Nhó đông (Morinda longissima Y.Z.Ruan) thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), là một cây bụi, cao 2 - 4m, gỗ thân và rễ có màu vàng. Thân hình trụ, mọc thẳng, cành non có 4 cạnh, màu lục nhạt. Lá mọc đối hình bầu dục thuôn hoặc hình mác, dài 12- 18cm, rộng 6 - 10cm, gốc thuôn,đầu nhọn, hai mặt lúc non gần như nhẵn, khi già mặt dướicó ít lông ngắn mềm, gần giữa nổi rõ, cuống lá dài 2 - 3cm, lá kèm gần hình tim nguyên hoặc chia thùy. Cụm hoa mọc ở đầu cànhhay kẽ lá thành đầu có cuống dài 2 - 2,5cm,hoa nhỏ, màu trắng sít nhau, ở gốc mỗi hóa có 1 - 2 hàng phiến bao hình dùi; đài lúc đầu rời nhau sau hàn liền; tràng có 4 - 5 cánh hợp thành ống dài 2,5 - 3cm; nhị 4 - 5 đính ở khoảng 2/5 phần trên của ống tràng, chỉ nhị ngắn; bầu 4 ô. Quả nạc gồm nhiều quả mọng nhỏ.
Mùa hoa: tháng 4 - 6, mùa quả tháng 7 - 12. Cây mọc hoang rải rác ở ven rừng thứ sinh hoặc ở trên nương rẫy cũ với độ cao dưới 800m. Thường gặp ở Sơn La, Lào Cai, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây nhó đông là rễ, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đào về, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Dược liệu có vị đắng, màu vàng, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kiện tỳ, hoạt huyết, tiêu viêm, tán ứ, chữa viêm gan, vàng da, xơ gan, được dùng dưới các dạng thuốc sau:
- Nước sắc: dược liệu nhó đông 20 - 30g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
- Cao mềm: lấy 1kg rễ nhó đông, thái mỏng đổ nước xâm xấp, nấu kiệt làm 2 lần. Lần thứ nhất nấu trong 6 - 8 giờ, rút nước. Lần thứ hai trong 3 - 4 giờ. Trộn hai nước lại cô nhỏ lửa thành caomềm. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 - 4g.
Ngoài ra, còn dùng dạng cốm được bào chế từ cao nhó đôngtrộn với đường.
Thuốc giúp người bệnh ăn ngủ tốt, hết vàng da, vàng mắt, đầy bụng.
Đồng bào ở xã Chiềng An, thị xã Sơn La còn dùng rễ hoặc thân già (phần sát gốc rễ của cây nhó đông phối hợp với rễ cây hé mọ (Psychotria) để chữa viêm đại tràng cho kết quả tốt.
(Theo SKĐS)