Sơ cứu ngộ độc có thể thực hiện ngay tại nơi xảy ra tai nạn hoặc tại tuyến y tế cơ sở.
- Hít phải hơi độc: đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi có khí độc, tới chỗ thoáng khí rồi báo cho bệnh viện (hay trung tâm cấp cứu ngộ độc) hoặc mời bác sĩ.
- Nếu chất độc tràn trên da hay quần áo thì cởi bỏ quần áo và giội nuớc vào nơi có chất độc, rửa sạch bằng nước xà phòng rồi đưa tới bệnh viện.
- Nếu uống phải chất độc: nếu trót uống nhầm thuốc phải đưa ngay tới bệnh viện; nếu uống phảỉ một hóa chất nào đó thì cho uống một cốc nưốc hoặc sữa, sau đó đưa ngay tới bệnh viện, không nên cho uống nước muối, dấm thanh hay nước chanh.
Chất độc ngấm vào mắt: dùng một bình nước ấm để cao 10cm sau đó tưới lên mắt liên tục 15 phút, rồi đưa tói bệnh viện mắt.
Tất cả các tác nhân còn sót lại (thuốc, hóa chất, w.) hoặc những dụng cụ (chai, lọ, hộp, gói, nhãn, w.) đựng các tác nhân gây nhiễm độc (hay nghi gây nhiễm độc) đều phải mang theo đến bệnh viện.
Nếu nạn nhân đã được mang tới phòng cấp cứu thì việc xử lí ngộ độc nên theo các trình tự sau: Phải đảm bảo bệnh nhi thở tốt: làm thông suốt đường thở, thở oxy, đặt ống nội khí quản, hô hấp hỗ trợ nếu cần.
Xử lí sốc: nếu bệnh nhân hạ huyết áp, đặt nằm và truyền các dung dịch điện giải, dung dịch dạng keo hay truyền máu, không được dùng ngay các thuốc co mạch (nhu Adrenalin chẳng hạn) nếu chưa tiến hành truyền dịch thỏa đáng.
Xử lí bỏng: tổn thương bỏng có thể xảy ra với các tác nhân acid hoặc kiềm mạnh, hoặc các sản phẩm chưng cất từ dầu mỏ. Nơi bị bỏng phải được rửa sạch và chống nhiễm bẩn hoàn toàn bằng cách tưới huyết thanh mận vô khuẩn hay nước vô khuẩn.
Hỏi chi tiết về ngộ độc qua thân nhân, bạn bè hoặc bản thân nạn nhân nếu trẻ còn đủ tỉnh táo để trả lời. Điều mấu chốt là phải xác định được hết thảy mọi tác nhân có thể gây ngộ độc có trong nhà: những thành viên trong gia dinh đang mắc bệnh với các loại thuốc có thể gây ngộ độc, các hóa chất đi kèm các trò chơi, nghề nghiệp các thành viên trong gia đình, mức tinh khiết của nước uống, thức ăn đột xuất, thói quen dùng thuốc, hoặc những tác nhân khác có thể gây ngộ độc.
Đánh giá các dấu hiệu sống (thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, w.) và thử nghiệm các chức năng gan, thận, hằng định nội môi để tiên lượng và đánh giá hiệu quả điều trị.
Trong các điều kiện không xác định, cần lấy các mẫu phẩm như dịch dạ dày, chất nôn, nước tiểu, máu để gửi thử nghiệm độc chất học.
Mục tiêu ưu tiên là loại bỏ chất độc trước khi được hấp thụ và xuất hiện triệu chứng
Biện pháp hóa học
- Xirô ipeca (thuốc hàng đầu):
Trẻ 1-10 tuổi uống 15ml, sau đó uống nhiều nước, nếu saư 20 phút chưa nôn cho uống tiếp liều thứ hai.
Từ 10 tuổi trở lên uống 30ml và uống nhỉều nước, nếu 20 phút không nôn uống tiếp liều thứ hai.
Trẻ 6-12 tháng chỉ cho uống một lần 10ml sau đó cho uống nước, song phải được thầy thuốc giám sát
Không dùng Xirô ipeca nếu nạn nhân uống các tác nhân ăn mòn (kiềm, acid, w.) hoặc cacbuahydro (chống chi định tương đối) và nếu hôn mê hay co giật.
- Apomoi (gây nôn gần 100% trong 2-5 phút): tiêm 0,07 mg/kg; nếu xuất hiện suy hô hấp, tiêm Naloxon (Narcan) 0,01 mg/kg tĩnh mạch.
