy sống và các rễ thần kinh tương ứng gây ra nhiều biến chứng. Chẳng hạn hẹp ống sống thắt lưng sẽ gây đau lưng và đau dây thần kinh hông to lan xuống cả hai chân gây phản ứng dị cảm, đôi khi liệt cơ và rối loạn cơ tròn...
- Bệnh loạn sản sụn.
- Hẹp ống sống nguyên phát
o Đường kính trước sau bị ngắn.
o Khoảng cách liên cuống bị ngắn.
o Ngách bên của ống sống bị san phẳng.
- Dị dạng đốt sống: có thể dị dạng toàn bộ cột sống thắt lưng hoặc chỉ
dị dạng một đốt sống thắt lưng, có thể hẹp nhiều hay ít hoặc chỉ hẹp ở ngách
bên
- Phì đại các khối khớp.
- Quá ưỡn cột sống thắt lưng.
- Dị dạng các bản và cuống cung sau.
- Phì đại dây chằng hoàng.
- Biến đổi thoái hóa: thoái hóa cột sống, lồi đĩa đệm, vôi hóa dây
chằng hoàng, vôi hóa dây chằng dọc sau.
- Trượt đốt sống
- Phản ứng xương ở các cạnh và khớp đốt sống.
- Thoát vị đĩa đệm
- Hẹp ống sống sau phẫu thuật: sau phẫu thuật cố định cứng cột sống tổ
chức sẹo
- Hư khớp: thường gặp ở các khối khớp sau
- Do các gai xương ở thảoc mõm trờn và dưới của đốt sống
- Hẹp ống sống sau chấn thương
- Bệnh toàn thân: nhiễm độc fluor, bệnh Paget
Thường gặp hẹp ống sống nguyên phát kết hợp với biến đổi thoái hóa
Chẩn đoán tây y
Chẩn đoán chung
Bệnh hẹp ống sống thường gây ra các cơn đau nhức có lúc âm ỉ, có lúc dữ dỗi khiến người bệnh mệt mỏi, tinh thần luôn căng thẳng.
+ Đau lưng, đau vùng thắt lưng
+ Đau nhức ở vùng mông, đùi, chân: do dây thần kinh tọa bị chèn ép
+ Tê, ngứa ran ở mông hay chân: Khi áp lực chèn ép lên các rễ thần kinh tăng lên sẽ gây ra hiện tượng tê, ngứa nóng ran vùng mông, chân và đi kèm theo là những cơn đau nhức.
+ Chân trở nên yếu hơn, khó kiểm soát vận động, đi lại: một số bệnh nhân bị ảnh hưởng một bên chân tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp ảnh hưởng cả 2 chân, bệnh để lâu sẽ khiến vấn đề đi lại của người bệnh trở nên khó khăn hơn.
+ Ngồi hoặc nghiêng người về phía trước ít đau hơn là đi bộ bởi theo nghiên cứu chỉ ra rằng, khi nghiêng người về phía trước sẽ giúp tăng không gian trong ống sống tránh gây chèn ép lên các dây thần kinh giúp giảm đau hiệu quả. Nhiều người bị bệnh hẹp ống sống thắt lưng vẫn có thể đi xe đạp bình thường tuy nhiên khi đứng thẳng hay đi bộ sẽ gây cảm giác đau nhức, khó chịu hơn.
Tóm lại tùy vào từng vùng ống sống bị hẹp mà gây chèn ép lên các rễ thần kinh khác nhau gây ra các bệnh khác nhau. Các triệu chứng, mức độ của bệnh hẹp ống sống gây ra tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: độ rộng hẹp của ống sống, hẹp ít hay hẹp nhiều, sự nhạy cảm của các dây thần kinh có liên quan, khả năng chịu đau của mỗi người…
Chụp x-quang quy ước.
Chụp bao rễ cản quang.
Chụp cắt lớp vi tính và chụp cắt lớp ống tủy cản quang.
Chụp cộng hưởng từ.
