Bình thường khi trẻ bị co giật có thể do rất nhiều nguyên nhân: sốt co giật, động kinh, va đập ảnh hưởng đến não…
Khi cấp cứu cho trẻ thường nhiều người lo sợ trẻ sẽ bị cứng cơ và và đập răng vào lưỡi nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên theo thống kê trong 100 bé bị vấn đề về sốt, co giật thì có 8 cháu có khả năng cắn vào lưỡi, tuy nhiên chỉ cắn vào mép lưỡi, không cắn đứt lưỡi, không gây chảy máu và chết người được.
Trường hợp co giật thì việc đầu tiên khi sơ cấp cứu đó là xác định bệnh nhân còn thở hay không, kiểm tra bệnh nhân có khó khăn trong hô hấp không, cần làm sao đó để có thể giúp bệnh nhân thở là việc quan trọng nhất. Kiểm tra và đề phòng co giật có thể ảnh hưởng đến não sau này, gây mất đi phản xạ thần kinh thông thường.
Trong thực tế, đa số trong quá trình điều trị bác sĩ sẽ không cần phải cho gì vào miệng cho bệnh nhân cắn, mà cần tìm nơi trải phẳng, có gối mềm, nơi thoáng mát cho bệnh nhân giúp cho bệnh nhân thở. Quan sát xem có tình huống nào khiến bệnh nhân nguy hiểm, có thể nghiêng đầu sang 1 bên giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
Trong trường hợp hay gặp nhất là bị thiếu oxy não, khi không thở được mà bị thiếu oxy não nó sẽ kích thích thần kinh, gây ra tình trạng co giật.
Các tổn thương não, màng não, có thể do tai nạn, va đập chấn thương vào vùng đầu gây tổn thương não và màng não sẽ thấy bệnh nhân co giật, giẫy giụa ngay. Đó là những kích thích do tổn thương não gây ra những phản ứng co giật.
Trường hợp hạ canxi máu, gây ra chứng tê, rung giật chân tay.
Hạ đường huyết cũng là nguyên nhân gây co giật. Nguyên nhân do cơ thể bị thiếu vi chất.
Một số trường hợp khác là do ngộ độc hóa chất có tính độc mạnh nó sẽ gây kích thích thần kinh gây co giật.
Trường hợp thường gặp nhất là do động kinh, di chứng não. Hoặc co giật ở trẻ em khi bị sốt cao.
Nên cho người bệnh nằm trên đất bằng phẳng, mềm, thoáng mát để tránh khi co giật bệnh nhân va đập vào vật cứng sẽ nguy hiểm.
Tìm nguyên nhân có phải do khó thở không, nếu khó thở phải tìm mọi biện pháp để khai thông đường thở.
Không cần thiết phải cho vật gì vào ngang miệng bệnh nhân, nếu có thì cần cho vật mềm ví dụ như khăn, ví ... nghiêm cấm cho các vật cứng, rắn cho vào miệng bệnh nhân sẽ gây nguy hiểm.
Trong lúc bệnh nhân đang co giật không nên cố gắng gì chặt bệnh nhân, mà hãy để bệnh nhân nằm tự do, tránh vùng cứng nguy hiểm. Cho bệnh nhân đến bệnh viện để bác sĩ hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân.
Giữ tâm trạng bình tĩnh và yêu cầu người xung quanh bình tĩnh, lùi ra phía sau.
2. Nhẹ nhàng đỡ lưng người đang bị co giật nằm xuống một mặt phẳng an toàn như sàn nhà hoặc miếng nệm. Không nên để nằm trên giường vì có thể bị té.
3. Xoay lưng người đang co giật, để họ nằm nghiêng một bên, hành động này giúp họ dễ thở hơn, tránh bị sặc các chất nôn.
4. Kê một cái gối mềm dưới đầu, hoặc có gì dùng đó, như gấp mền nhỏ, áo khoác... đều được.
5. Nhanh chóng thu dọn vật cứng, sắc nhọn, dễ cháy... để tránh chấn thương cho người sơ cứu và người co giật.
6. Xem trên người của người đang bị co giật có gì nguy hiểm không, ví dụ như mắt kính, nới lỏng cà ra vát, khuy áo sơ mi... Nếu có dây nhợ gì trên cổ, trên người nên tháo ra đề phòng thắt, ngạt.
7. Theo dõi và ghi nhận những gì đang xảy ra (co giật một bên hay hai bên, tay hay chân hay cả hai, có trợn mắt, gồng người hay không, có bị tiểu ướt quần hay không...) để bạn có thể kể lại với bác sĩ hoặc với người co giật sau này.
8. Xem đồng hồ, tính thời gian cơn co giật (điều này rất quan trọng), nếu cơn co giật quá 5 phút phải gọi cấp cứu.
1. Không cố gắng đè lên người co giật hoặc cố gắng làm bất kỳ điều gì để dừng cơn co giật, điều này là vô ích.
2. Không cho bất kỳ vật gì, chất gì vào miệng người co giật, kể cả tay của bạn.
3. Không hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân vì người đang co giật vẫn tự thở được.
4. Không cho người co giật vào bồn tắm vì có thể gây ngạt, sặc nước thêm.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
|