Bài thuốc chữa bệnh - Banner
HOME MENU Bài thuốc chữa bệnh - Tìm kiếm

Tứ chứng Fallot

Đại cương

Tứ chứng Fallot là bệnh hiếm gặp gây ra bởi sự kết hợp của bốn khuyết tật tim lúc mới sinh. (Có thể phát hiện ngay từ giai đoạn bào thai, hoặc sau khi trẻ vừa mới sinh ra). Những khiếm khuyết bẩm sinh làm ảnh hưởng đến cấu trúc của tim, máu sẽ nghèo oxy đến tim cũng như đến các bộ phận khác trong cơ thể. Chính vì thế trẻ sơ sinh và trẻ em mắc tứ chứng Fallot thường có da màu xanh tím vì không mang đủ oxy.

4 khuyết tật tim lúc mới sinh liên quan tới tứ chứng fallot thường gặp là:

Hẹp đường ra thất phải:

Do hẹp van động mạch phổi khiến máu tâm thất phải  bị giảm lượng máu dẫn đến phổi. Vùng hẹp chính là ngay dưới van động mạch phổi làm vùng cơ này dày lên. Trong một số trường hợp nghiêm trọng như không có động mạch phổi (pulmonary artery atresia) sẽ  làm giảm lưu lượng máu đến phổi.

Thông liên thất:

Khuyết tật thông liên thất là trên vách ngăn của hai buồng tim gồm tâm thất trái và phải bình thường không có lỗ, nhưng trong thông liên thất thì lại có lỗ. Lỗ này cho phép máu nghèo oxy ở tâm thất phải quay trở lại phổi để bổ sung lượng oxy cung cấp, đồng thời chảy vào tâm thất trái và trộn với máu giàu oxy. Máu từ tâm thất trái cũng chảy ngược về tâm thất phải khiến giảm khả năng cung cấp máu giàu oxy cho cơ thể và cuối cùng có thể làm suy tim.

Động mạch chủ cưỡi ngựa lên vách liên thất:

Động mạch chủ thường bị lệch phải nhiều và thường nằm ngay trên lỗ thông liên thất.

Phì đại của thất phải:

Khi hoạt động bơm của tim bị làm việc quá sức sẽ khiến cho thành cơ của tâm thất phải dày lên. Theo thời gian điều này có thể khiến tim cứng lại, yếu đi và cuối cùng suy tim.

Lưu ý: Một số trẻ em hoặc người lớn mắc bệnh tứ chứng Fallot có thể bị dị tật tim khác như: lỗ thủng giữa các buồng nhĩ (khiếm khuyết vách liên nhĩ), vòm động mạch chủ phải hoặc bất thường của động mạch vành.

Triệu chứng

Tùy theo mức độ tắc nghẽn của dòng máu trong tâm thất phải và vào phổi mà trẻ mắc tứ chứng fallot sẽ có biểu hiện khác nhau. Nhưng đa số sẽ có những triệu chứng như:

Da xanh (thường là xanh tím) chứ không hồng hào như trẻ bình thường (nguyên nhân do lượng oxy trong máu ít).

Thở nhanh, thở gấp, thậm chí khó thở nhất là khi ăn.

Dễ bị ngất xỉu, mất ý thức tạm thời

Ngón tay và ngón chân dùi trống - hình dạng bất thường của nền móng.

Người gầy yếu, chậm tăng cân

Sức khỏe kém, hay mệt mỏi, khó chịu

Khóc kéo dài.

Tiếng thổi tâm thu.

Một số trường hợp trẻ sơ sinh từ 2-4 tháng tuổi mắc tứ chứng Fallot đột nhiên xuất hiện tình trạng da xanh tím nặng, đặc biệt phần móng tay và môi sau khi khóc, khi ăn, sau khi đi cầu, hoặc đá chân khi tỉnh dậy. Nguyên nhân chủ yếu do sự giảm nhanh lượng ôxy trong máu.

Nguyên nhân

Mẹ mang thai dinh dưỡng nghèo nàn có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển bào thai, nhất là khi tim của bé đang phát triển.

Mẹ mắc bệnh virut như rubella

Do rối loạn di truyền có thể làm tăng nguy cơ của tình trạng này, trong hầu hết trường hợp, nguyên nhân của tứ chứng Fallot là chưa biết.

Yếu tố nguy cơ

Trong khi nguyên nhân chính xác của tứ chứng Fallot là chưa biết, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ một em bé được sinh ra với tình trạng này. Chúng bao gồm:

Bệnh do virus ở người mẹ, chẳng hạn như rubella (sởi Đức), trong khi mang thai.

Bà mẹ nghiện rượu.

Dinh dưỡng kém.

Mẹ lớn tuổi trên 40.

Phụ huynh với tứ chứng Fallot.

Em bé được sinh ra với hội chứng Down hoặc hội chứng DiGeorge.

Các biến chứng

Tất cả trẻ sơ sinh có tứ chứng Fallot cần phải phẫu thuật khắc phục. Nếu không điều trị kịp thời có thể khiến trẻ phát triển không bình thường, gây những biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm màng trong của tim gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, nặng có thể dẫn tới tử vong.

Chẩn đoán

Dựa vào biểu hiện lâm sàng: da xanh tím, tim nghe có tiếng thổi âm thanh bất thường, bác sĩ nghi ngờ mắc tứ chứng fallot có thể yêu cầu tiến hành một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán.

Chụp X quang phát hiện hình tim rộng, vì tâm thất phải giãn rộng.

Xét nghiệm máu.

Đo oxy.

Siêu âm tim.

Điện tim.

Đặt ống thông tim.

Điều trị:

Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhằm khắc phục những khiếm khuyết của tứ chứng fallot. Có hai loại phẫu thuật có thể được thực hiện, bao gồm sửa chữa trong tim hoặc thủ tục tạm thời sử dụng shunt.

Chăm sóc sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật, yêu cầu tiếp tục chăm sóc sức khỏe cho trẻ và thường xuyên theo dõi những biểu hiện của cơ thể.

Ngăn ngừa nhiễm trùng. Một đứa trẻ bị dị tật tim nặng có thể cần dùng kháng sinh dự phòng trước khi thủ thuật nha khoa và phẫu thuật nhất định. Bác sĩ sẽ giúp tìm hiểu nếu điều này là cần thiết. Duy trì tốt vệ sinh răng miệng và được kiểm tra răng miệng thường xuyên là cách thức tuyệt vời để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Tập thể dục và vui chơi. Trẻ sau phẫu thuật có thể vui chơi, tập thể dục bình thường. Tuy nhiên có một số trường hợp cũng cần hạn chế (nếu có lời khuyên của bác sĩ)

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Tư vấn sức khỏe trực tuyến  Tư vấn sức khỏe trực tuyến   Đầu trang