Em năm nay 27 tuổi, đã lập gia đình được gần 3 năm, kinh nguyệt thường không đều, vài tháng mới có một lần, nhưng đi khám phụ khoa thì BS nói bình thường, muốn đều hơn thì có thể dùng thuốc tránh thai, nếu sau 1 năm mà không có con thì quay lại khám.
Sau khi cưới khoảng vài tháng em có thai nhưng đã điều hòa kinh nguyệt. Rồi từ tháng 1-2008 tới nay tụi em để tự nhiên, không dùng bất cứ phương pháp tránh thai nào nhưng vẫn không có con. Tháng 1-2009 em có đi khám lại, làm cả xét nghiệm hormon sinh dục, siêu âm, BS vẫn nói là bình thường, nhưng đến tháng 3-2009 vừa qua, em đi khám lần nữa thì BS lại nói em bị buồng trứng đa nang, cho uống thuốc kích thích trứng.
Siêu âm thấy có nhiều nang trứng nhỏ, dưới 10mm, nhưng sau đó lại biến mất, BS nói em không có trứng, cho uống thuốc Enat 400, Fumafer-B9, nói đợi đến chu kỳ kinh kế tiếp sẽ theo dõi thêm. Hiện giờ em rất hoang mang, không biết em đã bị buồng trứng đa nang từ khi nào? Tại sao em đã đi khám mấy lần mà BS không phát hiện bệnh sớm để điều trị cho em?
Em nghe nói tuổi của người vợ cũng ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề mang thai (dưới 30 tuổi là tốt nhất), em lấy chồng đã lâu, lại bị buồng trứng đa nang như vậy, có phải em cần điều trị sớm bằng 1 biện pháp nào hiệu quả và nhanh hơn không? Một năm em chỉ có kinh khoảng 5-6 lần, với tình hình này cho dù có kinh mà em không có trứng thì việc điều trị bằng cách dùng thuốc kích thích trứng không như vậy liệu có hiệu quả, hay chỉ kéo dài thêm thời gian và làm bệnh càng trở nên nặng?
Em có tham khảo thông tin về bệnh buồng trứng đa nang và được biết có thể can thiệp ngoại khoa buồng trứng (cắt bỏ một phần hoặc chọc thủng vài vị trí bề mặt buồng trứng bằng nội soi), vậy em có thể yêu cầu BS tiến hành sớm hơn cho em việc này được không? Muốn làm thụ tinh trong ống nghiệm, nhưng em không có trứng thì phải làm sao đây?
Binh Anh
- Trả lời của Phòng mạch online:
Buồng trứng đa nang là một vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt, khả năng có con, các nội tiết tố, tim mạch và kiểu hình (bệnh nhân có tình trạng rậm lông, béo phì). Với biểu hiện điển hình, hội chứng buồng trứng đa nang bao gồm:
- Nồng độ androgen cao. Đây là những nội tiết tố đôi khi được gọi là nội tiết tố nam, mặc dù ở nữ cũng có.
- Chu kỳ kinh không đều, kinh thưa.
- Có nhiều nang nhỏ hiện diện ở cả hai buồng trứng. Các nang này chứa đầy dịch.
Khỏang 1/10 phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản có buồng trứng đa nang. Nó có thể xuất hiện nang trên bé gái. Hội chứng buồng trứng đa nang là một trong các nguyên nhân thường gặp nhất của hiếm muộn nữ.
Nguyên nhân của tình trạng buồng trứng đa nang chưa được biết rõ. Có nhiều yếu tố có thể cùng là yếu tố dẫn tới buồng trứng đa nang. Yếu tố gen là một. Người phụ nữ bị buồng trứng đa nang có khả năng mẹ và chị gái bị buồng trứng đa nang. Vai trò insulin cũng có liên quan. Insulin là một nội tiết tố có liên quan đến sự kiểm soát đường trong cơ thể. Ở những người bị buồng trứng đa nang có vấn đề trong sử dụng insulin, dẫn tới tăng androgens, gây nên mụn trứng cá, mập phì, rậm lông và ảnh hưởng tới chức năng của rụng trứng.
Mục đích điều trị: điều trị tập trung giải quyết các vấn đề như hiếm muộn vì không rụng trứng, mụn trứng cá, rậm lông, rối loạn kinh nguyệt... chứ không điều trị hội chứng đa nang.
Do đó, trong trường hợp của chị:
- Chị đã có tình trạng kinh thưa từ khi mới có kinh. Đây là một dấu hiệu gợi ý có khả năng chị đã có hội chứng buồng trứng đa nang từ rất sớm. Buồng trứng đa nang có thể gây rối loạn rụng trứng nhưng vẫn có thể rụng trứng nên chị đã có thể có thai ngay sau khi lập gia đình. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp buồng trứng đa nang có thai tự nhiên sau khi lập gia đình và các bác sĩ luôn khuyến cáo nên giữ thai vì cơ hội hiếm có.
- Nếu trong trường hợp không muốn có con mà muốn có tình trạng kinh đều thì bệnh nhân có buồng trứng đa nang sẽ được khuyến cáo dùng thuốc ngừa thai. Thuốc ngừa thai sẽ giúp giảm nồng độ nội tiết tố nam, giảm mụn trứng cá.
- Tình trạng buồng trứng đa nang của chị trở nên rõ ràng hơn khi có dấu hiệu hiếm muộn (sau 1 năm không ngừa thai không có thai) và siêu âm có hình ảnh nhiều nang nhỏ. Chị đang rất nôn nóng có thai. Vấn đề điều trị sẽ tập trung vào việc chọn thuốc kích thích trứng vì trong hội chứng buồng trứng đa nang, buồng trứng đáp ứng kém với thuốc, có thể phải dùng thuốc liều cao nhưng khi dùng liều cao có thể đáp ứng quá mức gây ra hội chứng buồng trứng quá kích, rất nguy hiểm đến tính mạng.
Bên cạnh hình ảnh siêu âm, cần có những các biện pháp khác hỗ trợ như thử máu đo lường “chất đánh dấu khối u” như CA 125, AFP, HCG sẽ giúp tiên lượng lành ác của khối u.
Vấn đề của chị:
- Biết có u nang buồng trứng 4 năm nay (đặc điểm của khối u chị không mô tả)
- Có thai và được mổ lấy thai khi đã biết có khối u. Trong quá trình mổ lấy thai, 2 buồng trứng luôn được kiểm tra, nếu có khối u buồng trứng thì khối u sẽ được đánh giá và có thể đã được bóc ra để gửi giải phẫu bệnh lý, xác định tính chất của khối u (không thấy chị đề cập vần đề này).
- Hiện tại chị đang có khối u khoảng 7-8cm.
Vì tình trạng u buồng trứng của chị mô tả không đầy đủ nên tôi chỉ có thể khuyên chị nên đi khám chuyên khoa để đánh giá lại khối u trước khi quyết định để có thai lại. Một khối u có thể có các biến chứng như xoắn, vỡ, thậm chí hóa ác tính và như vậy khi có thai sẽ có nguy cơ sảy thai, sanh non và có thể phải bỏ thai để điều trị hóa chất nếu u chuyển sang ung thư.
(Theo tuoitre)
![]() ![]() ![]() ![]() |