Các bé là đối tượng rất dễ bị rối loạntiêu hóa, đặc biệt là dịp Tết, rất nhiều bé gặp phải tình trạng đầy bụng,khó tiêu, chán ăn, nặng hơn nữa là táo bón, tiêu chảy, thậm trí có bé còn bịngộ độc thức ăn.
Tết đến, nhà nào cũng “mâm cao cỗ đầy” lànguyên nhân khiến bé bị rối loạn tiêu hóa.Thức ăn trong ngày Tết giàu đạm,chất béo, ít chất khoáng có thể gây táo bón; thức ăn dự trữ trong tủ lạnh,nấu đi nấu lại nhiều lần, các loại thức ăn chế biến sẵn như (nem chua, giò)chứa nhiều chất bảo quản dễ gây tiêu chảy.
Sự phong phú và bắt mắt của các loại thực phẩm ngày Tết kích thích bé muốnăn thỏa thích, các bé chỉ suốt ngày rí rách bánh kẹo, mứt, hạt và quả khô…Những thực phẩm này nhiều đường, nhiều chua, nhiều phẩm màu… khiến cho bé bịngang dạ không muốn ăn bữa chính, kéo theo hệ tiêu hóa bị rối loạn.
Bên cạnh đó, việc békhông phải đến trường, bố mẹ lại hối hả với công việckhông có nhiều thời gian chăm sóc bé như ngày thường - làm chế độ ăn uống,sinh hoạt bị đảo lộn, các chức năng tiêu hóa và miễn dịch non yếu của békhông kịp thích nghi với sự thay đổi đó, khiến bé có thể gặp phải các triệuchứng như nôn trớ, đau bụng, biếng ăn, táo bón, tiêu chảy…
Hậu quả
Rối loan tiêu hóa làm bé mệt mỏi, lười vậnđộng, thức ăn khó tiêu hóa hơn, hấp thu kém và rối loạn vị giác từ đó dẫnđến sợ ăn và lười ăn.
Sai lầm thường gặp
Nhiều bố mẹ thấy con bị tiêu chảy, nôn trớnhưng ngại phải đưa con đi bệnh viện vào những ngày Tết đã tự ý mua khángsinh về điều trị cho bé. Điều này không giảm được tình trạng tiêu chảy màcòn làm nặng nề hơn bởi vì kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại màcòn tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi khiến cho bé bị loạn khuẩn.
Để chắc chắn con bạn không bị rối loạntiêu hóa trong những ngày Tết hãy chú ý những việc sau:
- Duy trì giờ giấc sinh hoạt của bé: ăn đúng giờ, tránh nhồi nhét , ép bé ănvội vàng.
- Cho bé những đồ ăn tươi và dễ tiêu hóa, tránh ăn những đồ ăn nấu lại nhiềulần và những thức ăn chế biến sẵn.
- Hạn chế tối đa bánh, kẹo, mứt các loại.
- Khi bé bị táo bón: cho bé uống nhiềunước, ăn nhiều rau quả, bổ sung các vitamin nhóm B. Các loại nước ép hoặcnước luộc củ cải cũng có tác dụng chống táo bón.
- Với bé bị tiêu chảy: Cho bé ăn nhữngthức ăn nhẹ, lỏng dễ tiêu như cháo, súp; bù nước cho bé bằng cách pha oresolvới nước sôi để nguội và cho bé uống. Sữa chua và nước nấu cà rốt cũng rấttốt với bé trong thời kỳ này.
Bên cạnh đó, có thể hỗ trợ tiêu hóa cho bé bằng cách bổ sung một hệ vi khuẩnmới có lợi dưới dạng chế phẩm Probiotics. Loại men vi sinhnày sẽ giúp lậplại cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, giúp tăng cường vi khuẩn có ích, giảmcác vi khuẩn gây bệnh, tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn giúp thức ănđược tiêu hóa hoàn toàn, tăng cường hấp thu dưỡng chất. Nhờ vậy Probioticscó tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, đầy hơi, khótiêu…cho con bạn một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và sức đề kháng tốt.
(Theo SKĐS)
![]() ![]() ![]() ![]() |