Cảm tưởng của bệnh nhân đã chữa khỏi bệnh viêm phế quản
|
|
Viêm phế quản làchứng bệnh thường gặp ở người già do sức đề kháng yếu hoặc đã bị viêm cấp kéo dài và tái phát nhiều lần vì nhiễm khuẩn mặc dù các lần viêm cấp đều được trị liệu nhưng không dứt điểm.
Theo Đông y thì trong mọi bệnh tật, việc cung cấp dinh dưỡng để tăng cường hỗ trợ cho việc trị liệu giúp chóng lành bệnh là điều không thể thiếu. Nhưng có điều đặc biệt hơn trong thực tế đã có những món ăn ngoài việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể góp phần đẩy lùi bệnh chính là những món ăn thuốc có giá trị góp phần kết hợp trị bệnh được gọi là dược thiện hay còn gọi là món ăn bài thuốc. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng viêm phế quản mạn tính để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần thiết.
Món canh tuyết
Sứa 50g, mã thầy 100g, nấu canh ăn thường xuyên.
Canh phổi lợn củ cải
Củ cải trắng 500g, rửa sạch cắt miếng, phổi lợn 25g, rửa sạch sau dùng nước sôi chần qua, thái miếng, cho vào nồi sứ hay tráng men, thêm 15g hạnh nhân đắng, đổ nước nấu nhừ, nêm gia vị vừa miệng rồi ăn, mỗi tuần ăn 3 lần, cần ăn liền 5 tuần.
Canh sơn dược, hà xa
Đây là món ăn thuốc thích hợp cho người bị ho do hàn tính, có chân tay lạnh, đờm trong loãng, màu trắng lượng nhiều... Món ăn gồm: nhau thai 1 cái rửa sạch, cho vào nước đang sôi chần qua, rửa lại vài lần bằng nước lạnh, sau thái miếng, cho vào nồi sứ hay tráng men, nêm rượu trắng, nước gừng xào kỹ, cho thêm sơn dược 30g, bổ cốt chỉ 15g, gừng tươi 9g, hồng táo 10 quả, cho nước vừa phải hầm đến khi chín nhừ, nêm đủ mắm muối vừa miệng mang ra ăn, chia 2 lần, ăn mỗi tuần 2 lần.
Món vịt nấu nhân sâm
Vịt 1 con, nhân sâm 10-15g, rượu vang 2 thìa canh, gia vị vừa đủ. Làm sạch vịt, moi bỏ ruột, ướp rượu và gia vị, nhân sâm thái nhỏ cho vào trong bụng vịt, sau đó cho hầm nhừ, chia làm 2-3 bữa ăn. Trong món ăn có nhân sâm tác dụng bổ phế khí, thịt vịt lại ích phế âm, nên khi hai thứ phối hợp sẽ làm kiện tỳ ích phế, bổ huyết, cường tim và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Món phổi lợn, tang bạch bì
Phổi lợn 1 cái, tang bạch bì 30g, hạnh nhân 30g, gia vị vừa đủ. Làm sạch phổi lợn thái miếng, rồi đem hầm nhừ với tang bạch bì, hạnh nhân, nêm gia vị vừa miệng, chia 2 lần ăn trong ngày.
Món lá dâu, hạnh nhân, sa sâm
Tác dụng: Thanh bổ phế, chỉ ho, trừ đàm, thích hợp dùng cho người viêm phế quản mạn thời kỳ tiến triển. Dùng lá dâu 10g, hạnh nhân 10g, sa sâm 5g, bốimẫu 3g, vỏ quả lê 15g, tất cả thái vụn cho hãm trong bình kín sau 20 phút pha thêm 10g đường phèn, dùng nước này uống thay trà trong ngày.
Món bạch quả, hạnh, bồ đào
Tác dụng: Phù chính cố bản, bổ phế thận, chỉ khái, bình suyễn, thích hợp cho người viêm phế quản mạn thể phế thận hư, thường xuất hiện dấu hiệu như ho kéo dài, khó thở nhiều, lười nói và vận động, lưng đau, mỏi gối, lạnh tay chân, dễ cảm mạo. Thuốc gồm: bạch quả 100g, hạnh nhân 100g, hồ đào nhân 200g, lạc nhân 200g, tất cả tán vụn, mỗi sáng dùng 20g, đun sôi với 1 bát bước, sau đó đập 1 quả trứng gà, thêm chút đường phèn đánh đều rồi uống.
Ngoài ra còn có thể sử dụng các món ăn thuốc sau:
Món tử hà xa, đông trùng
Tác dụng bổ khí dưỡng huyết, ích phế tư thận, thích hợp cho người viêm phế quản mạn ổn định. Món ăn gồm: tử hà xa (nhau thai) nửa cái, đông trùng hạ thảo 10-15g, rửa sạch nhau thai, thái miếng và hấp cùng đông trùng hạ thảo, nêm gia vị vừa miệng, chia vài lần ăn.
Canh tử hà xa
Tử hà sa (nhau thai) tươi 1 cái, rửa sạch thái miếng, dùng dầu ăn xào qua, nêm muối ăn, gừng tươi 3-5 lát và hầm thành canh ăn. Cần ăn vài lần. Mỗi ngày ăn 1 lần, tuần 1-2 lần.
Canh cá diếc
Chọn cá diếc to khoảng 250g, khấu nhân 3-5g. Làm sạch cá, mổ bụng bỏ ruột, nhét khấu nhân vào trong bụng, sau rán cá qua bằng dầu vừng, đổ ít nước, nêm muối, gừng tươi 3-5 lát vào nấu thành canh và ăn. Cần ăn ngày 1 lần, ăn trong 5-7 ngày.
Hấp suông tứ bạch
Vịt trắng 1 con, bạch hợp 50g, hạt cải trắng 30g, bạch quả 20 hạt (bóc bỏ vỏ và lõi), bột điền thất 5g. Làm thịt vịt bỏ ruột, chặt miếng cho bột điền thất vào trộn đều, bách hợp và hạt cải trắng cho vào vải thưa 2 lớp bọc lại, buộc chặt rồi cho cùng vịt và các loại thuốc đem hấp hoặc hầm nhừ, bỏ túi thuốc chia làm nhiều lần ăn thịt vịt, uống nước canh.
Cháo nhân sâm tắc kè
Bột tắc kè 2g, bột nhân sâm 3g, gạo nếp từ 50-100g. Nấu gạo nếp thành cháo loãng nhừ, cho bột tắc kè và bột nhân sâm vào khuấy đều ăn ngày 1 lần, cần ăn 7-10 ngày liền.
Canh yến sào bạch chỉ
Yến sào 20g, bạch chỉ 20g, cho vào bát sứ, đổ vừa nước, đem đun cách thủy đến khi nhừ, lọc bỏ bã, cho đường phèn vào đun sôi là được. Ngày ăn 1-2 lần, cần ăn 5-7 ngày liền.
(theo suckhoedoisong)