Bệnh hẹp tủy sống là một chứng bệnh có tổ hợp các triệu chứng lâm sàng như : đau, tê mãn tính, đau tăng lúc vận động, giảm khi nghỉ ngơi, các chi yếu, mất sức. Những chứng trạng này đều thuộc thể tý thống của đông y. Đông y cho rằng những bệnh này là do 2 nguyên nhân chính : nội nhân và ngoại nhân. Nội nhân là do thiên thận khí chưa đủ, thận khí hư suy và lao dịch thương thận. Ngoại nhân là do phong, hàn, thấp thừa cơ xâm nhập vào cơ thể , kinh lạc lâu ngày, bệnh tái đi tái lại. Bệnh cơ là vì thận hư gân mạch không cố, phong, hàn, thấp tà thừa cơ xâm nhập kinh lạc, hoặc các sang chấn ngoại thương làm cho huyết trện kinh lạc, kinh lạc không thông, khí trệ huyết ngưng, doanh vệ bất tuyên thông điều hòa mà gây đau.
Thuốc dùng: Hoàng kỳ 20g, cam thảo 5g, phục linh, đương quy, bạch thược dược, sinh địa hoàng, đỗ trọng, ngưu tất, tần giao, độc hoạt, xuyên tục đoạn mỗi loại 15g, tế tân, phòng phong mỗi loại 10g.
Thuốc dùng: đẳng sâm, hoàng kỳ, bạch thuật, phục thần, long nhãn nhục, đan sâm mỗi loại 15g, sao toan táo nhân, đương quy mỗi loại 10g, chích cam thảo, mộc hương mỗi loại 5g, uy linh tiên 30g.
Thuốc dùng: đẳng sâm, bạch thuật, phục linh, thục địa hoàng, bạch thược dược, hoàng kỳ, đan sâm mỗi loại 15g, uy linh tiên 30g, chích cam thảo 5g, xuyên khung, đương quy, tế tân mỗi loại 10g.
Tùy theo chứng bệnh có biểu hiện của phong, hàn, thấp mà gia gảm thêm.
Kết quả: Chữa 58 trường hợp, có hiệu quả 25 trường hợp, hiệu quả cao 20 trường hợp, phần trăm có kết quả tốt 100%
Điều trị: hoạt huyết hoát ứ, thông lạc chỉ thống
Thuốc dùng: Hoa đào, xuyên khung, nhũ hương, một dược, ngũ linh chi, hương phụ, toàn yết, con rết mỗi loại 10g, hồng hoa 6g, đương quy, trạch lan mỗi loại 15g, xuyên ngưu tất 2g.
Pháp trị: khư hàn trừ thấp, ôn kinh thông lạc.
Thuốc dùng: độc hoạt, tần giao, xuyên khung, khương hoàng, từ trường khanh mỗi loại 10g, tang ký sinh12g, tế tân, nhục quế mỗi loại 3g.
Pháp trị : hành khí hóa đàm, tiêu ứ thông lạc.
Thuốc dùng: bán hạ, bạch phụ tử, chế nam tinh, xuyên bối mẫu, bạch cương tàm, bọ cạp, uất kim mỗi loại 10g, trần bì, bạch giới tử mỗi loại 6g, mộc hương 4g, sinh mẫu trường hợp 15g, phục linh 12g.
Pháp trị: ích khí hoạt huyết, tráng eo thông lạc.
Thuốc dùng: hoàng kỳ 60g, đẳng sâm 15g, sinh bạch thuật, bạch cương tàm, chỉ xác, đỗ trọng mỗi loại 10g, thăng ma, thuyền thoái, xuyên khung mỗi loại 6g, đương quy, kê huyết đằng, xuyên ngưu tất mỗi loại 12g.
Pháp trị: ôn bổ thận đốc, khư tà hóa ngưng.
Thuốc dùng: thục địa hoàng, miết giáp mỗi loại 30g, sừng hươu giáo, đỗ trọng, xuyên khung mỗi loại 10g, quế chi, tế tân mỗi loại 3g, ma hoàng, bạch giới tử, bào khương, chích cam thảo mỗi loại 6g, xuyên ngưu tất 12g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 tễ.
Tùy theo các triệu chứng kèm theo mà gia giảm.
Kết quả: Khỏi bệnh 17 trường hợp, hiệu quả rõ ràng 14 trường hợp, có hiệu quả 5 trường hợp, không có hiệu quả 4 trường hợp, hiệu suất chữa bệnh 90%
Phương dược: Nhũ hương, một dược mỗi loại 9g, lạc đả 9g, xuyên thảo ô 6g, tả tần giao 9g, kê huyết đằng 9g, can mao khương 9g, xuyên đương quy 12g, xuyên đoạn điều 9g, hải đồng bì 9g, địa miết trùng 6g, sinh khương, độc hoạt mỗi hoạt12g, thủy phòng phong 12g. Thuốc sắc lên cô lại, đắp rồi rửa ở vùng đau. Sáng tối ngày 2 lần. Mỗi 1 tễ trên dùng trong 2 ngày.
