Chào BS,
Chúng tôi kết hôn đã 7 tháng mà chưa có em bé. Tôi chụp X-quang, kết quả là tắc vòi trứng phải, có phải là hậu quả của việc cách đây 2 năm tôi phá thai không?
Tôi nghĩ là tắc bên phải thì vẫn còn bên trái chứ, sao tôi vẫn chưa thụ thai? Có dấu hiệu gì nhận biết tắc vòi trứng không BS? Vì tôi rất sợ tắc luôn cả vòi trứng bên trái.
Mong BS tư vấn giúp tôi, chân thành cảm ơn BS! (Thùy Linh - Hà Nội)
Trả lời:
Chào bạn,
Một trong những tai biến sau nạo phá thai là viêm nhiễm vòi trứng dẫn đến tắc vòi trứng và hậu quả là vô sinh. Mức độ nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào phương pháp phá thai.
Các biến chứng thường gặp:
- Viêm nhiễm đường sinh dục(viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, buồng trứng…)
- Băng huyết: Biến chứng này thường gặp trong lúc đang làm thủ thuật, rất nguy hiểm cần phải cấp cứu kịp thời.
-Thủng tử cung, rách cổ tử cung
-Tổn thương sâulớp nội mạc tử cung làm cho trứng thụ tinh khó bám vào để làm tổ
-Viêm dính tử cung, vòi trứng, buồng trứng do nhiễm trùng vùng tiểu khung dẫn đến vô sinh.
- Sảy thai hoặc đẻ non
Do đó, theo định nghĩa vô sinh thì bạn chưa thuộc nhóm này nhưng bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao bị hiếm muộn, nguyên nhân có thể do ảnh hưởng của việc phá thai lần trước gây viêm nhiễm vòi trứng mà bạn không điều trị dứt điểm hoặc do viêm nhiễm (thầm lặng) nên bạn không phát hiện ra.
Bạn bị tắc một bên vòi trứng thì bên còn lại vẫn có thai bình thường, nhưng mỗi chu kỳ kinh nguyệt chỉ có một nang trứng trưởng thành (bên phải hoặc bên trái). Trường hợp của bạn chưa có thai được có thể có các giả thuyết sau:
- Nếu nang trứng trưởng thành ở bên vòi trứng bị tắc thì trứng không thể vào vòi trứng gặp tinh trùng để thụ thai.
- Có nang trứng trưởng thành bên trái và trứng thụ tinh được nhưng vào đến buồng tử cung, trứng không làm tổ được do lúc phá thai làm tổn thương lớp nội mạc tử cung hoặc gây viêm dính lòng tử cung
- Do tinh trùng…
Khi có hiện tượng tiết dịch âm đạo bất thường, bạn nên khám phụ khoa sớm và điều trị kịp thời, giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh viêm nhiễm âm đạo, tử cung…, khám phụ khoa định kỳ mỗi 3 tháng.
(Theo SKĐS)
![]() ![]() ![]() ![]() |