Rửa dạ dày: nạn nhân đang hôn mê hay co giật hoặc mất phản xạ nôn thì tiến hành rửa dạ dày sau khi đặt ống nội khí quản. Luồn ống qua đưòng miệng, rửa bằng nước muối sinh lí ấm (đối vói trẻ nhỏ để tránh hạ natri máu và hạ thân nhiệt), hút dịch dạ dày đầu tiên để xét nghiệm độc chất độc, dùng khoảng 1 lít nước rửa dạ dày cho đến khi nước trong.
Than hoạt: lấy khoảng 30g than hoạt pha vói nước thành một thứ hồ (có thể cho thêm vài giọt acid), uống lg/kg pha 2,5 ml nước, nạn nhân có thể nôn ra một ít nhưng thưòng còn lại khoảng 70%.
Thuốc tẩy: có tác dụng làm tăng nhu động ruột nên làm giảm mức hấp thụ chất độc, Magiê sunfat 250 mg/kg hoặc Magiê citrat 5ml/kg (người lớn có thể uống 30g).
Chú ý: không dùng thuốc tẩy có Magiê cho ngưòi bệnh suy thận.
Bài niệu mạnh: chỉ dùng trong những trường hợp ngộ độc nặng mà nạn nhân không tự bài tiết hoặc chuyển hóa được chất độc vì phương pháp này có thể có những rủi ro.
Bài niệu băng dịch: làm tăng mức lọc cầu thận, do vậy phần tái hấp thụ của ống thận xa ít tiếp xúc với chất độc, lưu lượng nước tiểu có thể đạt 6ml/kg/giờ thay vì 0,5-2ml/kg/giờ (bình thưòng).
Bài niệu ion hóa - giúp cho chất độc được bài xuất mạnh nếu được duy trì ở trạng thái ion hóa.
Dùng ßicarbonat để kiềm hóa nước tiểu trong truòng họp ngộ độc Salycilic hay Bacbituric, tác dụng chậm vì chứa nhiều họp chất acid. Acid hóa nước tiểu bằng Acid ascorbic 0,5-lg (uống hoặc trụyền tĩnh mạch) sẽ cho pH nước tiểu ỏ mức 4,5 - 5,5 hoặc Amonclorua
6g/ngày hoặc 75 mg/kg/ngày, chia 4 lần (uống).
Bài niệu thấm thấu (ngăn ngừa tái hấp thu một chất độc trong ống thận gần, quai Henle và các ống thận xa).
Mannitol 0,5g/kg/liều (dung dịch 25%), truyền tĩnh mạch trong 4-6 giờ.
Giám sát các điện giải trong nước tiểu, huyết thanh, thể trạng và áp lực tĩnh mạch trung tâm nếu có chi định.
Chống chỉ định trong bệnh tim, vô niệu hoặc thiều niệu, hạ huyết áp và phù phổi.
Thuốc lợi liều: Furosemid (Lasix) 2mg/kg/, tiêm tĩnh mạch.
Thẩm phân: phải được xem là một bộ phận của điều trị, hỗ trợ nếu điều kiện nạn nhân thỏa mãn một trong các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn lâm sàng:
Hôn mê giai đoạn 3 hay 4 hoặc tăng hoạt động do một chất độc có thể thẩm phân được và không thể điều trị được bằng các biện pháp bảo tồn.
Hạ huyết áp đe dọa chức năng thận hoặc gan và không thể điều trị được bằng truyền dịch.
Rối loạn toan-kiềm nặng hoặc rối loạn điện giải nặng không dáp ứng với trị liệu thông thưòng.
Hạ thân nhiệt và tăng thân nhiệt rõ.
Thăm phân được chi định clựa trên điầu kiện bệnh nhỉ (nói chung nếu hôn mê sâu độ 3) do các tác nhân sau:
BromuaParaldehyd
CanxiKali
CloralhydratQuinindin
FluoruaQuinin
Iodua Salicilic
IoniazidStrychnin
MejuobamatThiocganat
Đôi với trở nhỏ, thẩm phân màng bụng và thay máu có lợi hơn so với thẩm phân máu cả về mặt điều chỉnh rối loạn điện giải, hằng định nội môi lẫn loại bỏ chất độc.
Các biện pháp hỗ trợ áp dụng đồng thời
Hỗ trợ hô hấp: làm thông suốt đường thở, cung cấp đủ oxy (ấm và ẩm), trở mình bệnh nhân nhằm tránh viêm phổi, chỉ đặt ống nội khí quản và thở máy khi cần thiết.
Hỗ trợ tim: xử lí sốc và loạn nhịp.
Dịch-hầng định nội môi: bù dịch đá và đang mất, điều chỉnh các rối loạn điện giải; nếu suy thận, có thể tiến hành thầm tích.