Theo Trung Quốc danh phương toàn tâp dùng bài: "Ô đầu thang" (Kim quĩ yếu lược)
Ô đầu thang | Ma hoàng | 9 | Hoàng kỳ | 9 | Thược dược | 9 | |
Chích cam thảo | 6 | Xuyên ô | 9 | ||||
Sắc nước hòa mật uống
Công hiệu, ôn kinh tán hàn, thư giản gân, giảm đau
Trường hợp chưa có dấu hiệu tổn thương thần kinh trong bệnh lý rễ hoặc chưa có biểu hiện của bệnh lý tủy có thể áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn gồm vật lý trị liệu và dùng thuốc. Các loại thuốc kháng viêm, giãn cơ và giảm đau được ưu tiên lựa chọn.
Xoa bóp và các bài tập vận động cổ cũng mang lại hiệu quả cải thiện nhất định. Ngoài ra còn có các phương pháp nhiệt trị liệu như sóng ngắn, siêu âm hoặc chiếu laser ngoài da, kích thích điện... Tiêm thấm vùng cổ thường áp dụng khi bệnh nhân chỉ bị đau mà không có thương tổn thần kinh.
Phẫu thuật sẽ được cân nhắc trong trường hợp có thương tổn thần kinh trên lâm sàng như yếu liệt, teo cơ, giảm hoặc mất cảm giác, có biểu hiện của chèn ép tủy, đau nhiều khiến người bệnh không thể sống yên ổn và làm việc được.
Việc cắt bỏ cung sau giúp tủy có không gian rộng hơn để không còn bị chèn ép, nhất là khi cử động. Song cách làm này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, dễ dẫn đến trật, vẹo, gù hoặc mất vững cột sống cổ sau mổ.
Các bác sĩ Nhật Bản đã tiên phong đề xuất phương pháp điều trị bệnh trên bằng tạo hình bản sống, tức là ghép thêm vật liệu làm tăng độ rộng của ống sống. Hiện nay, nhiều bác sĩ Mỹ đã áp dụng theo cách này. Lợi ích của việc tạo hình bản sống cổ là rất lớn và đã được chứng minh, song cho đến nay các sĩ ở châu Âu chưa muốn thay thế những kỹ thuật mà họ đã thành thục.
Ngoài mục tiêu mở rộng không gian cho tủy sống cổ, phẫu thuật còn phải đảm bảo hàn cứng các chỗ cột sống mất vững nếu có. Đối với các trường hợp này, bác sĩ phải ghép xương hàn cứng các đốt sống bị mất vững, giúp ngăn chặn các cử động bất thường của cột sống có thể gây thêm thương tổn cho tủy sống cổ. Tuy nhiên tình trạng này lại làm cho lực tập trung lên trên và xuống dưới khu vực cột sống được làm cứng, dễ gây ra các thương tổn thứ phát ở các vùng đó.
Họ cắt bỏ toàn bộ phần dây chằng cốt hóa, sau đó ghép xương làm cứng toàn bộ các thân đốt sống bị xẻ ra để có chỗ lấy được các dây chằng hóa xương. Phẫu thuật tiếp cận từ phía trước có ưu điểm là giải quyết trực tiếp thương tổn, tránh hiện tượng tủy bị uốn cong sau mổ.
Tuy nhiên lại có nhược điểm rất lớn khi lấy khối dây chằng hóa xương rất khó khăn, có thể gây thương tổn cho tủy sống. Khối dây chằng hóa xương thường dính chặt vào màng tủy, nếu lấy những khối dây chằng ấy đi dễ gây ra hiện tượng dò dịch não tủy sau mổ, để lại hậu quả nặng nề. Ngoài ra, việc hàn cứng một đoạn dài nhiều đốt sống làm mất khả năng xoay trở, cúi ngửa của cột sống cổ. Khi đó, mọi lực tác động đều đổ dồn lên các đĩa đệm còn hoạt động ở hai đầu hàn xương, gây ra các thương tổn thứ phát cho những đĩa đệm ấy.