Huyết học-, điều trị huyết tán bằng truyền khối hồng cầu, truyền máu toàn phần nếu chảy máu ồ ạt.
Hệ thần kinh trung ương
- Chống co giật bằng Diazepam hay Phénobarbital (tĩnh mạch). Chăm sóc hôn mê kéo dài.
- Liệu pháp kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn, không nên dùng kháng sinh "bao vây".
- Giám sát các chức phận sống, tránh kích thích hệ thần kinh trung ương, đảm bảo dinh dưỡng.
Các thuốc giảị độc đặc hiệu càn đưọc sử dụng trong phần lớn các trường hợp ngộ độc cấp ở trẻ em. Bảng 15.1 liệt kê các thuốc hoặc các chất dễ tìm đưọc làm thuốc giải độc:
Bảng 15.1 MỘT SỐ THUỐC GIẢI ĐỘC VÀ CÁCH DÙNG
Thuốc giải độc |
Chất độc liên quan |
Liều lượng thuốc giải độc |
As, Bis, Cr, Co, Cu, Fe, Pb, Mg, W. Pb, Cu, Fe, Hg |
Aniin/Natri nitrit 0,33 ml/kg dung dịch 3%, tiêm tĩnh mạch vói tốc độ 2,5-5,0 ml/phút, tiếp theo Natri thiosuníat 1,65 ml/kg dung dịch 25%, tiêm tĩnh mạch vói tốc độ 2,5 - 5ml/phút Amin hoặc Natri Cyanit nitritvà Thiosunfat 4mg/kg/liều tiêm bắp cách 8giờ/liều, trong 5 ngày, sau đó 3 mg/kg, cách 12 giờ 25-50 mg/kg/ngày, uống, chia nhiều lần, liều tối đa lg/ngày |
|
Naloxon (Narcan) |
Thuổc ngủ (Opi) Propoxiphen |
0,01 mg/kg/liều tĩnh mạch; nếu không có đáp ứng sau 2 phút, cho 0,03 mg/kg tĩnh mạch, tiếp tục cho đến khi hết hậu qủa của thuốc ngủ |
Vitamin K |
Varfarin và Bishydroxicoumarin |
2,5 mg/kg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch |
Deferioxamin |
Fe |
50 mg/kg tiêm bắp (4 giờ) tổi đa lg (4 giờ); nếu nhiẽm độc nặng, tiêm tĩnh mạch không qúa 15 mg/kg/giờ, không qúa 6g trong 24 giờ |
Atropin sufat hoặc Pralidoxin Clorua (Protopam) |
Thuốc trừ sâu có phospho hữu cơ (ức chế cholinesteraza) |
1-4 mg hoặc 0,05 mg/kg, tiêm tĩnh mạch nhắc lại với liều 2 mg cách 2-5 phút cho đến khi có dấu hiệu ngộ độc Atropin; Protopam 10-25 mg/kg tĩnh mạch chậm, nhắc lại sau 12 giờ nếu cần |
Xanh metylen |
Methemoglobin huyết Do Nitrit anilin, Clorat Phenacetin, Nitö, Benzen, Sunfamid, Quinon |
1-2 mg/kg tĩnh mạch dung dịch 1% và nhắc lại sau 4 giờ nếu cần |
Clopromazin |
Amphetamin |
1 mg/kg, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch trong 6 giờ |
Diphenhydramin (Benadryl) |
Phenothia2Ìn (phản ứng ngoại tháp) |
1-2 mg/kg, tiêm tĩnh mạch 6 giờ/lần (4 liều/ngày), liều tối đa độc nhất là 50mg tĩnh mạch |
BẠCH CẦU CẤP- NGUYÊN NHÂN- TRIỆU CHỨNG- ĐIỀU TRỊ
BỆNH HIV VÀ QUÁ TRÌNH MANG THAI
BỆNH SUY THƯỢNG THẬN (Bệnh Addison)
CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
CHỬA TRỨNG, CHẤN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
CƠN NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ TRẺ EM
ĐIỀU TRỊ BỆNH XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN
ĐIỀU TRỊ VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TỰ DO Ở TRẺ SƠ SINH
ĐIỀU TRỊ MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH
KIỂM TRA XÉT NGHIỆM MÁU VÀ CÁC CHỈ SỐ
NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH
NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU PHOSPHO HỮU CƠ
THIỂU NĂNG TUYẾN THƯỢNG THẬN CẤP
TRIỆU CHỨNG HỌC LÂM SÀNG THẦN KINH
VÔ SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC XÉT NGHIỆM
SỐT KHI MANG THAI, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ
SUY THAI, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
TẮC MẠCH ỐI, CHẨN ĐOÁN, PHÒNG BỆNH
TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH CỔ TỬ CUNG